Trung Quốc đã quyết định loại bỏ động cơ máy bay AL-31F của Nga trên các máy bay chiến đấu thế hệ 5 của họ. Nguyên nhân được cho là do chất lượng của chúng.
Mẫu tiêm kích thế hệ 5 mới nhất của Trung Quốc – Thành đô J-20 – sẽ được sản xuất hàng loạt cùng với mẫu động cơ độc quyền WS-10, mặc dù trước đó Bắc Kinh thông báo rằng những chiếc máy bay này sẽ được trang bị động cơ siêu cơ động AL-31F của Nga.
Theo truyền thông Trung Quốc, quân đội nước này không hài lòng với chất lượng của các động cơ Nga nên đã từ chối sử dụng chúng.
“Động cơ AL-31FN có khiếm khuyết về mức tiêu thụ nhiên liệu và thiết kế trục. Các tai nạn xảy ra với máy bay chiến đấu J-10 đời đầu của Trung Quốc là do rò rỉ dầu, mất khả năng bôi trơn trong hệ thống trục của động cơ AL-31FN, và do mức tiêu thụ nhiên liệu.
Mức tiêu thụ nhiên liệu của động cơ Taihan giảm xuống 0.67kg và lực đẩy tối đa tăng lên tới 13.2 tấn, trong khi đó tiêm kích J-10A với động cơ AL-31FN có lực đẩy tối đa 12,8 tấn.
Tiêm kích tàng hình J-20 ban đầu được trang bị động cơ AL-31FM2 của Nga – đây là phiên bản cải tiến của mẫu AL-31F. Kết quả là lực đẩy tối đa tăng lên 13.5 tấn.
Động cơ WS-10C Taihang giờ đây có thể thay thế hoàn toàn động cơ Nga trên tiêm kích J-20. Trung Quốc không cần dựa vào Nga để cải thiện hiệu quả chiến đấu nữa” – Tờ Sun News cho hay.
Theo Avia.Pro, tuyên bố của Trung Quốc về độ tin cậy thấp của động cơ máy bay Nga khá bất ngờ, nhất là trong bối cảnh trước đó, họ chưa bao giờ đưa ra thông báo về các vụ tai nạn máy bay liên quan tới động cơ.
Giới chuyên gia không loại trừ khả năng thông tin này được đưa ra để làm mất uy tín của động cơ Nga và thúc đẩy sản xuất động cơ tại Trung Quốc.
T.P