Thursday, November 7, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiKhủng hoảng tại Ukraine: An ninh không phải món quà miễn phí

Khủng hoảng tại Ukraine: An ninh không phải món quà miễn phí

Tình hình khủng hoảng tại Ukraine tiếp tục căng thẳng do không tìm được giải pháp hữu hiệu. Cuộc khủng hoảng này có thể kéo dài suốt năm, với mức độ căng thẳng khác nhau.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva.

Đến đầu tháng 2, quân đội Nga vẫn tập trung gần biên giới Ukraine với quy mô rất lớn. Tổng thống Nga Putin đang cân nhắc quyết định tấn công, hay rút quân một phần vào cuối tháng này. Nếu buộc phải rút quân, ông Putin vẫn tính tới khả năng làm cho đối phương lo lắng. Có thể đó là diễn tập lực lượng hạt nhân, các đòn tấn công mạng, thậm chí là các cuộc hội quân nhằm phô bầy thanh thế.

Cuộc đối đầu Nga – Ukraine chỉ là bước đầu trong kế hoạch dài hơi của Nga. Kế hoạch ấy hướng tới mục tiêu buộc phương Tây đồng ý thiết lập kiến trúc an ninh mới cho Đông Âu, đánh dấu giai đoạn mới trong cuộc xung đột nhiều năm giữa Nga và phương Tây. Nói cách khác, mục tiêu của Nga là duy trì cách nào đó khiến nguy cơ chiến tranh luôn luôn thường trực. Có như vậy giới chức phương Tây mới chịu tham gia đàm phán, bởi từ lâu họ tìm đủ mọi lý do để né tránh.

Trong trường hợp các nhà lãnh đạo phương Tây và Wasinghton có thể tìm ra các giải pháp tạm thời làm hạ nhiệt căng thẳng, thì những yêu cầu lớn từ phía Nga vẫn khiến cho các bên khó đạt được một thỏa thuận tầm cỡ. Theo phân tích của các chuyên gia quân sự người Nga, kể cả khi phương Tây và Ukraine nhượng bộ để đẩy lùi xung đột vũ trang trong thời gian tới, cũng khó có thể làm Moskova Nga hài lòng. Nguy cơ chiến tranh vẫn như trái bom chờ nổ.

Không hề úp mở, mới đây, Tổng thống Putin đe dọa về nguy cơ nổ ra chiến tranh nguyên tử vì Ukraine. Putin chỉ ra kịch bản Ukraine sau khi gia nhập NATO sẽ cố gắng tái chiếm bán đảo Crimea (một khu vực đã bị Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014). Tuy giới chức phương Tây từng nhận định, khả năng Ukraine gia nhập NATO là không thực tế trong tương lai gần, nhưng Điện Kremlin khẳng định, dù chỉ là khả năng, đây vẫn là nguy cơ đối với sự tồn vong của Nga.

Trên thực địa, Nga đang tăng cường chuẩn bị các giải pháp quân sự để ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO. Quân đội Nga đang triển khai quân lực và trang thiết bị chỉ cách biên giới với Ukraine vài dặm. Dựa trên ảnh vệ tinh và video, binh sĩ di chuyển được đăng trên mạng xã hội, các nhà nghiên cứu khẳng định điều này.

“Có thể nói đây không phải là thế trận mà Nga sẽ duy trì trong thời gian dài”. Nhận xét này của Michael Kofman – Giám đốc chương trình nghiên cứu Nga tại CNA, một viện nghiên cứu tại Virginia (Mỹ) – cho thấy, quân đội Nga đang ở trong trạng thái tiến thoái lưỡng nan. Vấn đề này sẽ được quyết định trong những tuần tới.

Mặc dù những hành động di chuyển quân sự của Nga là khó dự đoán và rất đáng lo ngại, song khả năng Tổng thống Putin phát động tấn công toàn diện là điều khó xảy ra. Vì sao vậy? Nguyên nhân chủ yếu là, rủi ro đi kèm sẽ vượt xa so với những động thái quân sự trước đây. Tên lửa của Nga có thể không nhằm trúng mục tiêu và gây thương vong cho dân thường. Đó là cái cớ để Ukraine giáng trả và cũng là cái cớ để NATO tham chiến.

Hôm 8/2 Điện Krremlin cho biết, Nga sẽ rút hàng nghìn binh sĩ được điều động tới Belarus, nước láng giềng phía bắc của Ukraine. Cuộc rút quân chỉ được thực hiện sau khi hai nước kết thúc tập trận chung vào ngày 20/2 tới đây. Thế nhưng theo các nhà phân tích, dù lực lượng này có rời khỏi Belarus, thì Nga vẫn có thể sẵn sàng gây áp lực quân sự lên Ukraine và phương Tây.

Chiến thuật đơn thuần của Nga là đề nghị đối phương “phải lắng nghe mình” đã không còn phù hợp. Các nhà lãnh đạo Nga nhận thấy cần phải làm rõ nguy cơ nếu quan điểm của Nga luôn bị xổ toẹt.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) ngày 9/2 đã mời Nga tham gia các cuộc đàm phán trong khuôn khổ OSCE về các biện pháp tăng cường an ninh ở châu Âu.

Trong bức thư chung gửi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, 27 quốc gia thành viên EU thể hiện sự tin tưởng: Căng thẳng và bất đồng phải được giải quyết thông qua đối thoại và ngoại giao. EU khẳng định sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Nga nhằm tăng cường an ninh.

Thời nay, an ninh không phải món quà miễn phí. Nhưng cũng không thể đem máu của binh sĩ và dân lành đem đánh đổi.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới