Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLời tuyên bố muộn màng của bà Markel

Lời tuyên bố muộn màng của bà Markel

Suốt một thời gian dài nhiều nước Châu Âu đứng đầu là Đức, Anh đã bị Trung Quốc đánh lừa bằng tuyên bố vươn lên trong hòa bình.

Cựu thủ tướng Đức bà Angela Merkel

Gần một thế kỷ, Trung Quốc chậm phát triển vì tham vọng muốn vươn lên thật nhanh bằng chính sách đại nhảy vọt, cách mạng văn hóa. Trung Quốc lạc hậu về khoa học, công nghệ, đời sống nhân dân rất khó khăn. Khi bước vào cải cách mở cửa, Bắc Kinh nhận ra rằng nếu không mở cửa, không có sự đầu tư về khoa học, công nghệ và tài chính của các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp và các nước khác thì Trung Quốc không thể phát triển được. Không lệ thuộc vào chế độ, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “mèo trắng, mèo đen miễn là bắt được chuột” và thành lập các đặc khu kinh tế với nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư từ các nước. Với thị trường hơn một tỷ dân, Trung Quốc lập tức nhận được sự quan tâm của các nước. Doanh nghiệp nhiều nước đã nhanh chóng hối thúc các chính phủ cho phép họ đầu tư vào Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc thực hiện ngoại giao thân thiện, cam kết sẽ mở cửa thị trường, giành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, Bắc Kinh tỏ ra là chỉ giành ưu tiên cho phát triển kinh tế trong hòa bình.

Chỉ trong hai thập kỷ, các doanh nghiệp ở các nước như Mỹ, Nhật, Đức, Anh đã nhanh chóng đổ bộ vào Trung Quốc. Họ mang theo công nghệ và tài chính xây dựng các cơ sở sản xuất, thu hút nhiều lao động Trung Quốc. Trung Quốc đã được ví như công xưởng của thế giới.

Bên cạnh thu hút đầu tư, Trung Quốc còn đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hàng triệu học sinh Trung Quốc được nhà nước tạo điều kiện ra các nước học tập, nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc cũng được tạo điều kiện để đến thực tập, nghiên cứu ở những cơ sở khoa học của các nước. Họ vừa học tập nghiên cứu vừa tìm cách đánh cắp khoa học công nghệ.

Trước thực trạng đó, nhiều nhà khoa học, nhà chính trị đã cảnh báo nguy cơ từ Trung Quốc. Nhưng lúc đó Đức và Anh là 2 nước có quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc đã phớt lờ các cảnh báo, thậm chí còn cổ súy cho quan hệ với Trung Quốc.

Khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đã có đủ nguồn lực để đe dọa thế giới cả về chính trị, kinh tế và quân sự và bộc lộ đầy đủ âm mưu thống trị thế giới thì các nước mới giật mình.

Suốt trong thời gian nắm quyền thủ tướng bà Markel đã làm cho Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức. Tuy nhiên, Đức dần dần bị gia tăng sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thật đáng buồn là chỉ đến khi rời ghế Thủ tướng Đức bà Angela Markel mới thừa nhận với Returs là: “chúng tôi ban đầu có thể là quá ngây thơ trong cách tiếp cận với một số vấn đề hợp tác (với Trung Quốc). Giờ đây chúng tôi xem xét mọi thứ kỹ lưỡng hơn”.

Lời tuyên bố dù muộn màng nhưng cũng cảnh tỉnh thế giới trong quan hệ với Trung Quốc.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới