Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCái bẫy nợ khổng lồ đang làm ‘bần cùng hóa’ nhiều quốc...

Cái bẫy nợ khổng lồ đang làm ‘bần cùng hóa’ nhiều quốc gia

Sáng kiến Một vành đai, Một con đường của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ngày càng lộ rõ bản chất là một cái bẫy nợ khổng lồ. Nhiều quốc gia ở Trung Á và châu Phi đang phải oằn mình gánh nợ sau khi tham gia dự án của ĐCSTQ.

Vào ngày 9/11, Reuters đưa tin rằng Sri Lanka đã yêu cầu Trung Quốc giãn nợ để cứu nền kinh tế đang trượt dốc của họ.

Văn phòng của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa ngày 9/11 cho biết, ông Rajapaksa đã đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị giãn nợ vì Sri Lanka gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid.
Yêu cầu của Tổng thống Rajapaksa được đưa ra trong bối cảnh gánh nặng nợ ngày càng gia tăng do các dự án trong Vành đai và Cong đường không tạo ra đủ doanh thu.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay quy mô lớn với tổng trị giá 5 tỷ USD cho Sri Lanka để nước này xây dựng các cảng và sân bay cũng như mở rộng mạng lưới đường bộ. Hiện tại, Sri Lanka nợ Trung Quốc khoảng 3,38 tỷ USD, trong đó không bao gồm các khoản vay cho các doanh nghiệp nhà nước của Sri Lanka.

Dự trữ ngoại hối của Sri Lanka giảm xuống còn 1,5 tỷ USD vào cuối tháng 11 năm ngoái, khoản dự trữ này chỉ đủ trả cho lượng hàng nhập khẩu trong một tháng. Sri Lanka bắt đầu tiến hành cắt điện luân phiên từ hôm 7/1 do nước này không còn ngoại tệ nhập khẩu dầu làm nhiên liệu cho các máy phát nhiệt điện.

Maldives cũng đang ở tình trạng khó khăn. Quốc gia này đang nợ Trung Quốc 1,4 tỷ USD sau khi tham gia Vành đai và Con đường của ĐCSTQ.

Theo News, Chính phủ Maldives nghi ngờ rằng chi phí các dự án trong Vành đai và Con đường mà họ tham gia đã bị phía Trung Quốc thổi phồng. Vì thế họ đã yêu cầu Bắc Kinh xóa nợ một phần hoặc giảm lãi suất vay.
Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây đã chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc đang gài bẫy nợ các nước thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, với mục đích để buộc những nước này phải nhượng lại cho ĐCSTQ một số căn cứ quân sự trọng yếu.

Sri Lanka đã xây dựng cảng Hambantota bằng một khoản vay quy mô lớn từ Trung Quốc nhưng không trả được nợ, nên năm 2017, nước này đã phải bàn giao quyền khai thác Hambantota cho một công ty quốc doanh của Trung Quốc với thời hạn 99 năm.

Mỹ và Ấn Độ cảnh báo rằng cảng Hambantota nằm dọc các tuyến vận tải quốc tế quan trọng theo hướng đông tây, có thể mang đến cho Trung Quốc một chỗ đứng quân sự ở Ấn Độ Dương.

Vào cuối tháng 11, Daily Monitor cho hay, Uganda đã vay 200 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc để mở rộng Sân bay Quốc tế Entebbe. Thời hạn của hợp đồng vay là 20 năm, trong đó có 7 năm ân hạn. Uganda hiện đã phát hiện ra rằng có một số “điều khoản độc hại” trong thỏa thuận với Trung Quốc cần được đàm phán lại.

Cơ quan Hàng không Dân dụng Uganda (UCAA) nói rằng thỏa thuận nếu không được sửa đổi, sân bay Entebbe và các tài sản khác của chính phủ Uganda sẽ bị Trung Quốc thu giữ và tiếp quản.
UCAA đánh giá rằng, có 13 điều khoản trong thỏa thuận là “không công bằng và làm xói mòn chủ quyền của Uganda.”

Những điều khoản bất lợi này bao gồm ngân sách, kế hoạch tổng thể và chiến lược của UCAA cần phải được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Bắc Kinh phê duyệt, trong khi đây là quyền của ban giám đốc UCAA. Ngoài ra, bất kỳ tranh chấp nào giữa hai bên phải được giải quyết bởi Ủy ban Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc.

Thỏa thuận cũng quy định rằng UCAA sẽ không được sử dụng bất kỳ khoản chi tiêu nào khi chưa có sự chấp thuận của Bắc Kinh.

David Kakuba, cựu giám đốc UCAA đề nghị rằng, “cần khẩn trương rà soát và đàm phán lại hiệp định vay ưu đãi của Chính phủ và các hiệp định khác về nâng cấp và mở rộng dự án Sân bay Quốc tế Entebbe giai đoạn I”.

Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của Uganda đã không thực hiện được việc này khi Trung Quốc từ chối sửa đổi thỏa thuận.

RELATED ARTICLES

Tin mới