Khi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ được cho là đang suy yếu rõ rệt thì Trung Quốc lại đang muốn trỗi dậy thành siêu cường trên thế giới, quyết tâm soán ngôi Mỹ.
Một vụ xung đột ở biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Khi Tổng thống Joe Biden đơn phương quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan và mọi việc diễn ra trong hỗn loạn, nhiều người, kể cả ở Mỹ và nước ngoài, bắt đầu đặt ra câu hỏi liệu vai trò lãnh đạo của Mỹ đã suy yếu đáng kể hay chưa.
Mỹ rút quân, các lực lượng từ những quốc gia NATO khác từng sát cánh với Mỹ ở Afghanistan cũng nhanh chóng rút theo khiến không chỉ Mỹ mà cả các nước NATO đều bị mất mặt.
Việc chính phủ Mỹ không ngần ngại đàm phán với Taliban sau khi rút lực lượng khỏi Afghanistan và thậm chí ngay cả khi Taliban vẫn bị nhiều nước coi là một tổ chức khủng bố, càng khiến người dân trên thế giới nghĩ rằng Mỹ đã không còn là một siêu cường.
Khi vai trò lãnh đạo của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden được cho là đang suy yếu rõ rệt thì Trung Quốc lại trở nên hung hăng hơn bao giờ hết và dường như Bắc Kinh đang muốn trỗi dậy thành siêu cường trên thế giới, quyết tâm đánh bại Mỹ.
Gần đây, một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đã đâm phải một “vật thể không xác định” khi đang hoạt động dưới lòng biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khiến 11 thủy thủ bị thương.
Vụ va chạm xảy ra trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc tàu ngầm Mỹ đâm phải một “vật thể không xác định” là điều rất bất thường. Cũng có những nghi ngờ về việc Trung Quốc có thể đã tung ra một “vật thể không xác định” đó để kiểm tra quyết tâm của Mỹ xem liệu Washington có dám tham gia vào một cuộc xung đột với Bắc Kinh hay không.
Cho đến nay, chính quyền Joe Biden vẫn chưa giải thích được “vật thể không xác định” mà tàu ngầm Hải quân Mỹ đâm phải là gì. Khi tàu ngầm rút lui và quay trở lại căn cứ, chính quyền Joe Biden cũng vẫn cẩn trọng không đổ lỗi cho Trung Quốc về vụ việc.
Nhiều người tự hỏi liệu đây có thể là một phần trong chính sách xoa dịu của chính quyền Joe Biden đối với Trung Quốc nhằm “kiến tạo hòa bình” và tránh xung đột quân sự với Bắc Kinh?
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Tập Bình đã tuyên bố mạnh mẽ rằng Trung Quốc sẽ quyết tâm thu hồi Đài Loan khiến nhiều người nghĩ rằng điều đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có vẻ như Trung Quốc đang tin rằng chính phủ yếu kém hiện tại của Mỹ sẽ phải phó mặc Đài Loan.
Sau Đài Loan, mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc sẽ là Ấn Độ. Các lực lượng Trung Quốc đang cố tình tạo ra căng thẳng ở biên giới với Ấn Độ bằng cách liên tục xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ.
Tư lệnh Lục quân Ấn Độ xác nhận Trung Quốc đã tăng cường đáng kể căn cứ quân sự của họ ở khu vực Tây Tạng với quy mô lớn, chạy dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở phía đông Ladakh.
Cuộc đối đầu quân sự mà Ấn Độ có thể phải phải đối mặt với Trung Quốc đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng với New Delhi trong bối cảnh chính phủ Mỹ đã suy yếu đáng kể, khó đem đến sự hỗ trợ có ý nghĩa trước các động thái quân sự hung hăng của Bắc Kinh.
Về phía Nga, Moscow gần như cũng bị Trung Quốc bỏ qua trên nhiều mặt trận, đặc biệt ở các nước láng giềng của Ấn Độ là Pakistan và Afghanistan. Những quốc gia này hiện đang chịu ảnh hưởng và bị Trung Quốc kiểm soát.
Ấn Độ giờ đây đang tỏ ra lo ngại về các phương thức, chính sách gây hấn cũng như lòng tham của Trung Quốc.