Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThấy gì qua tài liệu chống tham nhũng “không khoan nhượng” của...

Thấy gì qua tài liệu chống tham nhũng “không khoan nhượng” của TQ

Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ năm 2013 đã khiến không ít quan chức cấp cao nước này sa lưới. Khởi đầu là cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, tiếp theo là cựu Bộ trưởng Bộ công an Chu Vĩnh Khang.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi thảo luận ở Trường đảng Trung ương, Bắc Kinh hôm 11/1.

Tiếp theo là hàng loạt quan chức cấp thứ trưởng cũng đã sa lưới. Hôm 15/1/2022 Đài Truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã phát sóng bộ phim tài liệu gồm 5 phần về đề tài “ngày tàn tham nhũng”, một số thứ trưởng tham nhũng bị đưa ra có tính điển hình.

Cựu thứ trưởng công an Trung Quốc Tôn Lập Quân đã xuất hiện trong tập đầu tiên của bộ phim với những lời thừa nhận hối lộ, lập bè phái. Ông Tôn thừa nhận đã cùng phe phái của mình, gồm các quan chức cấp cao đã lạm dụng quyền hạn, cấu kết với các doanh nhân, nhận tiền và tài sản khổng lồ ông Tôn đã nhận số quà tổng trị giá 90 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD). Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cho rằng nhóm ông Tôn là ví dụ điển hình cho “suy đồi và tham nhũng cực độ”.

Cựu thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Mã Kiện thừa nhận đã nhận hối lộ 109 triệu nhân dân tệ (15,8 triệu USD) và các tội liên quan đến giao dịch ngầm và ép chuyển nhượng cổ phần. Mã được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ An ninh năm 2006, phụ trách hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Mã đã lạm dụng chức vụ nhận hối lộ để giúp tỷ phú Trung Quốc Quách Văn Quý bằng cách đe dọa để ép các cá nhân chuyển nhượng cổ phần cho Quách. Quách hiện sống lưu vong ở Mỹ và đang bị Trung Quốc truy nã.

Cựu thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Thiếu Xuân đã thừa nhận nhận hối lộ tổng cộng 67 triệu nhân dân tệ (hơn 9,7 triệu USD). Trong khoảng thời gian từ năm 1995-2018, Trương đã lợi dụng các chức vụ khác nhau, trong đó có trợ lý bổ trưởng, thứ trưởng Bộ Tài chính để nhận hối lộ từ các bộ phận và cá nhân liên quan. Đổi lại ông Trương đã hỗ trợ họ trong các hoạt động kinh doanh, giúp thăng quan tiến chức.

Không chỉ quan chức ở những bộ phận quan trọng nhận hối lộ hàng triệu USD mà còn có những quan chức ở những tổ chức khoa học cùng nhận hối lộ khổng lồ. Trần Cương, cựu quan chức Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã thú nhận về biệt phủ rộng 72.000m2 mà ông sở hữu. Trần Cương thừa nhận đã yêu cầu các nhà phát triển bất động sản xây biệt phủ cho mình tại quận Hoài Nhu, Bắc Kinh từ năm 2002 đến năm 2014. Trong biệt phủ là tòa nhà đồ sộ được trang trí cầu kỳ có diện tích hơn 3000m2.

Hàng trăm triệu người Trung Quốc bày tỏ bất bình: Tại sao các quan chức ở những bộ có trách nhiệm chống tham nhũng (công an, an ninh) lại tham nhũng? Tại sao có nhiều thứ trưởng tham nhũng mà người đứng đầu lại vô can? Tại sao có quan chức ở Hiệp hội lại có thể tham nhũng lớn và sống xa hoa như vậy?

Đây có thể cũng là câu hỏi cần đặt ra cho việc chống tham nhũng ở Việt Nam.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới