Wednesday, January 22, 2025
Trang chủQuân sựEU nghi ngờ sức mạnh của quân đội TQ

EU nghi ngờ sức mạnh của quân đội TQ

“Tại sao một quốc gia EU có thu nhập trung bình khiêm tốn lại muốn thách thức những gã khổng lồ như Nga và Trung Quốc?” là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

Quân đội Lithuania.

Dựa vào Mỹ để củng cố quốc phòng

Lithuania luôn là quốc gia đứng đầu ba quốc gia Baltic trong việc chống lại Nga và Belarus. Thời gian gần đây, Lithuania tiếp tục khiêu khích Trung Quốc khi quyết định thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.

Lập trường của Lithuania khiến các nước khác phải ngạc nhiên, đặc biệt là ở EU. “Tại sao một quốc gia EU có thu nhập trung bình khiêm tốn lại muốn thách thức những gã khổng lồ như Nga và Trung Quốc?” là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

Vào ngày 13/12 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Alvidas Anushoskas đã đến Washington để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đàm phán về việc Lithuania hợp tác quốc phòng toàn diện với Mỹ.

Hiện Lithuania là láng giềng của Belarus. Nước này tập trung một số lượng lớn các nhân vật chống chính phủ của Nga và Belarus. Nếu bị Mỹ “bỏ rơi”, Lithuania sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu của Belarus và Nga.

Trong chuyến đi này, ngoài việc ký các thỏa thuận mua sắm quốc phòng “có đi có lại”, Bộ trưởng Anushoskas đã thăm Trung tấm huấn luyện Lực lượng Vệ binh Quốc gia tại bang Pennsylvania của Mỹ. Đây cũng chính là nơi huấn luyện cho các quân đội đồng minh của Mỹ.

Mục tiêu hỗ trợ của Lực lượng Vệ binh Quốc gia tại Pennsylvania là Lithuania, nếu có tình huống xảy ra. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Lithuania tại Pennsylvania, ông đã chứng kiến màn trình diễn của trực thăng UH-60 Black Hawk và xe bọc thép Stryker.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia là một lực lượng dự bị của Quân đội Mỹ và được quản lý bởi thống đốc địa phương. Mặc dù Vệ binh Quốc gia có trang bị kém hơn so với quân đội Mỹ đang hoạt động ở tuyến đầu nhưng nó vẫn khá tiên tiến đối với các quốc gia như Lithuania.

Sức mạnh của Quân đội Lithuania

Lithuania có dân số 2,8 triệu người và diện tích đất chỉ 65.000 km vuông. Litva cũng có lục quân, hải quân và không quân nhưng tổng lực lượng chỉ có 20.000 người.

Lithuania tuyên bố độc lập vào năm 1918 và Bộ Quốc phòng nước này đã ban hành lệnh đầu tiên vào ngày 23 tháng 11, cũng có nghĩa là ngày đó trở thành Ngày truyền thống của Quân đội Lithuania.

Sau khi độc lập, Lithuania tồn tại cho đến năm 1940. Sau Thế chiến thứ hai, Lithuania gia nhập Liên Xô và trở thành một trong 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô.

Lực lượng vũ trang Lithuania hoạt động trở lại vào ngày 19/11/1992, những vũ khí và thiết bị quân sự của nước này đều được hưởng từ Liên Xô, sau đó được mua hoặc được tặng từ các nước phương Tây, chủ yếu là Thụy Điển.

Hải quân của Lithuania rất yếu. Khi mới độc lập từ Liên Xô, họ chỉ có một tàu trinh sát khí tượng lớp Valerian Uriviev. Đây là tàu nhỏ, có lượng giãn nước 700 tấn, không thể nói là tàu chiến.

Để giúp đỡ “người em” sau khi độc lập, Nga đã gửi tặng hai khinh hạm hạng nhẹ “Grisha III” cho Hải quân Lithuania vào năm 1993. Khinh hạm này ban đầu được lực lượng KGB sử dụng, điều đó cho thấy hải quân Lithuania tồi tàn như thế nào.

