Tuesday, November 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đang gây ra thảm họa môi trường toàn cầu

TQ đang gây ra thảm họa môi trường toàn cầu

Sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc là chương trình đầy tham vọng để kết nối nhiều quốc gia từ Châu Á, Trung Đông tới Châu Phi và Châu Âu (BRI). Ước tính ngân sách của Trung Quốc chi cho sáng kiến này đến năm 2027 có thể tới 1,2 đến 1,3 nghìn tỷ USD. Hiện tại, các lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải là trọng tâm đầu tư của BR1, trong đó các dự án năng lượng ước tính chiếm tới 44% ngân sách của sáng kiến.

Ảnh minh họa

Nhiều quốc gia đã choáng ngợp trước số tiền đầu tư khổng lồ của Trung Quốc nên đã nhanh chóng đón nhận sự đầu tư từ Trung Quốc. Còn về phía Trung Quốc nếu sáng kiến này được thực hiện thành công thì các công ty của Trung Quốc sẽ có cơ hội việc làm, nhiều công nhân Trung Quốc sẽ được sử dụng lâu dài ở các nước và khả năng định cư. Đồng thời các nước tiếp nhận đầu tư từ Trung Quốc sẽ phải chịu lãi vay đầu tư và buộc phải để cho Trung Quốc được khai thác tài nguyên, thứ mà Trung Quốc đang rất cần cho sự phát triển. Ngoài mục đích về kinh tế, Trung Quốc còn có mục đích lâu dài về chính trị, buộc các nước này phải phụ thuộc và chịu sự dẫn dắt của Trung Quốc.

Sau một thời gian Trung Quốc ồ ạt thực hiện sáng kiến, những bất cập đã được bộc lộ. Nhiều quốc gia đã chỉ tích BRI và chỉ ra ba hạn chế của sáng kiến này. Thứ nhất, là các dự án đầu tư của Trung Quốc đều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Thứ hai, các thỏa thuận của các dự án đều thiếu tính minh bạch. Thứ ba, hầu hết các nước được Trung Quốc đầu tư đều rơi vào bẫy nợ.

Nhiều nhà khoa học và chính phủ đã phản đối BRI vì lo ngại về môi trường. Knya, Ai Cập, Bangladesh đã hủy hoặc có kế hoạch hủy dự án xây dựng nhà máy điện than mới do Trung Quốc đầu tư. Điều đáng nói là Trung Quốc là quốc gia thải nhiều khí thải độc hại, trong đó có khí thải từ than lớn nhất thế giới, họ đang bị thế giới chỉ trích và buộc phải có cam kết giảm lượng khí thải. Nhưng Trung Quốc lại tìm cách đẩy các nhà máy sử dụng than ra các nước.

Không chỉ các dự án liên quan đến than như nhà máy điện than, khai thác than mới có thể gây ra hủy hoại môi trường. Một báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2019 các công trình giao thông của BRI cũng có thể làm tăng 0,3% lượng khí thải C02 của toàn cầu.

Mặc dù khi bị các nước chỉ trích, Tập Cận Bình đã buộc phải cam kết khiến BRI trở thành dự án xanh hơn, nhưng trong thực tế Trung Quốc chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào để hạn chế đầu tư vào ngành công nghiệp có hại tới môi trường ở các nước.

Việt Nam cũng là nước chịu nhiều đầu tư có hại về môi trường của Trung Quốc như các nhà máy nhiệt điện. xi măng lò đứng, thép.

Cả thế giới đang chỉ trích và đề phòng Trung Quốc sẽ đưa đến hệ quả là Trung Quốc sẽ bị thế giới cô lập.

RELATED ARTICLES

Tin mới