Saturday, November 23, 2024
Trang chủThâm cung bí sử‘Cách mạng Văn hoá’: Cục trưởng Công an Bắc Kinh bị giam...

‘Cách mạng Văn hoá’: Cục trưởng Công an Bắc Kinh bị giam trong nhà tù do chính mình xây dựng

Phùng Cơ Bình đến nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được rằng: một ngày nào đó chính mình sẽ bị giam trong ngục tối Tần Thành như một tù nhân, bởi vì ông ta đã từng là một trong những người phụ trách xây dựng nhà tù này…

Phùng Cơ Bình nằm mộng cũng không thể tưởng tượng được rằng, đến lượt mình sẽ bị giam trong nhà tù Tần Thành như một tù nhân, bởi vì ông đã từng là một trong những người phụ trách xây dựng nhà tù Tần Thành.

Xin chào tất cả các bạn và chào mừng đến với chuyên mục “Trăm năm chân tướng”. Hôm nay, hãy nói về trải nghiệm phi thường chua cay của Phùng Cơ Bình, người đã bị giam trong nhà tù Tần Thành suốt 9 năm trong Cách mạng Văn hóa.

Phùng Cơ Bình chịu trách nhiệm xây dựng nhà tù Tần Thành

Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, Phùng Cơ Bình đảm nhiệm chức vụ Cục phó cục Công an Bắc Kinh; chức Cục trưởng do bộ trưởng Bộ Công an lúc đó là La Thụy Khanh kiêm nhiệm. Không lâu sau, Phùng Cơ Bình trở thành cục trưởng Công an Bắc Kinh. Từ tháng 12/1953 đến tháng 9/1964, Phùng Cơ Bình giữ chức Phó thị trưởng Bắc Kinh, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết thành thị thành phố Bắc Kinh.

Nhà tù Tần Thành được Phùng Cơ Bình phê chuẩn khi ông còn là chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết thành thị thành phố Bắc Kinh. Nhà tù này nằm ở thôn Tần Thành, thị trấn Hưng Thọ, quận Xương Bình, Bắc Kinh (gần thị trấn Tiểu Sương Sơn hiện nay), là nhà tù duy nhất trong số 157 dự án đại quy mô đầu tiên do Liên Xô viện trợ – là hạng mục đối ngoại bảo mật, được khởi công xây dựng vào năm 1958 và xây xong vào tháng 3/1960.

Đường công lộ đến nhà tù Tần Thành do Phùng Cơ Bình phê duyệt khảo sát và xây dựng; Một số kiến trúc trong nhà ngục và thiết bị tra tấn là do Phùng Cơ Bình tìm người thiết kế kiến tạo. Gian cách ly trọng phạm trong nhà tù Tần Thành không đèn không cửa sổ, tối đen như mực, các bức tường được dán bằng da cao su đàn hồi, đập đầu vào sẽ nảy lại, ngăn cản tù nhân tự sát, cũng là do Phùng Cơ Bình thiết lập.

Phùng Cơ Bình bị tống giam vào nhà tù Tần Thành

Theo ghi chép trong “Tiểu sử Phùng Cơ Bình”, tháng 9/1964, Phùng Cơ Bình được điều động làm Bí thư thường vụ tỉnh ủy Thiểm Tây. Sau đó, vì sinh bệnh, ông ta đã về Bắc Kinh dưỡng bệnh. Vào ngày 28/5/1966, Hoắc Sĩ Liêm, Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Thiểm Tây, gọi điện cho Phùng Cơ Bình, mời ông trở về Thiểm Tây, nói đang thu xếp để ông đến Lâm Đồng liệu dưỡng. Vào ngày 5/6, Phùng Cơ Bình trở về Tây An. Tối hôm đó, Hoắc Sĩ Liêm thông báo với Phùng Cơ Bình: “Kể từ hôm nay, trung ương quyết định ông bị đình chỉ công tác, cách ly và kiểm điểm, khai nhận các vấn đề!” Sau đó, Phùng Cơ Bình bị áp giải về Bắc Kinh và bị giam trong nhà tù Tần Thành.

Khi đó, Trương Trạch, đồng bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây, đã từng lo lắng, khẽ khàng hỏi cô thư ký của Phùng Cơ Bình: “Lão Phùng có vấn đề gì vậy?” Cô thư ký cũng sững sờ đáp: “Tôi không biết!” Chẳng bao lâu, Hoắc Sĩ Liêm, Bí thư thứ nhất của tỉnh ủy Thiểm Tây cũng bị hạ bệ. Hồng vệ binh khi phê đấu đã chất vấn ông ta: “Phùng Cơ Bình có vấn đề gì? Ông ta có phải là kẻ phản bội không?” Hoắc Sĩ Liêm thành thật trả lời: “Tôi cũng không biết!”, trung ương yêu cầu ông ta bắt người, thì ông ta bắt theo lệnh thôi.

Sự kiện được gọi là “đại phản đồ” của Phùng Cơ Bình

Ngày 16/5/1966, cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ được Mao Trạch Đông toan tính từ lâu chính thức bắt đầu. Nhân vật trọng yếu nhất mà Mao muốn đánh bại trong Cách mạng Văn hóa là Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước đương thời. Kẻ trợ giúp lớn nhất của Mao trong Cách mạng Văn hóa là Khương Sinh, cố vấn của tiểu tổ Văn Cách Trung ương, rất giỏi suy đoán những tâm tư của Mao.

Sau khi biết được ý đồ thực sự của Mao, ngày 16/9/1966, Khương Sinh đã gửi cho Mao một phong thư nói: “Tôi từ lâu đã hoài nghi rằng năm 1936 Lưu Thiếu Kỳ muốn Bạc Nhất Ba và ‘61 người tự thú xuất ngục’; gần đây, tôi nhờ một người lật lại báo chí Bắc Kinh tháng 8 và 9/1936, từ những phát biểu của họ trong Phản Cộng cố sự’ mà nói, chứng minh quyết định này hoàn toàn sai lầm, là một quyết định phản Cộng”. Khương Sinh đã đính kèm thư một bản sao của tờ báo có liên quan vào năm 1936. Đối với việc này, Mao không bút phê.

Thời kỳ Cách mạng Văn hóa, hồng vệ binh nhân “vấn đề 61 người tự thú xuất ngục”, khi Lưu Lan Đào, lúc đó là Phó chủ tịch Chính hiệp toàn quốc (CPPCC) và những người khác đang phê đấu, Chu Ân Lai, lúc đó là Thủ tướng Quốc vụ viện, đã đến phúc đáp, nói: “Vấn đề một số người tự thú xuất ngục này, trung ương đã biết”, vì thận trọng, Chu Ân Lai gửi Mao bản phê thẩm, kèm một bức thư nói rằng đương thời đó chính xác là quyết định của Lưu Thiếu Kỳ đại biểu trung ương, cả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ bảy và lần thứ tám của ĐCSTQ đều đã thẩm tra, vì vậy trung ương thừa nhận là biết chuyện này. Mao đã ký phê chuẩn hỉnh thị của Chu Ân Lai.

Tuy nhiên, Mao vì quyết lật đổ Lưu Thiếu Kỳ, trừ bỏ mối bất an trong tâm ông ta, đã phê chuẩn “Bạc Nhất Ba và các tài liệu về tự thú phản biến khác” do Ủy ban Trung ương ĐCSTQ ban hành ngày 16/3/1967, cùng các tài liệu đính kèm, trong đó Ủy ban Trung ương ĐCSTQ tái định tính là không phải vấn đề “tự thú xuất ngục”, mà là “tự thú phản biến”.

Lý do là: “Bạc Nhất Ba và những người khác đã tự thú phản biến và được xuất ngục. Đó là do Lưu Thiếu Kỳ sách hoạch và quyết định, Trương Văn Thiên đồng ý, dám quyết sau lưng Mao Chủ tịch. Việc xuất ngục của những người này, chắc chắn không phải là những gì họ đã nói với trung ương sau đó, đó chỉ là hoàn thành một ‘thủ tục đơn giản’ gì đó. Họ đã ký tên áp dấu, công khai phát biểu ‘chuyện phản Cộng’, cử hành ‘nghi thức tự tân’ rồi mới được xuất ngục!” Sau đó, Khương Sinh lập tổ chuyên án dùng cực hình tra tấn 61 người còn sống này để bức cung Đến năm 1967 hơn 6 000 người liên quan đến án “61 người tự thú xuất ngục” đã bị thẩm tra hoặc giam giữ. Phùng Cơ Bình là một trong số đó. Ngày 9/1/1968, Phùng Cơ Bình bị buộc tội các tội danh “đại phản đồ”, “phần tử phản cách mạng tử ngạnh”, “thủ lĩnh tập đoàn gián điệp lớn của thành Bắc Kinh” v.v.. và chính thức bị bắt.

Phùng Cơ Bình hét lên: “Đả đảo chuyên chế phát xít!”

Người phụ trách tổ chuyên án thẩm vấn Phùng Cơ Bình là thư ký Tề Cảnh Hòa của Khương Sinh. Để buộc Phùng Cơ Bình phải nhanh chóng thú nhận tội trạng “phản đảng, bán nước, phản biến cách mạng, đòi độc lập” sớm nhất có thể, tổ chuyên án lúc thì đưa Phùng vào phòng thẩm vấn vào giữa đêm, tiến hành phỏng vấn đột kích; lúc thì dùng trò “xa luân chiến” tra khảo từ sáng sớm cho đến đêm khuya, tiến hành bức bách không ngừng.

Tổ chuyên án nói: Vụ 61 người phản đảng là do Lưu Thiếu Kỳ năm đó đã lên kế hoạch. Sau năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ sợ rằng tội chứng bại lộ, trước tiên đã chỉ thị cho An Tử Văn, trưởng Ban Tổ chức Trung ương, thông qua Phùng Cơ Bình, tẩu tán một số bằng chứng được lưu trữ tại Cục Công an Bắc Kinh về “tài liệu tội chứng 61 người phản đảng”, và sau đó phái cựu Bộ trưởng Bộ Công an La Thụy Khanh đến nhiều nơi khác nhau để tiêu hủy tài liệu đương án về những kẻ phản bội. Phùng Cơ Bình khẳng định chưa bao giờ nhìn thấy những tài liệu này, và An Tử Văn cũng chưa bao giờ hỏi ông về những tài liệu này.

Tạ Phú Trị, Bộ trưởng Bộ Công an khi đó, cho rằng Phùng Cơ Bình có thái độ ác liệt, và ra lệnh cho tổ chuyên án dùng “tà bối khảo” gông ông lại. “Tà bối hảo” có nghĩa là lần lượt vặn hai tay của tù nhân ra phía sau, rồi còng hai tay vào nhau. Loại “còng tà bối khảo” này khiến tù nhân không thể duỗi thẳng eo, dễ gây căng cơ và gãy xương. Sau khi bị còng trong thời gian dài, bàn tay hoặc cánh tay của tù nhân có khả năng bị tàn tật. Phùng Cơ Bình đã phải đeo chiếc còng lưng như vậy trong 4 năm.

Tổ chuyên án sau đó đổi phương pháp tra tấn ông: để bọn côn đồ đánh ông, chích thuốc độc khiến ông ho sặc sụa và nôn ra máu… Trong tình thế không thể nhẫn chịu nổi, Phùng Cơ Bình không ngừng hô lên trong ngục: “Đả đảo chuyên chế phát xít!”.

Sau mỗi lần bị thẩm vấn và tra tấn, Phùng Cơ Bình chỉ có thể kéo lê đôi chân bị còng về. Ngoài hành lang, ông ta đột nhiên hét lớn: “Hỡi bạn hữu khổ nạn, hãy liên hợp lại!” Vài tên lính canh xúm lại, đè tay và bịt miệng ông lại. Những người của tổ chuyên án hét lên từ bên cạnh: “Đừng để ông ta phóng độc!” Kể từ đó, Phùng Cơ Bình bị tước quyền ra ngoài hóng gió, bị đưa vào phòng “cách ly trọng phạm”.

Sau 4 năm bị còng lưng, quanh năm không duỗi thẳng được eo khiến Phùng Cơ Bình, người vốn bị bệnh tim và bệnh dạ dày, gầy gò, lưng cong và biến dạng. Ông bị thương khắp người, để lại những vết sẹo còng vĩnh viễn trên cổ tay.

Phùng Cơ Bình “bị bệnh tâm thần”?

Vào ngày 13/9/1971, Lâm Bưu, “chiến hữu thân mật và người kế vị Mao” đã được ghi vào đảng chương, bị rơi máy bay ở Windur Khan, Mông Cổ, và chính cục của ĐCSTQ bắt đầu phát sinh biến hóa. Bởi vì án “tập đoàn 61 người phản đồ” thuần túy là do Mao cố ý dung túng Khương Sinh và những kẻ khác chế tạo ra, Lưu hiếu Kỳ đã bị hạ gục, mục tiêu của Mao đã đạt được, đúng lúc “Sự cố ngày 13/9” đã xảy ra, có thể đẩy mọi trách nhiệm lên thân Lâm Bưu. Sau “Sự cố ngày 13/9”, nhóm phạm nhân chính trị lần lượt được xuất ngục.

Cuối năm 1975, Phùng Cơ Bình đã ở nhà tù Tần Thành được 9 năm. Trong số những “phạm nhân” cùng nhóm với ông, ông là người duy nhất còn sống sót. Cuối cùng, Khương Sinh và những người khác phải phóng thích ông. Tuy nhiên, tổ chuyên án đã không cho ông lưu lại Bắc Kinh, cưỡng hành ông đến nhà ga xe lửa để tống ông đến Thiểm Tây.

Phùng Cơ Bình nói: “Vấn đề của tôi chưa được thanh toán, tôi sẽ không đi!” Khương Sinh và những người khác liền nói ông bị “bệnh tâm thần”, cưỡng chế bắt nhốt ông vào khoa tâm thần của bệnh viện, từ đó Phùng Cơ Bình bị coi là “mắc bệnh tâm thần”. Mãi cho đến khi sựu kiện bắt giữ vợ của Mao Trạch Đông là Giang Thanh và nhóm “tứ nhân bang” diễn ra vào ngày 6/10/1976, Phùng Cơ Bình mới thực sự có được tự do nhân thân.

Phùng Cơ Bình không liên quan gì đến án “61 người tự thú xuất ngục”

Còn vụ “61 người tự thú xuất ngục” thì là chuyện gì? Sự việc này được truy tố từ năm 1931 đến năm 1936. Vào thời điểm đó, một nhóm đảng viên ngầm của ĐCSTQ đã bị bắt và giam giữ tại Viện quân nhân phản tỉnh Bắc Bình.

Vào năm 1936, trước khi quân đội Nhật Bản tiến trú Bắc Bình, Lưu Thiếu Kỳ, lúc đó là Bí thư Cục phía Bắc của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, cân nhắc sự thiếu hụt cán bộ cấp bách của ĐCSTQ vào thời điểm đó, dưới danh nghĩa Cục phía Bắc, ông đã ra quyết định cho 61 cán bộ ĐCSTQ đang bị giam giữ trong Viện quân nhân phản tỉnh Bắc Bình tiến hành tự thú để được phóng thích. Lưu Thiếu Kỳ đã báo cáo quyết định này với Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Trương Thiên Văn, khi đó là Tổng bí thư của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã phê chuẩn quyết định này.

Từ ngày 31/8/1936 đến tháng 3/1937, Bạc Nhất Ba và 61 người khác, theo chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ, đã hoàn thành mọi thủ tục tự thú và ký vào “Phản Cộng cố sự”. Sau đó, họ được ra tù sau khi “Nhật báo Hoa Bắc” và “Ích thế báo” xuất bản “Phản Cộng cố sự” thành 9 đợt. Vấn đề này đã được xem xét tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ bảy của ĐCSTQ năm 1945 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tám của ĐCSTQ năm 1956. Khi đó, Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã nhất mực cho rằng không có vấn đề gì.

Phùng Cơ Bình bị giam tại nhà tù Tần Thành vì “61 người tự thú xuất ngục”. Tuy nhiên, sự thật lịch sử là ông ta không liên quan gì đến vụ án này.

Phùng Cơ Bình sinh ra ở huyện Pháp Khố, tỉnh Liêu Ninh năm 1911. Ông được nhận vào Đại học Bắc Kinh Trung Quốc ở tuổi 19. Ông gia nhập ĐCSTQ năm 1931. Năm 1932, trước một cuộc biểu tình lớn, ông bị bắt bởi Cảnh sát lập hiến Quốc dân đảng và bị giam giữ trong Viện quân nhân phản tỉnh Bắc Bình. Năm 1935, Phùng Cơ Bình bị bệnh tim và được tại ngoại để chữa bệnh.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới