Thursday, January 9, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnCác chuyên gia nói gì về việc CIA thành lập Trung tâm...

Các chuyên gia nói gì về việc CIA thành lập Trung tâm Sứ mệnh TQ?

Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns tuyên bố ông quyết định thành lập một tổ chức quan trọng trong CIA nhằm tập trung tốt hơn vào việc ứng phó với các thách thức và mối đe dọa từ Trung Quốc.

Ngày 6/10, Giám đốc CIA William Burns đã tuyên bố thành lập Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc nhằm tập trung đối phó hơn nữa với Trung Quốc

Tổ chức mới này có tên “China Mission Center” (Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc), là một trong những hành động của CIA nhằm chuyển trọng tâm sang Trung Quốc. Tổ chức này sẽ tập hợp các nhà tuyển dụng gián điệp, phân tích tình báo, chuyên gia kỹ thuật và các chuyên gia khác trong cùng một bộ phận. Một quan chức cấp cao của CIA cho biết cơ quan gián điệp này cũng sẽ tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên nói tiếng Trung Quốc, đồng thời triển khai các chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc trên khắp thế giới, điều này cũng phản ánh tính chất toàn cầu của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung.

Lần đầu tiên CIA thành lập một trung tâm Trung Quốc riêng biệt để đối phó hiệu quả với mối đe dọa của Bắc Kinh

Giám đốc CIA William Burns trong cuộc nói chuyện nội bộ của CIA vào ngày 6/10 đã tuyên bố thành lập “Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc” (CMC) mới, nói là một phần của nỗ lực để “tăng cường hơn nữa công việc tập thể của chúng ta để ứng phó với thách thức địa chính trị quan trọng nhất mà thế kỷ 21 phải đối mặt; tức là chính phủ Trung Quốc ngày càng thù địch”.

Ông Burns nói rằng CMC mà ông thiết lập bao trùm khắp các lĩnh vực nhiệm vụ của CIA; nhưng ông nhấn mạnh rằng CIA lo ngại về “mối đe dọa từ chính phủ Trung Quốc, chứ không phải người dân Trung Quốc”.

Đây sẽ là lần đầu tiên CIA thành lập một “Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc” cấp cao như vậy. Trước đó, Trung tâm Đông Á và Thái Bình Dương của CIA là cơ quan xử lý các thông tin tình báo về Trung Quốc.

Ông David Shedd, cựu quyền Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), nói: “Từ tất cả các dấu hiệu, tôi tin rằng Giám đốc CIA Burns đã nhận ra rằng trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, Mỹ phải đối phó Trung Quốc trong nhiều năm tới, từ mười năm hiện tại và hơn thế nữa. Trung Quốc đại diện cho mối đe dọa lớn nhất đối với lợi ích của Mỹ, không chỉ đối với Đông Á, không chỉ ở láng giềng gần hay ở xa họ, Trung Quốc thách thức địa vị lãnh đạo của Mỹ trên phạm vi toàn cầu”.

Chính phủ Mỹ đang từng bước củng cố cơ chế phản ứng trước Trung Quốc. Đầu năm nay, Bộ Quốc phòng đã thành lập Nhóm công tác Trung Quốc gồm 20 thành viên để “vạch ra một con đường tiến lên vững chắc trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc”.

Ezra Cohen, nhà nghiên cứu của Viện Hudson, trước đây từng là Thứ trưởng Quốc phòng về Tình báo và An ninh, nói: “Đây là một dấu hiệu tốt. CIA đã quyết định đi theo xu hướng do Bộ Quốc phòng dẫn dắt, nhận thấy mối đe dọa do Trung Quốc gây ra cần phải được xử lý bằng nhiều cách, không chỉ đối phó Trung Quốc trên một lĩnh vực, mà cần lợi dụng tất cả các cơ chế và khả năng của CIA để đối phó chính xác với các mối đe dọa do Trung Quốc gây ra. Thông qua tạo ra một thực thể riêng, giống như Bộ Quốc phòng đã làm, cho phép thực sự chú ý và tập trung đối phó các mối đe dọa của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực”.

Cohen nói rằng việc thành lập Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc có thể giúp phá vỡ sự cản trở quan liêu trong chính phủ và xử lý thông tin tình báo hiệu quả hơn.

