Friday, October 4, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnQuốc hội Anh lên án TQ ngày ngày khai mạc Olympic Bắc...

Quốc hội Anh lên án TQ ngày ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh

Vào ngày 4/2, ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh, Quốc hội Anh đã thảo luận về hai sửa đổi trong Đạo luật Mô người, cáo buộc ĐCSTQ phạm tội ác diệt chủng vì hậu thuẫn cho hành vi mổ cướp nội tạng đối với các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số khác.

Trái: Cảnh sát bắt giữ các học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn (ảnh: Minh Huệ); Phải: (ảnh thumb Youtube/NTD).

Hai điều khoản sửa đổi nhằm mục đích ngăn chặn công dân Anh không đến các nước như Trung Quốc để cấy ghép nội tạng, cũng như cấm hoạt động lưu diễn trưng bày xác chết từ Trung Quốc.

Lãnh chúa Philip Hunter đã chỉ ra trong cuộc thảo luận rằng, Birmingham đã tổ chức một cuộc triển lãm xác chết được gọi là “Real Bodies” vào năm 2018. Các xác chết là từ Đại Liên ở Trung Quốc, và tất cả đều không có giấy tờ tùy thân cũng như không được sự đồng ý của người nhà những thi thể đó.

Ông nói: “Điều đáng chú ý là giữa năm 1999 và 2013, trại lao động ở Đại Liên nổi tiếng với cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công. Đó là những vụ giết người hàng loạt của một nhà nước độc tài, chúng ta không thể để yên”.

Ông cũng đề cập đến phán quyết của “Tòa án về Trung Quốc” ở London năm 2019 rằng hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ đã tồn tại trong nhiều năm và hiện vẫn tồn tại, và rằng các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp nội tạng chính. Vào tháng 6 năm 2021, 12 chuyên gia về Quy trình Đặc biệt của Liên hợp quốc trích dẫn “các nguồn đáng tin cậy” nói rằng ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo đã bị giết để lấy nội tạng.

Ông Hunter nói: “Đây là bối cảnh mà chúng tôi đang tranh luận về những sửa đổi này. Tôi rất buồn vì đây là ngày khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Trung Quốc. Chúng ta phải làm mọi cách để ngăn chặn việc làm đáng ghê tởm này”.

Hai sửa đổi do ông Hunter đề xuất đã được nhiều nghị sĩ ủng hộ.

Nam tước Ilora Finlay cho biết bà “rất ủng hộ những sửa đổi này”. “Tôi không thấy có lý do gì để bất kỳ ai không ủng hộ những sửa đổi này”, bà nói, “Chúng đặt ra một tiêu chuẩn đạo đức cơ bản”.

“Mới hôm qua, tôi nhận được một lá thư từ một người phụ nữ. Mẹ của cô ấy, một học viên Pháp Luân Công, đã bị tống vào tù và sau đó thực sự biến mất. Cô ấy không biết mẹ mình ở đâu và không thể nhận được bất kỳ tin tức nào từ bà. Tình hình này đang diễn ra khắp nơi. Nó đang xảy ra ở Trung Quốc.”

Bernard Ribeiro, thành viên của Hạ viện và là cựu chủ tịch của Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật Hoàng gia Anh, cho biết ông lo ngại về tội ác đang tiếp diễn về việc mổ cắp tim, gan, thận, giác mạc và các cơ quan nội tạng khác của ĐCSTQ. Ông đề cập rằng vào tháng 1 năm nay, Hiệp hội Y khoa Anh đã lên án các bác sĩ Trung Quốc vì đã tham gia vào các vụ vi phạm nhân quyền và diệt chủng, và xã hội đã thúc giục chính phủ Anh gây áp lực cho Đảng Cộng sản Trung Quốc để dừng những hoạt động vô nhân đạo này và cho phép các nhà điều tra của Liên hợp quốc vào vùng Tân Cương.

Nam tước Northover bày tỏ rằng bà hoàn toàn ủng hộ cả hai sửa đổi. “Chúng ta không thể nói rằng chúng tôi không biết về cưỡng bức thu hoạch nội tạng”, bà nói, trước phán quyết của tòa án độc lập và vô số bằng chứng khác.

Bà cũng lưu ý rằng “một số quốc gia, bao gồm Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Na Uy và Israel , đã có hành động ngăn cản [công dân] du lịch ghép tạng ở Trung Quốc. Chúng ta tất nhiên cũng phải làm như vậy.”

Nghị sĩ Alton của Liverpool cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc sửa đổi. Ông cảm ơn Ngài Hunter vì những nỗ lực không mệt mỏi của để bảo đảm nước Anh không bao giờ đồng lõa với một trong những tội ác lớn nhất chống lại nhân loại.

Ông lên án Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì đã thành lập “Phòng 610” và ra lệnh “xóa sổ Pháp Luân Công”, khiến những học viên Pháp Luân Công trở thành nạn nhân chính của nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

Ông nói, “Cái mà bây giờ được coi là ‘Trò chơi diệt chủng’ đang khởi động ở Bắc Kinh, và chúng ta nên có cuộc tranh luận đúng lúc này tại Quốc hội. Kể từ khi Đức Quốc xã tổ chức Thế vận hội ở Berlin năm 1936, chúng ta chưa từng thấy lý tưởng Olympic bị phỉ báng như vậy”.

Nghị sĩ Patrick Cormack cho biết: “Tôi chỉ muốn hết lòng ủng hộ những sửa đổi này. Không có thương vụ nào hèn hạ hơn việc buôn bán nội tạng người; không có Thế vận hội nào đáng xấu hổ hơn những gì đang diễn ra ở Trung Quốc lúc này”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới