Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ đã "phản bội Ukraina"

TQ đã “phản bội Ukraina”

Trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đang nóng bỏng hơn bao giờ hết, Bắc Kinh đã thể hiện sự ủng hộ Moscow một cách chắc nịch.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Hai người bạn quyền lực

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị cô lập về vấn đề Ukraine trong một loạt hội nghị thượng đỉnh lớn suốt tháng 12, nhưng điều đó đã thay đổi đáng kể vào hôm 15/12, khi người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình mang đến sự ủng hộ mạnh mẽ, củng cố trục Moscow-Bắc Kinh đang nổi lên.

Chương trình liên minh với Trung Quốc của ông Putin – một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy chính sách đối ngoại của Nga trong những năm gần đây – có ý nghĩa quan trọng không chỉ với địa chính trị mà còn cả nền kinh tế toàn cầu.

Với khả năng có thể tiếp tục nắm quyền cho đến tận những năm 2030, ông Putin và ông Tập được các nhà sử học tương lai coi là hai nhân vật thống trị trong quan hệ quốc tế suốt ba đến bốn thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

Sự nồng ấm của mối quan hệ song phương được thúc đẩy rất nhiều bởi tình bạn thân thiết và nổi bật giữa hai người.

Tổng thống Putin, người đã từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 nhấn mạnh rằng ông hứng khởi trước kế hoạch tham dự Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau, giữa lúc phần lớn phương Tây sẽ tiến hành tẩy chay ngoại giao để phản đối Trung Quốc.

Về vấn đề Ukraine, ông Tập không tỏ ra mập mờ về lập trường của mình, nói rằng ông “hiểu mối quan tâm của Nga trong việc đưa ra các đảm bảo an ninh”, khi NATO xâm phạm các vùng lãnh thổ cũ của Moscow.

Ông đồng thời đánh giá cao việc ông Putin “ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Bắc Kinh để bảo vệ các lợi ích quốc gia quan trọng và kiên quyết phản đối các nỗ lực gây chia rẽ giữa hai quốc gia”.

Sự bế tắc ở biên giới Ukraine có thể trùng xuống một lần nữa vào năm 2022, như đã xảy ra vào hồi đầu năm nay khi quân đội Nga huy động quân rầm rộ, nhưng sẽ không có gì đảm bảo rằng mọi chuyện không lặp lại.

Nhiệm vụ của Tổng thống Putin kể từ khi lên nắm quyền cách đây gần 1/4 thế kỷ là khôi phục vị thế địa chính trị của Nga thông qua các trò chơi quốc tế như sáp nhập Crimea và can thiệp vào Syria.

Ông Putin cũng đang nhắm tới châu Phi, tìm cách khôi phục ảnh hưởng của Moscow trong khu vực vốn đã tàn lụi sau khi Liên Xô tan rã. Ông muốn giành được chỗ đứng kinh tế và chính trị của Nga ở lục địa này, với thương mại song phương đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua.

Cuộc đấu không chỉ ở Ukraine

Một câu hỏi quan trọng trong những năm tới là mối quan hệ với Mỹ sẽ diễn ra như thế nào dưới thời Tổng thống Joe Biden, người sẽ tại vị ít nhất là đến đầu năm 2025, nhưng có thể không chọn tái tranh cử khi ông đã 80 tuổi.

Như hội nghị thượng đỉnh Biden-Putin tuần trước đã thể hiện, kết quả dễ xảy ra nhất là quan hệ băng giá tiếp tục.

Tổng thống Putin, ở tuổi 69, có lẽ sẽ chờ đợi một vị tổng thống tiếp theo của Mỹ phù hợp hơn với lợi ích của mình, thậm chí có khả năng là Donald Trump một lần nữa.

Để đảm bảo quyền lực của nước Nga, có vẻ như Tổng thống Putin sẽ tiếp tục dựa vào “binh pháp” đã giúp ích rất tốt cho ông cho đến nay, cụ thể là tăng cường sức mạnh dân tộc thời hậu Chiến tranh Lạnh, điều thể hiện rõ qua hành động xây dựng quân đội gần biên giới Ukraine.

Điều này càng có ý nghĩa sâu sắc hơn với mối quan hệ khăng khít với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người có khả năng cũng sẽ còn nắm quyền thêm thời gian dài nữa. Sự gần gũi trong mối quan hệ của cả hai là một trong những lý do chính khiến băng giá khó có thể tan trong quan hệ của Nga với phương Tây.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Putin đang ngày càng khẳng định sức mạnh của Nga ở các khu vực khác trên toàn cầu từ châu Á – Thái Bình Dương đến châu Phi và châu Mỹ, đồng thời tăng gấp đôi sự ủng hộ đối với các đồng minh lâu đời là đối thủ của phương Tây, bao gồm Venezuela, Syria, Triều Tiên và Iran.

Di sản đối ngoại quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Putin có lẽ là mối quan hệ chặt chẽ hơn đáng kể với Bắc Kinh, mối quan hệ sẽ đặt ra thách thức quy mô lớn, vượt ra ngoài khuôn khổ cuộc xung đột Ukraine, ngày càng mở rộng trước mắt phương Tây trong những thập kỷ tới.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới