Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao tàu ngầm hạt nhân tỉ USD của Mỹ gặp sự...

Vì sao tàu ngầm hạt nhân tỉ USD của Mỹ gặp sự cố ở Biển Đông?

Tàu ngầm USS Connecticut (SSN-22) hư hại do tông “vật thể lạ” ở Biển Đông thu hút nhiều chú ý của dư luận. Nhưng làm thế nào tàu ngầm hạt nhân tỉ USD được trang bị cảm biến hiện đại nhất hành tinh lại có thể gặp tai nạn?

 

War Zone, trang tin chuyên về công nghiệp quốc phòng Mỹ, liên hệ với ông Aaron Amick, chuyên gia về tàu ngầm đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ, để giải đáp cho câu hỏi về vụ tai nạn xảy ra ngày 7-10 với USS Connecticut (SSN-22) – tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Seawolf được đánh giá cao của Hải quân Mỹ.

Những cạm bẫy và điểm mù

Điều hướng (xác định vị trí và phương hướng) tàu ngầm đòi hỏi kiến ​​thức rất chi tiết về khu vực xung quanh tàu ngay lập tức.

Có hai phương pháp phổ biến để điều hướng an toàn khi tàu lặn, gồm biểu đồ chi tiết về vùng biển và sử dụng sonar (thiết bị định vị bằng âm thanh) để đo khoảng cách, liên lạc hoặc phát hiện các đối tượng trên hoặc dưới mặt nước.

Biểu đồ chi tiết có độ chính xác cao luôn là lựa chọn hàng đầu. 

Hệ thống truyền sóng sonar tự động được sử dụng để xác nhận việc kiểm tra độ sâu của nước so với biểu đồ. Các xung sonar tần số cao giúp phát hiện các vật thể dưới nước gần đó với độ rõ nét cao. Các vật thể chìm, như mìn, xác tàu và các tàu ngầm khác có thể hiện ra rõ ràng đối với người điều khiển sonar được đào tạo.

Nhược điểm của việc sử dụng sonar tự động là có thể dễ bị phát hiện. Một sonar tần số cao, độ phân giải cao có thể “nhìn” xa tới 4,6km, nhưng lại dễ bị tàu khác phát hiện từ 9,2km hoặc xa hơn. Điều này có nghĩa là kẻ thù có thể xác định vị trí của tàu ngầm phát ra sonar tự động và nó bí mật bám theo. “Lỗ hổng” này chính là lý do sonar tự động hiếm khi được sử dụng.

Biểu đồ của Hải quân Mỹ là biểu đồ chính xác nhất được sử dụng ngày nay. Chúng là dạng kỹ thuật số (với bản sao lưu trên giấy) và được cập nhật thường xuyên. Nhưng trong thực tế, biểu đồ này không phải luôn luôn chính xác. 

Tuy biểu đồ thiết lập chi tiết địa hình của một vùng biển cụ thể, nhưng chính môi trường, gió, độ mặn nước… của vùng biển đó sẽ quyết định đến tốc độ nhanh, chậm của sóng âm thanh. Ví dụ, qua biểu đồ, chúng ta biết vùng biển trước mặt có núi đá ngầm, nhưng tàu không đo được vị trí cụ thể của núi đá ngầm thông qua sóng âm của thiết bị định vị, dẫn đến khả năng va phải núi. 

Nguy cơ va chạm giữa các tàu ngầm

Va chạm với tàu ngầm có người lái ở Biển Đông là mối lo ngại rất thực tế. Đây là vùng nước giáp ranh với nhiều quốc gia vận hành các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và thông thường. Bất cứ lúc nào cũng có thể có nhiều tàu ngầm hoạt động trong khu vực.

Các quốc gia có tinh thần hợp tác như Úc và Việt Nam làm việc với các đồng minh, đối tác để quản lý không gian dưới nước và tránh va chạm. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro va chạm.

Các quốc gia khác không hợp tác nhưng liên tục hoạt động tàu ngầm sẽ gây ra rủi ro thực sự cho chính họ và các tàu ngầm khác. Trung Quốc vận hành căn cứ tàu ngầm lớn nhất ở châu Á, căn cứ hải quân Yulin ở Biển Đông.

Nguy cơ va chạm tàu ​​ngầm ở Biển Đông dễ xảy ra hơn các khu vực khác trên thế giới vì đây là khu vực rất đông đúc tàu thuyền các loại, kể cả tàu ngầm. Hoạt động gia tăng làm cho sonar tự động kém hiệu quả hơn.

Các tàu ngầm có thể và sẽ ẩn náu trong những khu vực có độ ồn cao để không bị phát hiện. Điều này có thể dẫn đến việc hai tàu ngầm đi qua rất gần nhau mà cả hai đều không phát hiện ra nhau.

Các phương tiện không người lái dưới nước (UUV) đang thay đổi cách vận hành tàu ngầm. UUV có thể hoạt động ở những vùng nước rất nông hoặc hạn chế mà tàu ngầm hạt nhân không thể làm được.

UUV sử dụng sự kết hợp của hệ thống sonar và trí tuệ nhân tạo để điều hướng dưới nước với ít rủi ro hơn cho tính mạng con người. Nếu một UUV mắc cạn, nó không có lò phản ứng hạt nhân nên không gây nguy hiểm cho con người. Khả năng này đã khiến UUV được nhiều lực lượng hải quân trên toàn cầu sử dụng.

Biển Đông có địa hình khó định hướng

Địa hình độc đáo dưới nước ở Biển Đông cũng là một vấn đề lớn. Địa hình Biển Đông rất khó định hướng do đáy biển luôn trong trạng thái thay đổi. Một số khu vực của Biển Đông có đáy rất sâu. Với sự thay đổi đột ngột từ độ rất sâu đến rất nông, các cấu trúc gần như thẳng đứng có thể trồi lên mặt nước.

Những hình tháp nhọn này là mối nguy hiểm khi điều hướng và nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến việc tàu ngầm bị va chạm dưới nước. Do đó, việc đo độ sâu đáy bên dưới tàu ngầm có thể không kịp thời gian để điều hướng tàu khỏi sự thay đổi địa hình gần như thẳng đứng ngay phía trước.

RELATED ARTICLES

Tin mới