Ông nói: “Một điều thực sự cản trở khả năng của CIA trong việc đối đầu với Trung Quốc là sự lãnh đạo đã trì trệ ở tầng lớp lãnh đạo trong hai thập kỷ qua và sự lãnh đạo đã bị phân tâm bởi cuộc đấu đá nội bộ quan liêu. Do đó, thông qua việc có một trung tâm, tôi nghĩ rằng có những dấu hiệu khác nhau cho thấy Giám đốc Burns sẽ trao cho người lãnh đạo trung tâm sứ mệnh mới này quyền lực thực sự và sự bảo vệ hàng đầu. Người lãnh đạo này sẽ có thể phá vỡ bộ máy quan liêu làm chậm khả năng của CIA trong việc chống lại Trung Quốc”.

CIA có kế hoạch phân bố các điểm trên toàn cầu, cử các nhà phân tích tình báo thông thạo về vấn đề Trung Quốc và chuyên gia kỹ thuật để chống lại các lợi ích của Trung Quốc. CIA cũng sẽ tuyển dụng và đào tạo thêm nhiều nhân viên nói tiếng Trung Quốc. Bản thân ông Burns hiện nay hàng tuần đều có các cuộc họp với giám đốc “Trung tâm sứ mệnh Trung Quốc” và các quan chức phụ trách khác của CIA để hình thành một chiến lược thống nhất và hoàn thiện.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Hoa Kỳ Marco Rubio, người luôn giữ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, hoan nghênh sáng kiến ​​của CIA về việc thành lập CMC và nhấn mạnh rằng “mọi bộ phận trong chính phủ của chúng ta đều cần phản ánh loại cạnh tranh giữa các nước lớn này trong thông tin, cấu trúc và hành động”.

Rút và sáp nhập Trung tâm Triều Tiên và Iran, mối đe dọa của Trung Quốc còn lớn hơn cả hạt nhân?

Đồng thời với việc thành lập trung độc lập về vấn đề Trung Quốc, CIA đã sáp nhập Trung tâm sứ mạng Triều Tiên vào Trung tâm Đông Á và Thái Bình Dương, và sáp nhập Trung tâm sứ mạng Iran vào Trung tâm Trung Đông.

Ông Ezra Cohen cho rằng điều này cho thấy William Burns đặt Trung Quốc lên trên Triều Tiên.

Ông nói: “Tôi cho rằng Trung Quốc chắc chắn phải được coi là mối đe dọa lớn hơn Triều Tiên. Đây là mối đe dọa phức tạp hơn nhiều so với Triều Tiên, và đương nhiên lớn hơn, mạnh hơn. Đó là mối đe dọa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mọi người đều biết, nó không chỉ là mối đe dọa hạt nhân, cũng là mối đe dọa quân sự và cũng là một mối đe dọa kinh tế. Như mọi người thấy, hành vi ngang ngược của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19, tạo thành một mối đe dọa khoa học. Vì vậy, nó chắc chắn phức tạp hơn, tôi nghĩ về mức độ ưu tiên, Giám đốc Burns đã đưa ra quyết định đúng đắn”.

Tuy nhiên, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng David Shedd cho rằng sự chuyển đổi như vậy không có nghĩa là mối đe dọa từ Trung Quốc lớn hơn, hoặc Mỹ không còn coi trọng Iran và Triều Tiên. Ông cho rằng sự thay đổi này cho thấy Mỹ sẽ tăng cường tập trung vào Trung Quốc trong nhiều năm tới.

“Rõ ràng, cho dù là Triều Tiên, quốc gia có vũ khí hạt nhân, hay Iran, nước có tham vọng có được vũ khí hạt nhân … Họ đều thực sự là mối đe dọa lớn đối với chúng ta. Vì vậy, tôi không nghĩ đây là một trò chơi có tổng bằng không. Iran và Triều Tiên được nhập vào các trung tâm khác không có nghĩa là sự chú ý đến họ giảm đi. Nhưng tôi cho rằng điều thực sự tăng lên là sự chú ý đến các mối đe dọa của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ trong những năm tới và thậm chí là nhiều thập kỷ”.

David Shedd cho rằng vì tham vọng của Trung Quốc là rất lâu dài, dù ngay bây giờ thảo luận về mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra vào năm 2050 hoặc thậm chí năm 2100 cũng không phải là quá đáng.

“Trung tâm sứ mệnh Trung Quốc” bù đắp việc những người cung cấp thông tin ở Trung Quốc bị mất?

Một ngày trước khi Giám đốc CIA Burns tuyên bố thành lập “Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc”, tờ New York Times dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này cho biết trong một “bức điện tối mật” của CIA, trong mấy năm gần đây đã có hàng chục người nước ngoài cung cấp thông tin, trong đó có người Trung Quốc, đã bị bắt hoặc bị giết. Bức điện cho biết trong những năm gần đây, các cơ quan tình báo thù địch ở các nước như Nga, Trung Quốc, Iran, Pakistan đã truy bắt các nguồn cung cấp tin của CIA và trong một số trường hợp đã biến họ thành điệp viên hai mang.

Hai cựu quan chức tình báo cấp cao của Mỹ không tin rằng việc thành lập CMC mới có liên quan trực tiếp đến việc bị mất người cung cấp thông tin.

Ông Ezra Cohen, cựu Thứ trưởng phụ trách các vấn đề tình báo và an ninh của Bộ Quốc phòng, nói: “Tôi nghĩ thời điểm của nó có thể liên quan nhiều hơn đến thực tế quan liêu hơn”.

Cựu Quyền Giám đốc DIA David Shedd cho biết: “Về việc chúng ta bảo vệ và nâng cao khả năng chiến đấu của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì công tác phản gián luôn là quan trọng nhất. Nguyên nhân rất rõ ràng, chúng ta muốn bảo vệ các phương pháp thu thập này không bị đối thủ biết. Trong trường hợp này, tôi không biết liệu có mối liên hệ trực tiếp giữa hai điều này hay không. Nhưng điều tôi muốn nói là ở một quốc gia như Trung Quốc với khả năng giám sát khắp nơi, chúng ta cần rất nhiều nỗ lực chống tình báo”.

Dan Garrett, một cựu chuyên gia phân tích tình báo của DIA, cũng cho rằng tin tức về việc những người cung cấp thông tin của Mỹ ở Trung Quốc bị mất tích đã được báo cáo trong nhiều năm.

Garrett nói: “Như đã nêu trong tuyên bố công bố ‘Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc’, việc tuyên bố thành lập trung tâm CMC dường như là sự đáp trả trực tiếp đối với hành vi bành trướng thù địch và liên tục của Trung Quốc, gây ra mối đe dọa chiến lược toàn diện đối với an ninh quốc gia của chúng ta, chứ không phải một hoặc một loạt các vụ việc bị cáo buộc là phản gián của Trung Quốc chống lại Mỹ”.

Phản ánh sự không tín nhiệm sâu sắc của Mỹ đối với Trung Quốc?

Kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, chính phủ Mỹ và Trung Quốc đã tiếp xúc ở nhiều cấp độ. Nhà Trắng tuần trước cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuối năm nay. Trước đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh Dương Khiết Trì đã có cuộc họp kéo dài 6 giờ tại Zurich, Thụy Sĩ. Việc CIA thành lập “Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc” liệu có phản ánh sự không tín nhiệm sâu sắc của Mỹ đối với Trung Quốc?

Ezra Cohen không đồng ý với giả thuyết này. Ông nói: “Tôi cho rằng thực tế là chúng ta có những tương tác như vậy với Trung Quốc rất cần thiết phải có các hoạt động tình báo chuyên biệt, điều này sẽ giúp thông báo cho các nhà lãnh đạo của chính phủ Mỹ về kế hoạch và ý định của Trung Quốc. Vì vậy, cần có một Trung tâm hỗ trợ các cuộc đàm phán này. Tôi nghĩ đơn giản là như vậy. Về sự suy giảm lòng tin, thành thật mà nói, tôi nghĩ hành vi của Trung Quốc đã làm giảm lòng tin trong nhiều năm qua, tôi không thấy có sự thay đổi lớn nào”.

David Shedd nói, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tấn công vào hệ thống mạng của chính phủ Mỹ, chẳng hạn như họ đã xóa hơn 20 triệu hồ sơ nhân sự khỏi mạng của Văn phòng Quản lý và Nhân sự (OPM), khiến người ta khó tin tưởng chính phủ Trung Quốc nữa.

Ông nói: “Ý tôi là điều này không có nghĩa là ta không thể đồng thời nói chuyện với họ. Nhưng cụm từ mà cựu Tổng thống Ronald Reagan nói “Tin tưởng nhưng hãy xác minh”, cũng thích hợp cho thỏa thuận mà chúng ta đã đạt được với Trung Quốc”.

RELATED ARTICLES

Tin mới