Năm 2006, Thụy Điển đã viện trợ một tàu quét mìn lớp Vidal, có lượng giãn nước 1.700 tấn, đây cũng là tàu chiến lớn nhất của Hải quân Lithuania. Năm 2008, Hải quân Lithuania cũng mua 4 tàu tuần tra lớp “Flying Fish”. Đây là toàn bộ trang bị chính của Hải quân Lithuania.

So với hải quân, không quân Lithuania cũng tồi tàn không kém; lực lượng không quân có thể chỉ nhỉnh hơn một chút so với hải quân về số lượng. Trang bị khởi đầu của Không quân Lithuania là 24 máy bay vận tải cỡ nhỏ An-2 của Liên Xô. Loại máy bay vận tải này sử dụng một động cơ, cánh kép. Đã có tổng cộng hơn 18.000 chiếc được sản xuất từ ​​năm 1941 đến năm 2001.

hững chiếc An-2 có chức năng chính là để phun thuốc trừ sâu chứ không phải là phương tiện vận tải quân sự. Điều này cho thấy rằng trang bị của Không quân Lithuania quá lạc hậu, và những chiếc máy bay phun thuốc trừ sâu đã trở thành trang bị chính.

Máy bay vận tải An-2 dù là đồ cổ nhưng dù sao thì “méo mó có hơn không”. Sau khi số An-2 bị loại biên, Không quân Lithuania hiện chỉ được trang bị 1 máy bay hạng nhẹ Cessna 172 của Mỹ, 2 máy bay vận tải L-410 của Séc và 3 chiếc máy bay do Argentina chế tạo và một máy bay vận tải chiến thuật Leniya C-27J “Spartan”.

Cho đến nay, Không quân Lithuania không có một máy bay chiến đấu cánh bằng nào, khả năng tác chiến duy nhất là hai trực thăng Mi-17 của Nga. Hiện tại Lithuania đã mua 4 trực thăng UH-60 Black Hawk nhưng hàng vẫn chưa về.

Đối đầu Belarus, Lithuania sẽ bị đè bẹp trong 1 ‘nốt nhạc’?

Với sức mạnh quân sự như vậy, tất nhiên Lithuania không thể so với láng giềng Belarus và càng không thể so sánh với Nga. Chỉ cần hai máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Belarus là có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu quan trọng của Lithuania.

Hiện Lithuania chủ yếu dựa vào lực lượng không quân NATO để phòng thủ, họ có duy nhất một sân bay là Siauliai được xây dựng từ thời Liên Xô, được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.

Lithuania đã chi “kịch khung” ngân quỹ cho quốc phòng, nhưng quân đội cũng không mạnh, vì quân đội của họ chỉ có 20.000 quân.

Nòng cốt của Quân đội Lithuania là Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 1, tuy nhiên đây là đơn vị vũ trang hạng nhẹ, không có xe chiến đấu bộ binh hay xe tăng chiến đấu chủ lực, trang bị chủ yếu là xe bọc thép bánh lốp Boxer. Nếu chiến đấu gặp các đơn vị xe tăng hạng nặng thì về cơ bản là không có cách nào chống đỡ.

Trên thực tế, không cần phải dùng tới quân đội, chỉ cần Belarus trang bị vũ khí cho người tị nạn thì quân đội Lithuania cũng đã không thể chịu chống đỡ được lực lượng này.

Hiện Lithuania phải trông chờ vào sức mạnh của khối NATO để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, họ đã yêu cầu quân đội Mỹ ở lại đây trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, Nga có một vùng lãnh thổ là Kaliningrad ở trên bờ biển Baltic nên việc Nga cho phép quân đội Mỹ đóng quân ở đây lâu dài là điều không thể.

Mặc dù là một quốc gia nhỏ bé, tiềm lực hạn chế, nhưng Lithuania luôn có những hành động đối đầu với các nước lớn. Về việc này người phát ngôn Nga Zakharova đã cảnh báo rằng: “Phát ngôn công kích không dứt của chính phủ Lithuania không hề tốt cho chính người dân của họ và đẩy người dân nước này vào thế khó khăn”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới