Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHơn bẩy mươi năm TQ từng bước đánh chiếm Biển Đông

Hơn bẩy mươi năm TQ từng bước đánh chiếm Biển Đông

Tham vọng đánh chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tiến tới chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc đã có từ nửa đầu thế kỷ XX. Từ Trung Hoa Dân quốc đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tùy vào sức mạnh của Việt Nam, những biến cố chính trị ở khu vực và thái độ của các nước lớn mà Trung Quốc từng bước thực hiện tham vọng này.

Tàu cá có trang bị vũ khí của Trung Quốc khiêu khích chiến hạm HQ/VNCH tại quần đảo Hoàng Sa

Năm 1946 khi Việt Nam vừa mới giành được độc lập lại rơi vào thế thù trong giặc ngoài, chính quyền Trung Hoa dân quốc đã thừa cơ chiếm đảo Ba Bình.

Năm 1954, tại Hội nghị Gioneve đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiên quyết ép chính phủ Việt Nam cộng hòa chấp nhận vĩ tuyến 17 là giới tuyến phân chia hai miền Nam Bắc. Trung Quốc ép Việt Nam thừa nhận vĩ tuyến 17 vì như thế là toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ thuộc quản lý của Việt Nam cộng hòa. Như vậy Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm Hoàng Sa mà Việt Nam dân chủ cộng hòa khó phản ứng vì không thuộc quyền quản lý. Thế là chỉ hai năm sau, năm 1956 Trung Quốc thực hiện việc đánh chiếm các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1959, Trung Quốc tiếp tục đưa quân đánh chiếm các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa nhưng không thành công. Vì, lúc này các đảo phía Tây quân đội Việt Nam cộng hòa có tăng cường lực lượng đóng giữ. Hơn nữa, lúc này Việt Nam cộng hòa là đồng minh thân cận của Mỹ, Mỹ có thể can thiệp, nên Trung Quốc đành phải rút quân.

Năm 1972, quan hệ Mỹ – Trung được cải thiện, Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc, hai bên đã có thỏa thuận ngầm, Mỹ giảm bớt việc viện trợ và ủng hộ Việt Nam cộng hòa. Năm 1974, sau hiệp định Pa-ri Mỹ dần rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Quân đội Việt Nam cộng hòa ở vào tình thế khó khăn nên đã rút bớt quân đồn trú ở Hoàng Sa. Nhân cơ hội này Trung Quốc đã nhanh chóng đưa quân đánh chiếm hết các đảo phía Tây Hoàng Sa. Trung Quốc đã giết hại dã man những người lính Việt Nam cộng hòa đồn trú trên đảo. Hạm đội 7 của Mỹ lúc đó ở cách Hoàng Sa không xa nhưng không hề ứng cứu.

Năm 1975, Việt Nam thống nhất ngoài ý muốn của Trung Quốc, họ lập tức ủng hộ chính quyền Khơ me Đỏ của Campuchia gây hấn với Việt Nam ở biên giới, cắt hết viện trợ cho Việt Nam. Năm 1979, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược trên toàn biên giới với Việt Nam. Từ quan hệ đồng chí họ chuyển thành quan hệ thù địch với Việt Nam để dễ dàng đánh chiếm quần đảo Trường Sa.

Những năm đó, Việt Nam vừa bị Mỹ cấm vận, vừa phải chiến đấu bảo vệ biên giới ở cả phía Bắc và phía Tây Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng bắt đầu rạn nứt quan hệ và có nhiều khó khăn nên khó có thể giúp Việt Nam. Năm 1988, Trung Quốc ở đầu việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng việc đánh chiếm đảo Gạc Ma. Sự dã man lại lặp lại, quân Trung Quốc đã bắn giết tàn bạo những người lính Việt Nam ở trên đảo. Sau Gạc Ma, Trung Quốc đánh chiếm nhiều đảo nổi, đảo chìm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các nước lớn gần như không lên tiếng phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc. Chỉ đến khi Trung Quốc bồi đắp các đảo thành căn cứ quân sự và tuyên bố chủ quyền đến 80% diện tích Biển Đông thì các nước, đứng đầu là Mỹ mới thực sự hoảng hốt khi con đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới trên Biển Đông bị đe dọa, mới lên tiếng phản đối và có hành động ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Hiện nay, dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã quá rõ và các nước đang có nhiều hành động quyết liệt để ngăn chặn dã tâm này.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới