Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiVòi bạch tuộc của TQ ở Đông Nam Á

Vòi bạch tuộc của TQ ở Đông Nam Á

Học giả John Mac Ghlionn, trong bài bình luận đăng trên Thời báo Epoch Times đã chỉ ra rằng vòi bạch tuộc của Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào các quốc gia Đông Nam Á, hiện một số nước như Campuchia, Myanmar, Lào, đã là con nợ của Bắc Kinh.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Theo ông Ghlionn, mối đe dọa của chủ nghĩa trọng thương do Bắc Kinh gây ra là điều không thể coi thường hay có thể tỏ ra hờ hững, và đây là một luận điểm không cần phải bàn cãi.

Tuy nhiên, Christian Bachheimer, một nhà nghiên cứu quan tâm đến việc “giải mã, khám phá và mở rộng các khái niệm truyền thống về việc bảo hiểm trước rủi ro trong các mối quan hệ quốc tế” thì lại kiên quyết đưa ra quan điểm trái chiều. Trong một bài viết cho Diễn đàn Đông Á, ông Bachheimer lập luận rằng, “các ngôn luận chiếm thế thượng phong” xung quanh “chiến lược trọng thương nhằm thúc đẩy sự quy phục của ASEAN ” của Trung Quốc đã bị phóng đại lên rất nhiều.

Ông Ghlionn nhìn nhận rằng ông Bachheimer quả thật rất mù quáng khi không nhìn thấy điều rành rành trước mặt.

Ông lưu ý một người không cần phải có trong tay tấm bằng Tiến sĩ trong quan hệ quốc tế để nhận ra ảnh hưởng tiêu cực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở khu vực Đông Nam Á. Vì lý do nào đó, ông Bachheimer lại cố gắng rất nhiều để tô vẽ nên một bức tranh về một Bắc Kinh vô cùng kém hiệu quả.

Tuy nhiên thực tế, lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác hẳn. Đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một tổ chức liên chính phủ gồm 10 quốc gia là: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, thì có rất nhiều lý do để e ngại.

Các thành viên trong cộng đồng  ASEAN đã không chỉ thất bại trong việc đẩy lùi các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, mà một số quốc gia cá biệt như Campuchia và Lào hiện còn đang mắc nợ Bắc Kinh đầm đìa. Theo nhiều cách, cả hai nước này đang nhanh chóng trở thành quốc gia khách hàng của Trung Quốc tại ASEAN.

Tại Campuchia, các hoạt động cho vay tín dụng của ĐCSTQ dường như đang lôi kéo nước này trở thành một nước thuộc địa.  Như Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã chỉ ra, vào cuối năm ngoái, “Nợ nước ngoài của Campuchia chạm ngưỡng 8,8 tỷ đô-la Mỹ ”, và Trung Quốc chiếm gần một nửa số trong số đó.

Bài viết của VOA cũng thảo luận về một thực tế là các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, đều đang “bày tỏ sự hoài nghi về mối quan hệ ngày càng gia tăng của Campuchia với Trung Quốc, bao gồm cả các mối quan hệ kinh tế đang phát triển nhanh chóng”. Họ cũng lo sợ “rằng quốc gia Đông Nam Á này sẽ cho phép Trung Quốc hiện diện quân sự tại một cơ sở hải quân mang tên Preah Sihanouk”.

Với việc Trung Quốc hiện là “nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia và đã trở thành nhà bảo trợ chính của đất nước này trên mặt trận kinh tế và chính trị”, bản tin của VOA phân tích cho thấy rõ ràng rằng Phnom Penh không thể sinh tồn nếu thiếu đi “sự bố thí về kinh tế” của Bắc Kinh. Bài báo kết thúc với câu ngạn ngữ Châu Phi, “khi một người thò tay vào túi người khác, anh ta phải bước đến cùng nơi người kia đi”. Bài báo nhận định, bất cứ nơi nào Trung Quốc đi, Campuchia sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải nối gót theo.

Cách thủ đô Phnom Penh khoảng 500 dặm, Bắc Kinh cũng phủ một bóng đen đáng lo ngại lên các giao dịch kinh tế và chính trị của một quốc gia khác. Tại Lào, Trung Quốc đang đè lên quốc gia nhỏ bé này một khoản nợ trị giá 18 tỷ đô-la Mỹ. Đối với một trong những quốc gia thuộc hàng kém phát triển nhất thế giới, nợ một khoản tiền lớn như vậy tương đương với một bản án tử hình.

Và thật không may, Lào đang nhanh chóng trở thành một phần mở rộng của tất cả mọi thứ của Trung Quốc. Học giả Ghlionn đã trích dẫn tác giả  Peter Janssen, tác giả này cho biết rằng một tuyến đường sắt dài 257 dặm, nối miền nam Trung Quốc đến Viêng Chăn, thủ đô của Lào, sẽ mở cửa vào tuần đầu tiên của tháng 12. Với mối liên kết đường sắt mới, hiện đại này, tác giả cho biết Lào sẽ chỉ nắm giữ 30% cổ phần; và tất nhiên, Trung Quốc là người nắm giữ 70% quyền sở hữu còn lại.

Khi thảo luận về sự phụ thuộc của Viêng Chăn vào Bắc Kinh, tác giả Janssen đã thẳng thắn thừa nhận: “Tương lai của nền kinh tế Lào, và sự ổn định tài khóa của quốc gia này, phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc”.

Năm ngoái, Lào đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải giao lưới điện quốc gia  vào tay một công ty Trung Quốc. Cùng với hệ thống kết nối và cơ sở lưu trữ, các đường dây điện cao thế và đường ống dẫn khí đốt của nước này đều rơi vào sự kiểm soát của Bắc Kinh.

Trong khi đó, đối với Myanmar, một thành viên khác của ASEAN, chính quyền cũng đang gây sức ảnh hưởng bất thiện chí. Với khoản nợ quốc gia của Myanmar hiện đang cán mốc khoảng 10 tỷ đô-la, thì Trung Quốc chiếm 40% trong số này .

Năm ngoái, Tổng kiểm toán của Myanmar, Maw Than, đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về chính sách ngoại giao bẫy nợ của Bắc Kinh. Ông lo ngại đất nước đang đi vào vết xe đổ của Sri Lanka và một số quốc gia châu Phi khác. Những bình luận của ông Than được đưa ra trước khi quân đội tổ chức đảo chính và cướp chính quyền.

Theo học giả Ghlionn, các quốc gia Đông Nam Á – chẳng hạn như Thái Lan và Việt Nam – có thể thấm thía được sự mệt mỏi khi làm ăn với Trung Quốc. Cho đến gần đây, Indonesia cũng đã biết tỏ ra thận trọng khi giao dịch với Bắc Kinh. Tuy nhiên, giờ đây, mọi thứ dường như đang thay đổi, khi mối quan hệ giữa Jakarta và Bắc Kinh ngày càng được củng cố bền chặt.

Khi ông Tập Cận Bình cố gắng liên kết  dự án “Một vành đai, một con đường” với Trục Hàng hải Toàn cầu của Indonesia — một sáng kiến ​​được thiết kế để kết nối 17.508 hòn đảo của nước này— Indonesia sẽ làm tốt để rút kinh nghiệm từ những sai lầm tại Campuchia, Lào và Miến Điện. Là một trong những nền kinh tế mới nổi nhanh nhất trên thế giới, Trung Quốc đang tỏ ra mặn mà với ý tưởng đầu tư vào thị trường Indonesia.

Ông Ghlionn kết luận, tất cả những phân tích này đưa chúng ta trở lại với nhận xét của tác giả Bachheimer. Ông khẳng định rằng việc cho rằng các ngôn luận xoay quanh sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á đã bị “phóng đại” là một phát ngôn vừa thiếu trung thực vừa nguy hiểm. Nếu phải nói điều gì đó về sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ASEAN – nơi có khoảng 600 triệu người đang cư ngụ – thì đó là sức ảnh hưởng đó đang ngày càng càng gia tăng. Mối đe dọa do Bắc Kinh gây ra đang trở nên ngày càng lớn, cả ở châu Á và nước ngoài.

RELATED ARTICLES

Tin mới