Saturday, January 11, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhững tảng đá biết "tiên tri" ở TQ

Những tảng đá biết “tiên tri” ở TQ

Nữ y tá Tiểu Mạnh lắc đầu nói: “Tôi là không tin, Chủ tịch có tin không?” Ai ngờ, Mao Trạch Đông thuyết đạo: “Tôi tin, Trung Quốc có một phái học thuyết, gọi là Thiên – Nhân cảm ứng, nói rằng nhân gian có đại biến hóa gì, đại tự nhiên liền có biểu thị tương ứng, dự báo trước cho nhân gian, cát hữu cát triệu, hung hữu hung triệu. Thiên diêu địa động, đại thiên thạch từ trên trời rơi xuống, chính là muốn người ta chết.” Cùng năm đó, trận động đất Đường Sơn đã làm thương vong vô số người; Chu Ân Lai, Chu Đức, Mao Trạch Đông lần lượt qua đời…

Sản đản nhai – Vách đá đẻ trứng

Có một ngọn núi, tên là Đăng Cản Sơn ở huyện Tam Đô, Quý Châu, dưới chân núi có một vách đá trơ trọi, dài khoảng 20 mét và cao 6 mét. Nhìn từ xa, ngoại trừ những vết rỗ trên bề mặt, rất không trơn nhẵn, nó trông không có gì đặc biệt. Nhưng nếu bạn có thể tiến một bước quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy trên vách đá có những viên đá tròn hình quả trứng với nhiều kích cỡ khác nhau, thường có đường kính từ 30 đến 50 cm, lộ màu sắc xanh đỏ, địa chất kiên ngạnh, bên trên có những vân đá hình tròn, y như vòng tròn vân gỗ của thân cây lâu năm. Có một số quả trứng đá vừa mới nảy lên, và một số đã vỡ vụn và sắp rơi xuống.

Những hương dân Thủy tộc ở làng Cô Lỗ Trại gần đó gọi vách đá này là Sản đản nhai – Vách đá đẻ trứng. Những người sống lâu ở đây nói, theo những lão nhân trong thôn giới thiệu, tổ đá lõm này cứ cách 30 năm sẽ sản sinh ra một quả trứng đá. Vào ngày đẻ trứng, sẽ luôn có cuồng phong, mưa lớn, sấm vang chớp giật. Quả trứng đá lăn từ vách đá xuống và phát ra âm thanh “cô lô cô lô cô lô”, vì vậy làng này mới có tên là Cô Lỗ Trại.

Vậy điều gì đã xảy ra với đá đẻ trứng này?

Sau khi trắc định sơ bộ về vách đá đẻ trứng, các chuyên gia thăm dò địa chất Trung Quốc cho rằng, đá trứng được hình thành từ kỷ Cambri cách đây 500 triệu năm; huyện Tam Đô ở Quý Châu lúc đó vẫn còn là biển sâu, vào thời điểm đó có một số phân tử canxi cacbonat lơ lửng ở dạng đất sét nhuyễn tự do trong biển sâu, dưới tác dụng hóa học đặc định dần dần ngưng tụ hình thành kết hạch, trải qua trầm tích ở tầng trên mà không ngừng nén xuống, đất sét nhuyễn và kết hạch biến thành nham thạch ẩn tàng dưới đáy biển, đất sét nhuyễn biến thành nê nham (đá đất sét), kết hạch biến thành thạch đản (đá trứng), kinh qua hàng triệu năm vận động địa chất, cuối cùng hình thành các nốt sần trên bề mặt. Khi đá trứng hình thành nốt sần trên bề mặt, do phong hóa khác biệt, nham bích cấu thành từ nê nham phong hóa tốc độ cao, còn đá trứng hình thành từ kết hạch thì phong hóa với tốc độ chậm, khi nê nham phong hóa hết tầng này đến tầng khác mà rơi xuống, thì đá trứng dần dần “có mang” mà đẻ trứng.

Mặc dù cách giải thích trên, nghe có vẻ như có lý, nhưng những người đã biết rõ về vách đá đẻ trứng thì không bằng lòng với cách giải thích như vậy. Họ nói, nếu đúng như vậy, vách đá đẻ trứng trải qua phong hóa mà không ngừng rơi xuống, nhưng vì sao một ngàn năm trở lại đây, chưa hề nhìn thấy vách đá đẻ trứng này càng ngày càng thu nhỏ lại. Hơn nữa, những quả trứng khác nhau từ tổ đá lõm đẻ ra, điều này có thể giải thích thế nào? Còn nữa, vì sao chỉ có vách đá đẻ trứng mới có loại hiện tượng kỳ lạ này, vì sao hiện tượng này chỉ có ở Tam Đô, Quý Châu mà những nơi khác không có?

Để giải khai bí ẩn về vách đá đẻ trứng “Sản đản nhai”, chính quyền huyện Tam Đô ở Quý Châu đã từng treo thưởng 50 vạn tệ cho người giải được nó, nhưng rất tiếc vẫn chưa có ai có thể lĩnh thưởng. Tuy nhiên, với người Thủy tộc tín ngưỡng cổ lão mà nói, những quả trứng đá này là linh vật cát tường được Thần linh ban tặng, nhà nào cũng đều thu tàng không ít. Ngoài ra, những người ở làng Trại còn lưu truyền truyền thuyết thần kỳ về những quả trứng đá. Có người phụ nữ mãi không mang thai sờ vào quả trứng đá và kiền thành cầu nguyện mỗi ngày, sau đó sinh ra một cậu bé mũm mĩm, còn có những đứa trẻ 6 tuổi chưa biết nói liền nói được sau khi chạm vào trứng đá. Những thôn dân thành kính dựng bia đá thạch đản để tỏ lòng thành kính ân điển của Thần linh.

Trư khiếu thạch – “tảng đá lợn rống” dự trắc tai họa

Ngoài ra còn có một tảng đá kỳ lạ ở thắng cảnh Hiệp Cốc, Thái Hành Sơn ở huyện Lâm, tỉnh Hà Nam, được gọi là “Đá lợn rống”, nó nổi tiếng vì âm thanh phát ra như tiếng lợn rống.

“Đá lợn rống” được bao bọc bởi quần thể những ngọn núi, núi chồng núi với ngút ngàn tùng bách. Tảng đá nằm ẩn mình dưới vách đá, có sắc hồng tím, hình vuông, đầu phía Tây, đuôi phía Đông, xiên vào trong đất, cao 3 mét, rộng 3 mét, dày 2 mét, trên thân có những vết nứt rất rõ ràng. Truyền thuyết kể rằng, “Đá lợn rống” mỗi khi thiên hạ có chuyện, nó sẽ rống lên, chuyện to rống to, chuyện nhỏ rống nhỏ, một lần có thể rống lên hơn trăm thanh. Khi tảng đá rống lên, chạm tay vào có thể cảm giác nó hơi rung động, âm thanh nghe như tiếng lợn vừa chạy vừa la, thanh âm lúc cao lúc thấp.

Các chuyên gia đã từng thám trắc khảo sát, cố gắng tìm ra nguyên nhân tảng đá phát ra âm thanh, nhưng cuối cùng họ đều không lý giải nổi. Những lão nhân ở thôn Phục Nham gần đó hồi ức lại rằng, “Đá lợn rống” đã rống lên vào năm 1937 trước khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, đến năm 1949 nó lại rống lên, trước khi xảy ra trận đại ôn dịch. Lần gần nhất chỉ mấy năm trước, nó rống lên dồn dập, các lão nhân lo lắng nói rằng, sợ rằng lại có đại sự nào sắp phát sinh.

Thiên thạch – dự ngôn đến từ thiên không

Những thiên thạch từ trên trời rơi xuống cũng đồng dạng có năng lực dự ngôn đáng kinh ngạc. Cổ nhân tin rằng Thiên – Nhân hợp nhất, con người và trời đất có tương thông với nhau, thiên thạch là sao băng từ trên trời rơi xuống. Cuốn “Lịch sử – Thiên quản thư” ghi chép: “Tinh trụy chí Địa, tắc thạch dã.” Trong các loại dị tượng, sao băng hay thiên thạch rơi được coi là điềm gở.

Theo ghi chép lịch sử, vào năm Cảnh Sơ thứ hai Ngụy Minh Đế, tức là năm 238 sau Công nguyên, Ngụy Minh Đế phái thái úy Tư Mã Ý thảo phạt quân phiệt địa phương Công Tôn Văn Ý. Tư Mã Ý bao vây Công Tôn Văn Ý ở Tương Bình. Vào một đêm tháng 8, một sao băng khổng lồ phóng xuống, lóe lên ánh sáng trắng, quét ngang qua thành Tương Bình, rơi xuống phía đông nam thành. Vào tháng 9, khi Công Tôn Văn Ý phá vòng vây và chạy trốn đến nơi sao băng rơi xuống, liền bị quân đội của Tư Mã Ý giết chết.

Năm 1976, một trận mưa sao băng từ thiên không giáng xuống Cát Lâm; ngoài 3 thiên thạch lớn còn có rất nhiều thiên thạch nhỏ, quy mô hiếm có trên thế giới. Một cuốn sách xuất bản tại Hoa lục “Mao Trạch Đông những năm cuối đời” đã ký lục lại giai đoạn lịch sử này. Mao Trạch Đông sau khi biết về trận mưa thiên thạch ở Cát Lâm, vẻ mặt lộ rõ thần sắc bất an, nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ hồi lâu, rồi nói với y tá Tiểu Mãnh đang chăm sóc ông ta: “Loại sự tình này, không phải là hiếm có trong lịch sử, trong chính sử có ghi chép không ít, dã sử càng có nhiều ghi chép.” Nữ y tá Tiểu Mạnh lắc đầu nói: “Tôi là không tin, Chủ tịch có tin không?” Ai ngờ, Mao Trạch Đông thuyết đạo: “Tôi tin, Trung Quốc có một phái học thuyết, gọi là Thiên – Nhân cảm ứng, nói rằng nhân gian có đại biến hóa gì, đại tự nhiên liền có biểu thị tương ứng, dự báo trước cho nhân gian, cát hữu cát triệu, hung hữu hung triệu. Thiên diêu địa động, đại thiên thạch từ trên trời rơi xuống, chính là muốn người ta chết.” Cùng năm đó, trận động đất Đường Sơn đại địa chấn đã làm thương vong vô số người; Chu Ân Lai, Chu Đức, Mao Trạch Đông lần lượt qua đời.

Tàng Tự Thạch – Một đồng thoại chân thật

Cuối cùng, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về thiên hạ đệ nhất Thần thạch – tảng đá thần Tàng Tự Thạch.

Hãy nói về những tảng đá có các ký tự trên đó, và điều đó không phải là chưa từng thấy trước đây. Cuốn “Sử ký” từng ghi chép lại rằng, vào năm thứ 36 Tần Thủy Hoàng tại vị, một khối thiên thạch lớn từ trên trời rơi xuống, bên trên có khắc dòng chữ “Thủy hoàng đế tử nhi địa phân”. Hai năm sau, khi Tần Thủy Hoàng băng hà, câu sấm ngữ đó đã trở thành hiện thực. Sáu quốc gia từng bị ông chinh phục lần lượt phục quốc, quần hùng cát cứ, trường đại kịch Sở – Hán tranh bá lại bắt đầu triển khai.

Tuy nhiên, thái sử công Tư Mã Thiên về việc này luôn nghiêm cẩn, ông cho rằng những ký tự trên tảng đá này có thể là do một vị lão nhân (Kiềm Thủ) khắc ra. Nhưng Tàng Tự Thạch mà chúng tôi giới thiệu hôm nay là đá nguyên khối thuần tự nhiên, không hề qua tu sửa, trên thân có viết 6 ký tự, các ký tự này cùng kích thước, cùng chiều, cùng quãng ngắt, cùng nét chữ, cú ngữ thông thuận. Các chuyên gia tin rằng, xác suất hình thành ký tự tự nhiên trên đá là một phần 100 tỷ. Và một tổ hợp ký tự như vậy có xác suất là một phần nghìn tỷ. Nói cách khác, nó gần như không thể. Tuy nhiên, nó là một tảng đá tự nhiên chân thực tồn tại. Chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn.

Tàng Tự Thạch nằm ở thôn Đào Pha, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Nơi đó hẻo lánh và gần như biệt lập với thế giới. Thôn dân đều là dân tộc Bố Y, có văn tự riêng của họ, họ không biết nhiều về chữ Hán. Vào năm 2000, Vương Quốc Phú, bí thư thôn, tình cờ phát hiện một tảng đá có chữ viết trên đó, nhưng ông không biết nó viết gì, do đó cũng không lưu ý lắm. Vào tháng 6 năm 2002, một phóng viên của “Nhật báo Quý Châu” đã đến đó để chụp ảnh phong cảnh, và thôn dân đã giới thiệu tảng đá với các ký tự cho anh ta. Người phóng viên đã vô cùng ngạc nhiên sau khi nhìn thấy nó, và ngay lập tức chụp ảnh lưu lại. Tàng Tự Thạch nhờ vậy mà được ngoại giới biết đến.

Vậy trên tảng đá đó viết dòng chữ gì? Mọi người hãy tự mình xem nó. Năm ký tự đầu tiên phi thường rõ ràng – “Trung Quốc Cộng sản Đảng”. Ký tự thứ sáu có chút hơi mờ, mọi người nghĩ xem, trông nó giống chữ gì? Đó là chữ “亡” hay là “Vong”!

Chiều cao trung bình của sáu ký tự lớn này là 25,2cm và rộng 17,8cm, các ký tự trông chất phác kiểu cổ điển, chữ này xếp sau chữ kia, phân bố chỉnh tề, nét bút đột xuất ra trên mặt đá như một bức phù điêu. Chữ trên vách đá cao từ 1,52 mét đến 1,8 mét, trong đó chữ “Quốc” và chữ “Sản” là ký tự phồn thể, bốn chữ còn lại là giản thể.

Tuy nhiên, mặc dù sáu ký tự này trông có vẻ hình thành tự nhiên, nhưng lúc đầu không ai tin chúng được hình thành tự nhiên. Để giải tỏa nỗi oan khuất vì mang tiếng tạo giả của thôn dân, chính quyền huyện Bình Đường trước sau đã mời ba đợt chuyên gia tiến hành giám định từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2003. Lần cuối cùng, hai viện sĩ của Học viện Khoa học Trung Quốc, Lý Đình Đống và Lưu Bảo Quân, cùng ba học giả hàng đầu khác trong lĩnh vực địa chất đã được mời. Cuối cùng, các chuyên gia xác định rằng những ký tự trên đá thực sự được hình thành một cách tự nhiên, và thành phần chủ yếu là các mảnh vụn của hóa thạch cổ sinh vật có lịch sử 270 triệu năm. Các ký tự nguyên lai là ẩn mình giữa các khối đá lớn, nên không bị phong hóa qua hàng trăm triệu năm. Khoảng 500 năm trước, tảng cự thạch đã rơi xuống từ vách đá ở tả ngạn của thung lũng sông, và nó bị nứt ra thành hai phần, các ký tự ẩn trong đó cho tới ngày nay mới nhìn thấy. Khi những tảng đá xung quanh dần dần bị phong hóa, dòng chữ này mới trở nên nổi bật.

Các chuyên gia cho biết, lúc đầu họ đến thẩm định đều mang theo tâm thái dẹp nạn hàng giả. Nhưng đối diện với sự thực, không thể không thần phục. Bởi vì từ quan điểm địa chất mà xét, nếu là các ký tự do con người “làm ra” trên bề mặt của đá, phải có dấu vết của xi măng hoặc các ngân tích của chất kết dính khác, và sẽ có những dấu vết chắp vá. Nhưng tại hiện trường không phát hiện thành phần chất kết dính nào, cũng không có ngân tích của “bất kỳ nhân công điêu tạc” nào. Ngoài ra, có một điểm rất quan trọng là, trên đồ hình văn tự còn có hóa thạch các mảnh vỏ bọt biển, san hô, các loài cổ sinh vật chân đốt từ 200 triệu năm trước, hình thái của chúng tuyệt nhiên bất đồng với sinh vật hiện đại, trong thế kỷ 21 tuyệt nhiên không thể tìm thấy chúng.

Cùng thời gian đó, Lương Hoành, phó tổng biên tập tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ cũng biết tin và đến thăm quan, đã viết bài “Bình Đường Tàng Tự Thạch ký” để làm tiêu bản văn chương tuyên truyền. Sau một loạt “thao tác” lớn, “Tàng Tự Thạch” nhanh chóng trở nên phổ biến trên khắp cả nước. Các phương tiện truyền thông lớn đều đồng loạt bỏ qua ký tự thứ sáu, chữ “Vong”, chỉ giới thiệu năm chữ đầu “Trung Quốc Cộng Sản Đảng”, tự xưng tảng đá thần kỳ này là “Trời sinh điềm lành, dân sinh ân tình”.

Chính quyền địa phương đã ngay lập tức ngửi thấy cơ hội kinh doanh, quyết định tạo ra thương hiệu “Tảng đá cứu tinh” cho Tàng Tự Thạch, phát triển du lịch sắc đỏ, và sáng kiến một con đường phát tài. Tuy nhiên, vào đêm khi các quan viên địa phương phác định phương án, trời không mưa không gió, trên con đường núi dẫn đến “Tảng đá cứu tinh”, một cây phong 500 tuổi bất ngờ gãy đổ bên vệ đường, khiến cây ngân hạnh cổ thụ bên cạnh cũng bị gãy làm đôi, cành cây ngổn ngang trên mặt đất. Sự việc này khiến thôn dân gần đó bàng hoàng, tin tức lan nhanh như cháy rừng, ai cũng nói rằng, cái chết tức tưởi của hai cây cổ thụ này để thức tỉnh các quan viên rằng trên tảng đá vẫn còn ký tự thứ sáu?

Sau khi hay tin, Lâm Minh Chương, một nhà quy hoạch du lịch đỏ, đã đến hiện trường để kiểm tra, sau khi trở về, ông ta đã viết một “Cổ phong bi ký”. Chính quyền huyện đã cử người đến khắc thành một tấm bia đá, và đặt dưới gốc cây phong cổ thụ. Dòng chữ viết đại ý là:

“Ngày nay, bên hẻm núi sông Lãng Mã có tàng tự thạch, là Thiên Thư hiện thế. Cây cổ thụ dám cản Đạo, ắt đoản thọ, điềm lành canh tân lại đến.

Người đến tham quan, dạo quanh gốc cây, ngạc nhiên trước gốc cây phong cổ: thân cây đầy giòi bọ, bị mọt ăn rỗng khắp nơi, cực kỳ hủ bại, nếu không chết yểu, thì thật phi lý.”

Có người đọc xong sẽ cảm thấy vui mừng, lẽ nào Lâm Minh Chương này là cao thủ? Bởi vì “lá đỏ năm cánh” của cây phong cổ thụ này, nó trông giống ai, không nói cũng tự biết. Cho đến ngày nay, nó đã “cực kỳ hủ bại” mà chưa chết yểu, quả thật là phi lý. Thiên thư xuất hiện trên thế gian, biểu thị sự biến hóa của thiên tượng, khi cái cũ và cái mới thay thế nhau, kẻ cản đường xác thực hãy cẩn thận, vì “ắt sẽ đoản thọ”.

Tại thời điểm này, một số người có thể nói, nếu ký tự thứ sáu thực sự tồn tại, trong tình huống tại Trung Quốc, nó làm sao có thể được phép tồn tại? Ngay cả khi như vậy, nó đã sớm được chỉnh sửa từ lâu, phải không? Quý vị biết không, điểm thần kỳ nhất của tảng đá này chính là đây.

Bởi vì từ năm 2002 đến 2006, có tổng cộng 9 vị ủy viên Ban Thường vụ ĐCSTQ đã đến thăm quan tảng đá thần kỳ này, bao gồm cả Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Nhưng không ai trong số các vị ủy viên Ban Thường vụ hạ lệnh phải làm gì với ký tự cuối cùng này. Lãnh đạo cấp trên không chỉ thị, các quan viên địa phương đương nhiên không dám động thủ. Vì vậy, sáu chữ này đã được bảo tồn y nguyên cho đến hiện tại, thậm chí còn xuất hiện một cách minh hiển trên vé của danh lam thắng cảnh.

Dù hai năm qua, vé thắng cảnh đã được sửa, ký tự thứ sáu bị niêm phong, giá vé tăng lên 90 tệ nhưng vẫn không ngăn được sự nhiệt tình của đông đảo dân chúng. Chỉ thấy du khách đến, lặng lẽ xếp hàng, lặng lẽ chụp ảnh, rồi lặng lẽ đăng tải lên mạng xã hội bạn bè. Bạn bè im lặng ủng hộ. Một số người nói rằng Tàng Tự Thạch kỳ thực đang kể về một câu chuyện cổ tích có thật, đó là về bộ quần áo “vô hình” của hoàng đế đương thời. Hoàng đế mặc áo bào “đẹp” ra sao, kẻ dối trá biết rất rõ, bản thân hoàng đế cũng biết rất rõ, lão bách tính cũng biết rất rõ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới