Friday, January 24, 2025
Trang chủNước Việt đẹpKhám phá những giếng cổ trăm tuổi bên trong Hoàng Thành nhà...

Khám phá những giếng cổ trăm tuổi bên trong Hoàng Thành nhà Nguyễn

Trong kiến trúc cung đình Huế nổi tiếng sở hữu hệ thống giếng cổ có niên đại lên đến hàng trăm năm tuổi tập trung chủ yếu tại khu vực Hoàng Thành – Tử Cấm Thành.

Giếng cổ tại khu Nội Đình đươc thiết kế theo kiểu giếng vuông độc lạ.

Trên tổng thể diện tích 36 ha, khu vực Hoàng Thành – Tử Cấm Thành được quy hoạch thành 6 khu vực theo mô thức cung điện truyền thống phương Đông gồm: khu Tiền Triều, Nội Đình, các miếu thờ tổ tiên, các cung điện dành cho Thái Hậu và Thái hoàng Thái hậu, kho tàng của hoàng gia, vườn ngự.

Theo nghiên cứu của TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế, khu vực này từng có ít nhất 18 chiếc giếng được đào và sử dụng trong thời Nguyễn.

Tại khu vực Tử Cẩm Thành (Nội Đình) hiện nay người ta khám phá được 4 chiếc giếng cổ được phân bố tại vực Duyệt Thị Đường nằm về phía đông gồm 2 chiếc, một chiếc nằm tại nhà Tả Vu về phía Nam và phía Đông và chiếc còn lại nằm tại khu Lục Viện về phía Bắc.

Nghiên cứu về hệ thống giếng cổ phân bố tại khu Nội Đình, kiến trúc của giếng cổ được thiết kế theo hai kiểu chính. Với kiểu hình vuông, giếng cổ xuất hiện ở phía Bắc Duyệt Thị Đường và khu Lục Viện. Tại khu vực nhà hát Duyệt Thị Đường về phía Bắc gần vườn Triệu Phương vẫn còn tồn tại một chiếc giếng gần như vuông.

Lòng giếng kích thước 153cm x 154cm, nếu kể cả thành giếng là 223cm x 225cm. Thành giếng xây bằng đá thanh, có vữa gắn kết; thành cao 43cm. Lòng giếng được kè xếp bằng gạch vồ loại nhỏ, không dùng vữa. Qua thời gian, chiếc giếng không còn được sử dụng và có dấu hiệu cỏ mọc um tùm che lấp lòng giếng.

Đồng kiến trúc, khu vực Lục Viện còn một chiếc giếng nằm khá gần trục trung tâm của Tử Cấm Thành Huế, nhưng hơi chếch về phía Tây. Xét về cấu tạo giếng cũng gần tương đương với thiết kế giếng tạ khu vực nhà hát Duyệt Thị Đường.

Trong tổng số 4 chiếc giếng cổ tại khu vực Nội Đình có 2 chiếc giếng có cấu tạo hình tròn phân bố tại nhà hát Duyệt Thị Đường về phía Tây – Nam và khu điện Cần Chánh.

Về cấu tạo giếng cổ tròn tại hai khu vực này cũng tương đối giống với hai chiếc trên nhưng đặc biệt ở chỗ là nước trong giếng rất trong dù không có người sử dụng trong thời gian khá lâu.

Hiện có 5 miếu thờ đều sở hữu giếng cổ kiểu loại giếng vuông có cấu tạo tương đối giống nhau về mặt hình thức. Khu vực các miếu thờ tổ tiên đươc chia thành 3 khu vực chính gồm Triệu Miếu (2 giếng), Hưng Miếu (1 giếng) và điện Phụng Tiên (2 giếng).

Tại Triệu Miếu có 2 chiếc giếng được phân bố theo hai hướng ngược nhau. Ở phía Tây tìm thấy chiếc giếng cổ đã rất lâu không có người sử dụng. Lạ thay, nước trong giếng lại rất trong. Tại phía đông, người ta chỉ còn thấy một chiếc giếng đã bị lấp cạn rất nhiều, sâu 2.6m và không có nước.

Chiếc giếng duy nhất tại Hưng Miếu về phía Nam nhà Trần Trù đến nay vẫn được đưa vào sử dụng. Giếng được sủ dụng thường xuyên nên nước ở đây vô cùng trong.

2 chiếc giếng cổ còn lại phân bố tại miếu Phụng Tiên về phía Tây (phía sau nhà Hữu Vu của tòa miếu chính) và phía đông (phía sau nhà Tả Vu của miếu chính). Về cấu tạo giếng tại phía đông có kích thước lớn và sâu hơn nhiều so với chiếc giếng ở phía Tây.

Tại khu vực các cung điện dành cho Thái Hậu và Thái hoàng Thái hậu, những chiếc giếng cổ được khám phá chủ yếu là giếng vuông được xây dựng tại 2 khu vực chính: phía Đông – Nam và Tây- Bắc của cung Diên Thọ, phía Đông – Bắc điện Thọ Ninh. Hầu hết các giếng này đã khoogn còn đực sử dụng, riêng tại khu phía Đông – Bắc điện Thọ Ninh, lòng giếng lấp đầy cỏ rác.

Chỉ có duy nhất 2 chiếc giếng cổ được sử dụng đến bây giờ theo thiết kế giếng tròn tại khu vực các cung điện dành cho Thái Hậu và Thái hoàng Thái hậu là giếng ở góc Đông – Bắc cung Diên Thọ và cung Trường Sanh.

Theo một nhà nghiên cứu lịch sử và văn hoá Huế, trước năm 1975, tại khu vực kho tàng của hoàng gia (Phủ Nội Vụ) có 4 chiếc giếng cổ được thiết kế theo kiểu giếng vuông và được bố trí đăng đối với nhau.

Chiếc giếng duy nhất tại Hưng Miếu về phía Nam nhà Trần Trù đến nay vẫn được đưa vào sử dụng. Giếng được sủ dụng thường xuyên nên nước ở đây vô cùng trong.

2 chiếc giếng cổ còn lại phân bố tại miếu Phụng Tiên về phía Tây (phía sau nhà Hữu Vu của tòa miếu chính) và phía đông (phía sau nhà Tả Vu của miếu chính). Về cấu tạo giếng tại phía đông có kích thước lớn và sâu hơn nhiều so với chiếc giếng ở phía Tây.

Tại khu vực các cung điện dành cho Thái Hậu và Thái hoàng Thái hậu, những chiếc giếng cổ được khám phá chủ yếu là giếng vuông được xây dựng tại 2 khu vực chính: phía Đông – Nam và Tây- Bắc của cung Diên Thọ, phía Đông – Bắc điện Thọ Ninh. Hầu hết các giếng này đã khoogn còn đực sử dụng, riêng tại khu phía Đông – Bắc điện Thọ Ninh, lòng giếng lấp đầy cỏ rác.

Chỉ có duy nhất 2 chiếc giếng cổ được sử dụng đến bây giờ theo thiết kế giếng tròn tại khu vực các cung điện dành cho Thái Hậu và Thái hoàng Thái hậu là giếng ở góc Đông – Bắc cung Diên Thọ và cung Trường Sanh.

Theo một nhà nghiên cứu lịch sử và văn hoá Huế, trước năm 1975, tại khu vực kho tàng của hoàng gia (Phủ Nội Vụ) có 4 chiếc giếng cổ được thiết kế theo kiểu giếng vuông và được bố trí đăng đối với nhau.

Cùng với sự phát triển, đến nay 3 chiếc giếng bị lấp và gần như không còn dấu vết. Chiếc giếng hình vuông còn lại, nằm ở phía Đông – Nam khu đất, sát Đông Khuyết Đài của Hoàng Thành.

Điều đặc biệt là 18 giếng cổ này không hề được đề cập trong các sử liệu chính thống của triều Nguyễn nên không thể xác định chính xác thời điểm ra đời của chúng.

Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật xây dựng những chiếc giếng này, so sánh với các giếng cổ tại hệ thống lăng vua Nguyễn thì ta có thể khẳng định hệ thống giếng cổ trong khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành đều được xây dựng vào đầu thời Nguyễn, ít ra là từ thời Tự Đức (1848-1883) trở về trước.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới