Wednesday, November 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBình luận: Các chiêu trò gây ảnh hưởng lên Hoa kiều của...

Bình luận: Các chiêu trò gây ảnh hưởng lên Hoa kiều của Bắc Kinh

Giáo sư Antonio Graceffo gần đây đã có bài bình luận về mối đe dọa từ Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Chiến lược Trường Quân sự Pháp đã nhận diện cuộc tấn công gồm ba mũi nhọn của chính quyền Trung Quốc, bao gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh dư luận và chiến tranh pháp lý. Cuộc tấn công là một phần của chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn tập trung vào Hoa kiều.

Theo giáo sư Antonio Graceffo, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố quyền sở hữu đối với bất kỳ người gốc Hoa nào, tức những người có dòng máu Trung Quốc sinh sống ở bất kỳ đâu trên thế giới, chính vì vậy họ đang nỗ lực để gây ảnh hưởng, tuyển dụng, hợp tác, tẩy chay hoặc bịt miệng người gốc Hoa ở các nước khác.

Năm 2017, ông “Tập Cận Bình kêu gọi ‘đoàn kết chặt chẽ’ với Hoa kiều để ủng hộ giấc mộng Trung Hoa”. Cộng đồng Hoa kiều, bao gồm công dân Hoa kiều ở nước ngoài và công dân nước ngoài có dòng máu Trung Quốc, có số lượng khoảng 60 triệu người. Ông Tập coi những người này là yếu tố không thể thiếu để đạt được “Sự trẻ hóa vĩ đại” của chính quyền, đồng thời Trung Quốc trở thành trung tâm của nền chính trị toàn cầu.

Giáo sư Graceffo cho biết, hoạt động tuyên truyền ở nước ngoài của Bắc Kinh phần lớn được thực hiện thông qua một chi nhánh của ĐCSTQ có tên là Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD), thường nhắm vào các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài. Phần lớn nội dung tuyên truyền khá tinh vi, khi chỉ thúc đẩy dư luận nước ngoài theo hướng có lợi cho ĐCSTQ. Một trong số đó công khai hơn, tác động đến chính trị địa phương, làm tổn hại đến tính trung thực của giới truyền thông, tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp và gia tăng chuyển giao công nghệ chưa qua phê duyệt. Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) cũng hỗ trợ gián điệp kinh tế và hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ trong các trường đại học hải ngoại.

Thông qua các chương trình tuyên truyền của mình trong các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, ĐCSTQ cũng tìm cách phá hỏng sự gắn kết xã hội và làm trầm trọng thêm căng thẳng chủng tộc, nâng cao sự ủng hộ đối với Bắc Kinh hoặc cố ý gây chia rẽ  cộng đồng người Hoa hải ngoại. Phần lớn Hoa kiều không ủng hộ ĐCSTQ và không muốn trở thành con tốt trong trò chơi toàn cầu của Trung Nam Hải. Tuy nhiên, tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc có vai trò thúc đẩy sự chia rẽ giữa các nhóm này và các cộng đồng địa phương của họ.

Một trong những chương trình phát tán thông tin sai lệch tinh vi mà ĐCSTQ giật dây vào năm ngoái là nhắm vào cộng đồng người nước ngoài trên mạng, khi liên kết các lý thuyết về nguồn gốc COVID với sự phân biệt chủng tộc chống lại người châu Á. Phần lớn chiến dịch này tập trung vào việc làm mất uy tín nhà virus học Trung Quốc Diêm Lệ Mộng, người đã xuất bản một bài báo tuyên bố rằng SARS-CoV-2 được sản xuất trong một phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc.

Một trong những mục tiêu của các chiến dịch thông tin sai lệch của ĐCSTQ có thể không phải là thuyết phục những người hoài nghi, mà là thu hút sự chú ý ra khỏi các lý thuyết có uy tín hơn. Nó cũng giúp dịch chuyển các lý thuyết nguồn gốc phòng thí nghiệm ra khỏi giới khán giả truyền thông chủ lưu, đưa chúng vào cạnh rìa của các thuyết âm mưu vô căn cứ.

Theo Giáo sư Graceffo, một chiến thuật khác mà ĐCSTQ thực hiện là xoay chuyển cách diễn giải của họ về tin tức từ các quốc gia khác nhằm đi đến kết luận rằng cách làm của ĐCSTQ mới là tốt nhất. Vào năm 2018, tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng đã đăng một bài, ca ngợi “sự xây dựng có hệ thống” những ưu điểm trong hệ thống chính quyền Đảng của ông Tập và cách ông đã giáo dục thế giới trong việc xây dựng một hệ thống chính trị tốt hơn. Những bình luận như vậy thường đi kèm các báo cáo về tình trạng hỗn loạn hoặc bất ổn chính trị ở Hoa Kỳ, Ấn Độ hoặc Nigeria, để đi đến kết luận rằng chế độ dân chủ sẽ gây ra sự rối loạn, trong khi hệ thống ĐCSTQ mang lại sự ổn định cho người dân.

Từ tháng 4 đến tháng 6, các hashtag #StopAsianHate (ngừng thù hận người gốc Á) và #LiMengYan (Diêm Lệ Mộng) đã được hơn 6.000 tài khoản đáng ngờ đăng tải và chia sẻ 30.000 lần trên Twitter, tất cả đều đăng các meme giống nhau với các cụm từ tiếng Anh. Phần lớn các bài đăng Twitter này được thực hiện trong giờ làm việc, theo giờ Bắc Kinh. Chiến dịch tuyên truyền này đã được nhận diện trên các mạng xã hội Mỹ, gồm Facebook, Instagram, YouTube, Reddit, Google Groups và Medium, cũng như các nền tảng không phải của Mỹ như TikTok, VK và một trang blog nghiệp dư của Nga.

Rất khó để các xã hội dân chủ có thể kiềm chế các hành động của Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD), vì một số trong đó thuộc phạm trù tự do ngôn luận, trong khi các cái khác là các hành động ẩn dật và hoạt động gián điệp khó phát hiện.

Các hoạt động ngoài lãnh thổ của ĐCSTQ và Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) thường vi phạm luật pháp quốc tế như vụ bắt cóc ông Quế Mẫn Hải, người Hoa có quốc tịch Thụy Điển ở Thái Lan và Lee Bo, một công dân Anh ở Hồng Kông. Ngoài ra, Bắc Kinh thường xuyên đe dọa người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng lưu vong, những người hay lên tiếng chống lại chính quyền này. Trong số các ví dụ khác, ĐCSTQ đã được các chính phủ nước ngoài hỗ trợ  trong việc dẫn độ các công dân Đài Loan bị nghi ngờ gian lận ở Kenya, Campuchia và Tây Ban Nha.

ĐCSTQ tài trợ cho các trường học Trung Quốc ở nước ngoài ,  cũng như các Viện Khổng Tử, nơi các ý kiến ​​của Đảng được phổ biến và những tiếng nói chống đối bị đàn áp. Một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia xác định rằng China News Service , tập đoàn truyền thông nhà nước Trung Quốc lớn thứ hai, đã nhận lệnh của Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất UFWD để gây ảnh hưởng đến cộng đồng người Hoa. Bằng cách kiểm soát các phương tiện truyền thông cộng đồng, tài trợ cho nghiên cứu tại các viện chính sách, sử dụng WeChat và các mạng xã hội khác để kiểm duyệt, khảo sát và kiểm soát dư luận, Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất đã tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp và chuyển giao công nghệ chưa qua giám sát.

Theo Giáo sư Graceffo, khoảng 70% cộng đồng người Hoa sinh sống ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, để giành được sự ủng hộ của họ, Bắc Kinh cung cấp cho họ nhiều ưu đãi, bao gồm tiền bạc, tiếp cận giáo dục, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp của họ.

Tại Malaysia, nơi có gần 23% dân số là người gốc Hoa, các quan chức ĐCSTQ thường xuyên tiến hành các chuyến thăm tới các cộng đồng người Hoa, tán thành các ứng viên chính trị thân Trung Quốc và tham dự các cuộc họp của các đảng phái chính trị Trung Quốc. Năm 2018, đại sứ Trung Quốc tại đây đã ủng hộ việc ứng cử của chủ tịch Hiệp hội người Hoa ở Malaysia .

Tại Mỹ, nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã bị bắt vì hành vi trộm cắp công nghệ, trong khi hàng nghìn trường hợp bị nghi ngờ là gián điệp đang bị điều tra. Tại Úc, Canada, Anh và Mỹ, các tổ chức trong khuôn viên trường đã bị Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất thâm nhập sâu rộng, theo dõi sinh viên quốc tế, đàn áp quyền tự do học tập và vận động sinh viên biểu tình ủng hộ lợi ích của ĐCSTQ.

Trong những ngày đầu bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc, sinh viên và cộng đồng người Trung Quốc ở Úc, Canada, Anh, Mỹ, Argentina, Nhật Bản và Cộng hòa Séc đã được yêu cầu mua thiết bị bảo hộ cá nhân PPE và các vật tư y tế khác ở các hiệu thuốc địa phương và chuyển chúng trở lại Trung Quốc. Phần lớn nỗ lực này được chỉ đạo bởi một cơ quan liên kết của Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất, gọi là Liên đoàn Hoa kiều hồi hương toàn Trung Quốc.

Việc thu gom vật tư y tế ở nước ngoài đã tạo ra tình trạng thiếu hụt, làm tăng nhu cầu nhập khẩu loại hàng này từ Trung Quốc, đẩy giá lên cao và rốt cục đem đến lợi ích kinh tế cho chính quyền. Điều này cũng đặt Bắc Kinh vào vị thế của một “vị cứu tinh nhân từ”, khi cung cấp các nguồn cung y tế rất cần thiết như một phần của chiến dịch quan hệ công chúng quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới