Thursday, November 7, 2024
Trang chủNước Việt đẹpĐộc đáo pho tượng rồng đá 'miệng cắn thân, chân xé mình'...

Độc đáo pho tượng rồng đá ‘miệng cắn thân, chân xé mình’ ở Bắc Ninh

Pho tượng đá Bảo vật Quốc gia được coi là “độc nhất vô nhị”, chưa từng có trong nền mỹ thuật Việt Nam với tạo hình kỳ lạ “miệng cắn chân, thân xé mình”.

Đền thờ Lê Văn Thịnh, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.

Đền thờ Lê Văn Thịnh (xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh) là nơi tôn thờ, tưởng niệm Trạng nguyên – Thái sư Lê Văn Thịnh, một danh nhân tiêu biểu có công lao to lớn đối với vương triều Lý và đất nước.

Thái sư Lê Văn Thịnh là người đỗ trạng nguyên khoa thi đầu tiên của nhà Lý năm 1075.

Trong cụm di tích chùa Đền Thái sư Lê Văn Thịnh, bên cạnh nhiều hiện vật cổ quý giá như: khánh đá, bia đá niên đại Cảnh Hưng 32 (1771), chuông đồng đúc năm Minh Mệnh 16 (1835)… còn có một bảo vật mang đầy màu sắc huyền bí, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo bằng đá, đó là tượng rồng trong tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”.

Tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là tư gia của Thái sư Lê Văn Thịnh nên nhiều người cho rằng tượng chính là nơi gửi gắm những tâm sự về nỗi oan khiên mà Thái sư Lê Văn Thịnh phải chịu trong vụ án trên hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) đời vua Lý Nhân Tông.

Pho tượng này được phát hiện vào năm 1991, đây là tác phẩm nghệ thuật hiếm thấy, với hình dáng kỳ dị nửa giống rồng, nửa giống rắn với tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”. Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam chưa ghi nhận bức tượng nào có hình dáng tương tự.

Ông Nguyễn Đình A, Thủ từ đền thờ Lê Văn Thịnh chia sẻ tượng mang hình dáng nửa mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng.

“Thân rồng tựa rắn uốn mình thành hình tròn, trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình, pho tượng như thể hiện một trạng thái sống động, đau đớn, quằn quại, bi thương, phẫn uất đến cùng cực. Pho tượng còn có thêm 1 điểm đặc biệt nữa là có một bên tai lành, một bên tai bịt kín, biểu hiện cho sự ân hận của vua Lý Nhân Tông vì đã nghe lời xiểm nịnh, hại trung thần cũng là thầy của mình”, ông A cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Trọng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, tượng rồng là khối sa thạch tạc thú lớn, có vảy rồng, nặng khoảng 3 tấn, cao 72cm, rộng 137cm, trong tư thế nằm cuộn khúc, đầu chầu phục, miệng cắn mình… “Thông qua pho tượng có thể nhận thấy những dụng ý của nhà điêu khắc được gửi gắm khéo léo qua từng đường nét chạm trổ với nhiều ẩn ý, đầy tâm sự, ai oán, khác hẳn với những tượng rồng thường thấy dưới thời nhà Lý, nhà Trần… nó có liên quan đến những oan khiên, trái ngang mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu lúc đương thời”, bà Trọng nói.

Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng cho rằng hình ảnh tự cắn vào thân mình của bức tượng thể hiện sự hối hận của vua Lý Nhân Tông vì đã nghi oan cho vị Thái sư.

Những móng vuốt sắc nhọn bấu chặt lấy thân như đang cào xé chính mình.

Với phong cách nghệ thuật độc đáo, các nhà nghiên cứu đều nhận định rồng đá được tạo tác vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII).

Rồng đá là bức thông điệp của tiền nhân gửi lại cho hậu thế về nỗi oan mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu trong vụ án Hồ Dâm Đàm vào đời vua Lý Nhân Tông (1096).

Năm 2009, khi xây dựng lại cổng chùa và đền Thái sư Lê Văn Thịnh, người dân địa phương tiếp tục phát hiện hai khúc thân khác của tượng rồng. Một mảnh thân còn nguyên vảy và một bàn chân có 5 vuốt sắc nhọn được làm bằng đá cát sa thạch giống như chất liệu của rồng đá được thờ trong đền.

Với giá trị tiêu biểu độc đáo, tượng “rồng đá/xà thần” ở đền thờ Lê Văn Thịnh đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.

Pho tượng đá Bảo vật Quốc gia được coi là “độc nhất vô nhị”, chưa từng có trong nền mỹ thuật Việt Nam với tạo hình kỳ lạ “miệng cắn chân, thân xé mình”.

Đền thờ Lê Văn Thịnh (xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh) là nơi tôn thờ, tưởng niệm Trạng nguyên – Thái sư Lê Văn Thịnh, một danh nhân tiêu biểu có công lao to lớn đối với vương triều Lý và đất nước.

Thái sư Lê Văn Thịnh là người đỗ trạng nguyên khoa thi đầu tiên của nhà Lý năm 1075.

Trong cụm di tích chùa Đền Thái sư Lê Văn Thịnh, bên cạnh nhiều hiện vật cổ quý giá như: khánh đá, bia đá niên đại Cảnh Hưng 32 (1771), chuông đồng đúc năm Minh Mệnh 16 (1835)… còn có một bảo vật mang đầy màu sắc huyền bí, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo bằng đá, đó là tượng rồng trong tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”.

Tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là tư gia của Thái sư Lê Văn Thịnh nên nhiều người cho rằng tượng chính là nơi gửi gắm những tâm sự về nỗi oan khiên mà Thái sư Lê Văn Thịnh phải chịu trong vụ án trên hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) đời vua Lý Nhân Tông.

Pho tượng này được phát hiện vào năm 1991, đây là tác phẩm nghệ thuật hiếm thấy, với hình dáng kỳ dị nửa giống rồng, nửa giống rắn với tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”. Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam chưa ghi nhận bức tượng nào có hình dáng tương tự.

Ông Nguyễn Đình A, Thủ từ đền thờ Lê Văn Thịnh chia sẻ tượng mang hình dáng nửa mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng.

“Thân rồng tựa rắn uốn mình thành hình tròn, trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình, pho tượng như thể hiện một trạng thái sống động, đau đớn, quằn quại, bi thương, phẫn uất đến cùng cực. Pho tượng còn có thêm 1 điểm đặc biệt nữa là có một bên tai lành, một bên tai bịt kín, biểu hiện cho sự ân hận của vua Lý Nhân Tông vì đã nghe lời xiểm nịnh, hại trung thần cũng là thầy của mình”, ông A cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Trọng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, tượng rồng là khối sa thạch tạc thú lớn, có vảy rồng, nặng khoảng 3 tấn, cao 72cm, rộng 137cm, trong tư thế nằm cuộn khúc, đầu chầu phục, miệng cắn mình… “Thông qua pho tượng có thể nhận thấy những dụng ý của nhà điêu khắc được gửi gắm khéo léo qua từng đường nét chạm trổ với nhiều ẩn ý, đầy tâm sự, ai oán, khác hẳn với những tượng rồng thường thấy dưới thời nhà Lý, nhà Trần… nó có liên quan đến những oan khiên, trái ngang mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu lúc đương thời”, bà Trọng nói.

Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng cho rằng hình ảnh tự cắn vào thân mình của bức tượng thể hiện sự hối hận của vua Lý Nhân Tông vì đã nghi oan cho vị Thái sư.

Những móng vuốt sắc nhọn bấu chặt lấy thân như đang cào xé chính mình.

Với phong cách nghệ thuật độc đáo, các nhà nghiên cứu đều nhận định rồng đá được tạo tác vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII).

Rồng đá là bức thông điệp của tiền nhân gửi lại cho hậu thế về nỗi oan mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu trong vụ án Hồ Dâm Đàm vào đời vua Lý Nhân Tông (1096).

Năm 2009, khi xây dựng lại cổng chùa và đền Thái sư Lê Văn Thịnh, người dân địa phương tiếp tục phát hiện hai khúc thân khác của tượng rồng. Một mảnh thân còn nguyên vảy và một bàn chân có 5 vuốt sắc nhọn được làm bằng đá cát sa thạch giống như chất liệu của rồng đá được thờ trong đền.

Với giá trị tiêu biểu độc đáo, tượng “rồng đá/xà thần” ở đền thờ Lê Văn Thịnh đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới