Mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo có thể xấu đi sau khi Nhật Bản ký thỏa thuận với hãng Boeing của Mỹ để nâng cấp chiến đấu cơ F-15J của họ thành “siêu máy bay đánh chặn”.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hợp đồng đã được thỏa thuận vào cuối tháng 12/2021 và liên quan đến việc nâng cấp phi đội F-15J Eagles của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), với số lượng 155 chiếc được đưa vào phục vụ vào năm 2020.
Thỏa thuận này phù hợp với chính sách chủ động hơn của Nhật Bản trước tình hình căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Cũng trong tháng 12/2021, Nhật Bản đã phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục 5,4 nghìn tỷ yên (47 tỷ USD) bao gồm khoản hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển một chiến đấu cơ mới và các vũ khí “thay đổi cuộc chơi” khác.
Việc nâng cấp F-15J, chiến đấu cơ hai động cơ chiếm ưu thế trên không, sẽ bao gồm việc phát triển một hệ thống máy bay tích hợp để hỗ trợ việc nâng cấp máy bay F-15J của Nhật Bản thành F-15 “siêu đánh chặn”.
Ngoài ra, nó sẽ giúp các chiến đấu cơ Nhật Bản sánh bước với phi đội máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo F-35 Lightning II đang ngày càng phát triển của nước này, một loại chiến đấu cơ tiên tiến thế hệ thứ năm có khả năng chiếm ưu thế trên không và thực hiện các nhiệm vụ tấn công.
Nhật Bản ngày càng mạnh mẽ phản đối ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và về các vấn đề như Đài Loan và Hong Kong. Tokyo cũng đã nhiều lần phản đối Bắc Kinh về hành động mà họ nói là tàu Trung Quốc coi là xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, đặc biệt là kể từ khi Bắc Kinh ban hành luật phản ứng cứng rắn hơn đối với những vi phạm tại nơi mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Hai nước cũng đang vướng tranh chấp lâu dài về quyền sở hữu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không có người ở ở Biển Hoa Đông và đảo Senkaku ở Nhật Bản.
Theo SCMP, chuyên gia an ninh cấp cao Timothy Heath thuộc tập đoàn Rand Corporation của Mỹ cho biết, hợp đồng của Nhật Bản với Boeing sẽ như “đổ thêm dầu” cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra giữa hai nước.
“Việc nâng cấp F-15 ở Trung Quốc có thể sẽ được coi là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản quyết tâm bám vào quan hệ đồng minh với Mỹ và duy trì một trật tự khu vực thống trị giữa Mỹ- Nhật mà Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi”, ông nói. “Động thái này sẽ làm leo thang cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra giữa hai gã khổng lồ châu Á”.
Giống Nhật Bản, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân đội, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2015 với mục tiêu xây dựng một quân đội hiện đại đẳng cấp thế giới ngang tầm với Mỹ trong tương lai.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, được công bố vào đầu tháng 11/2021, Trung Quốc sẽ phát triển hơn nữa khả năng của mình để tận dụng các công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo và robot tiên tiến, vũ khí siêu thanh và năng lượng định hướng…
Đối đầu với một quốc gia láng giềng ngày càng hùng mạnh, bước đi của Nhật Bản là khiêm tốn và thận trọng, theo Grant Newsham, một nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản. “Đây là một bước đi thận trọng của phía Nhật Bản nhằm đảm bảo và mở rộng tính hữu dụng của phi đội F-15”, ông nói.
Theo chuyên gia trên, Nhật Bản lo lắng về hoạt động xây dựng quân sự chưa từng có của Trung Quốc, cân nhắc xem liệu nước này có ý định đẩy Mỹ ra khỏi châu Á, thống trị khu vực hay trả đũa người Nhật hay không.