Sau khi đã chuẩn bị xong, Ngô Chi Lý vẫn rất lo về việc thiếu chứng cứ. “Chiến tranh vi trùng của quân Mỹ” đã được tung ra, nhưng không có ai chết vì bị nhiễm bệnh, lỗ hổng này chẳng phải quá lớn sao? Vì vậy, Ngô đã nói với đội phó đội phòng dịch: “Nếu lúc đó khó chứng minh chiến tranh vi khuẩn, cậu hãy tiêm vi khuẩn dịch hạch cho tôi để tôi chết, rồi nói là Bộ trưởng Bộ Vệ sinh bị lây bệnh dịch do quân Mỹ thả xuống, chẳng phải là bằng chứng thép sao?”
Trong niên đại chiến tranh của những năm 1950, sự kiện gây chấn động nhất thế giới là gì? Không phải là chiến dịch hồ Trường Tân, mà là cáo buộc của ĐCSTQ về việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí sinh hóa và vi khuẩn quy mô lớn chống lại dân thường ở Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng ngày nay, nhiều bằng chứng cho thấy cái gọi là “cuộc chiến vi khuẩn của quân đội Mỹ” là căn bản không tồn tại. Hôm nay chúng tôi sẽ kể cho các bạn về điều này.
Leo thang cáo buộc chiến tranh vi trùng sinh học
Vào ngày 22/2/1952, Tân Hoa Xã, “Nhân dân Nhật báo” và các phương tiện truyền thông lớn khác của ĐCSTQ đã đăng một bài chính luận trên trang nhất, cáo buộc rằng Mỹ đang tiến hành cuộc chiến vi khuẩn quy mô lớn ở Triều Tiên và Đông Bắc Trung Quốc. Cùng ngày, Triều Tiên cũng tiến hành đưa ra cáo buộc tương tự tại Liên Hợp Quốc.
Vào ngày 8/3, Chu Ân Lai leo thang khuếch đại cáo buộc, ông ta nói rằng quân đội Mỹ đã phát động ít nhất 68 đợt và 448 lượt phi cơ từ ngày 29/2 đến ngày 5/3 để phát tán một số lượng lớn vi khuẩn và côn trùng ở Phủ Thuận, Tân Dân, Đan Đông, Khoan Điền và những nơi khác. Kể từ đó, câu chuyện càng ngày càng trở nên thái quá, cái gì là quân đội Mỹ phóng “độc khí”, dùng vòi rồng để phát tán vũ khí sinh học, tiến hành tiêm thực nghiệm vũ khí sinh hóa vào tù nhân chiến tranh v.v., tất cả đều xuất hiện.
Trên thực tế, một tuyên bố tương tự đã được đưa ra vào năm 1951. Vào mùa hè năm đó, một bệnh dịch hoành hành ở Bắc Triều Tiên; binh lính ĐCSTQ cũng lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm, bao gồm bệnh đậu mùa, bệnh tả và bệnh thương hàn v.v. Do điều kiện vệ sinh y tế ác liệt, rất nhiều người đã chết do không được cứu trị. Máy bay trinh sát hoặc máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ đã trở thành mục tiêu tốt nhất để chuyển hướng dư luận, tình trạng dịch bệnh bùng phát do tình trạng y tế yếu kém trong cuộc chiến Trung – Triều đã bị ĐCSTQ đổ vấy rằng quân Mỹ phát động cuộc chiến vi khuẩn. Đương thời, những trò như vậy chỉ như những khẩu pháo, có thể tẩy não đối với dân chúng trong phe xã hội chủ nghĩa, còn đối với thế giới phương tây thì ảnh hưởng rất hữu hạn. Thế nhưng, trường vu khống của ĐCSTQ vào năm 1952 đã biến tính, dẫn khởi sự chấn động và khiển trách trên toàn thế giới.
Khi sơ khởi sự tình, Quân đoàn tình nguyện số 42 đã phát hiện nhiều loại côn trùng trên tuyết trong các chiến hào, bao gồm cả bọ chét (sau này được gọi tuyết tảo) và ruồi nhặng v.v. Vì đã từng xảy ra một vụ máy bay quân sự của Mỹ bay ngang qua trú địa, nên họ liên tưởng đến chiến tranh vi trùng. Sau khi nhận được báo cáo, Bộ tư lệnh quân tình nguyện đã báo cáo lên Trung ương ĐCSTQ, đồng thời ra thông báo thu thập các tang vật khả nghi. Trong một thời gian, hầu như tất cả bộ đội đều có những “đại phát hiện”, và những thứ được báo cáo bao gồm chuột chết, ruồi nhặng, muỗi lớn, đầu dây thừng, cá chết v.v. đủ thứ đủ kiểu. Người ta cũng nói rằng có người chết, sau khi xác minh thực tế thì chỉ là tin đồn.
Ngô Chi Lý, Bộ trưởng vệ sinh của Quân tình nguyện đương thời, cho biết trong hồi ức của mình rằng, ông đã nhiều lần điều tra và xác thực những tình huống được báo cáo này, và tin rằng nó không thể chứng thực rằng quân đội Mỹ đã tiến hành chiến tranh vi trùng. Họ đã tiến hành kiểm tra và thực nghiệm các mẫu vật xem có phải là vật nuôi cấy vi khuẩn không, nhưng không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh. Trong chứng cứ, những vật được coi là chứa côn trùng mang mầm bệnh thực chất là vỏ đạn bằng sắt và ống giấy có gắn dù được quân đội Mỹ sử dụng để phân phát tài liệu tuyên truyền. Bên cạnh đó, cũng có thể chúng chỉ là bầy ruồi nhặng quanh bếp đã bay vào tuyết.
Ngô Chi Lý nói: “Trước đó chúng tôi không biết rằng Nhân dân Nhật báo đã công bố nhanh như vậy. Sau khi công bố, tôi nói với Thứ trưởng Chu Trực Quang của Bộ Vệ sinh (người đã qua đời) rằng bây giờ chúng ta đang bị động. Chu nói rằng từ giờ trở đi chỉ có làm văn chương.” “Cục trưởng Kim (Kim Củ Trận) của Cục Phòng chống Dịch bệnh Quân sự Triều Tiên được lệnh đến tìm tôi để tìm hiểu xem phải làm gì và thương lượng như thế nào, bởi vì họ cũng không thể đưa ra bằng chứng.”
Ngô Chi Lý kiến nghị tạm thời không cần tuyên truyền lớn chuyện, nhưng ông đã bị phê bình nghiêm trọng. Ủy ban Trung ương phê bình ông tính cảnh giác dịch bệnh không cao, “Nói là ngay cả khi kẻ thù chưa tiến hành chiến tranh vi trùng, cũng có thể thừa dịp này để tăng cường công tác vệ sinh.” Bành Đức Hoài còn tố cáo ông là đặc vụ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, nói hộ cho kẻ thù.
Vận động chống chiến tranh vi khuẩn liên hợp trong và ngoài nước
Ngô Chi Lý không biết rằng từ trước ngày 22/2, khi các phương tiện truyền thông đảng đã oanh tạc quân đội Mỹ bằng “chiến tranh vi khuẩn”, Mao và Chu đã khẳng định rằng kẻ thù đang tiến hành chiến tranh vi khuẩn, và chỉ thị cho các trung ương cục ở nhiều nơi khác nhau đả kích, vạch trần tội ác chiến tranh vi khuẩn, động viên toàn dân toàn quân phản Mỹ viện Triều. Họ cũng có kế hoạch liên lạc với “Hội lý sự Hòa bình Thế giới” do Quốc tế Cộng sản hậu thuẫn để “phát động cuộc vận động thế giới phản đối Mỹ quốc tiến hành chiến tranh vi khuẩn”.
Trước tiên định tội, sau đó tìm chứng cứ. Trong khi ĐCSTQ một mặt hạ lệnh phân bổ thuốc chống vi rút, khử trùng và vắc xin dịch hạch v.v. đến chiến khu, nhằm tiêu diệt dịch bệnh dự kiến trong trạng thái dịch bệnh chưa bùng phát; một mặt tuyên truyền tìm kiếm càng nhiều “bằng chứng”.
Tháng 3/1952, ĐCSTQ thành lập Ủy ban phòng dịch Trung ương, và công bố chỉ thị về cuộc chiến chống vi khuẩn trong toàn quốc, yêu cầu tất cả các địa phương làm tốt công tác diệt trừ ruồi, muỗi, bọ chét, chuột bọ và các loại côn trùng truyền bệnh khác. Một “chiến dịch vệ sinh ái quốc” vô tiền khoáng hậu đã quét khắp toàn quốc.
Ngô Chi Lý nhận lệnh làm phó chủ nhiệm Văn phòng phòng dịch của Quân tình nguyện mới được thành lập. Ông phác thảo các biện pháp an toàn chống chiến tranh vi khuẩn cho toàn quân, bao gồm tăng cường vệ sinh cá nhân, buộc ống quần và cổ tay áo, tiêm nhiều loại vắc-xin v.v.; ông cũng hoạch chuẩn việc cho phép giải phẫu tử thi.
Đồng thời, ĐCSTQ đã phái hàng chục chuyên gia đến kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch, nhưng sau khi các tiểu bản kiểm tra được nuôi cấy thì “không thấy xuất hiện vi khuẩn tả Yersinia pestis và Vibrio”. Ngô Chi Lý nói: “Cái gọi là ‘đại đầu tản vật’, hình hình sắc sắc đều có, nhưng rất khó có thể cáo buộc nó liên quan đến chiến tranh vi khuẩn.” “Trong nguyên cả năm, không phát hiện bệnh nhân hoặc người chết nào liên quan đến chiến tranh vi khuẩn. Nhờ chú ý đến vệ sinh, số lượng bệnh nhân đã giảm đi không nhỏ.”
Hiển nhiên, Ngô Chi Lý không tán thành về số lượng các ca nhiễm trùng và tử vong do chiến tranh vi trùng và các án lệ được ghi chép trong các tài liệu của ĐCSTQ.
Một cuộc điều tra quốc tế nhằm “treo đầu dê”
Sau khi Chu Ân Lai leo thang cáo buộc chiến tranh vi trùng chống lại quân đội Mỹ, nước Mỹ hiển nhiên đã phủ nhận, đồng thời yêu cầu nước buộc tội cho phép Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế tiến hành điều tra tại thực địa, và nhiều lần đưa ra đề án tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhưng những điều này đều bị Liên Xô phủ quyết.
Một mặt, Trung Quốc và Liên Xô ngăn cản Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành các cuộc điều tra tại thực địa. Trong khi đó, lại có một cuộc điều tra công bố ngày 15/9/1952 của Ủy ban Khoa học Quốc tế về Sự thật Liên quan đến Chiến tranh Vi khuẩn ở Trung Quốc và Triều Tiên (International Scientific Commission for the Facts Concerning Bacterial Warfare in China and Korea), gọi tắt là ISC, dài hơn 600 trang. Cuốn sách đen của ISC này đã trở thành thiết chứng mạnh mẽ nhất cho đến nay của ĐCSTQ về một “cuộc điều tra quốc tế”. Bằng cách treo cái đầu dê, ĐCSTQ cuối cùng đã có thể “dùng mắt cá thế ngọc châu”, cảo loạn chân tướng.
Tuy nhiên, ISC, xuất hiện dưới danh nghĩa “Quốc tế”, thực tế được thành lập bởi “Hội lý sự Hòa bình Thế giới” do Liên Xô duy trì và tài trợ, với đoàn trưởng là khoa học gia Anh quốc, người theo chủ nghĩa Mác-xít, và phó đoàn trưởng Nikolay Zhukov – Verezhnikov, viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, và cũng là một tướng quân của Cơ quan tình báo Liên Xô KGB. Ông ta cũng là chuyên gia vi khuẩn học duy nhất trong số mười thành viên.
Từ ngày 12 đến ngày 25/7/1952, ISC lần đầu tiên có mặt ở đông bắc Trung Quốc để điều tra bằng chứng cho thấy quân đội Mỹ đã thả vi khuẩn ở đó. Trước khi tiến vào Triều Tiên, họ đã ký vào bản kết luận về chiến tranh vi khuẩn – điều này được đề xuất bởi Zhukov, người được Stalin ủy nhiệm. Zhukov nói rằng chiến trường Triều Tiên rất nguy hiểm, và bản kết luận nên được ký kết trước, kẻo xảy ra tai nạn và nỗ lực sẽ không có kết quả. Những người còn lại đã vâng lời.
Điều này đã chứng minh tính chất phi khoa học của đoàn điều tra này. Khi họ đến Triều Tiên, kết quả thế nào thì không nói ai cũng biết.
Chế tác bằng chứng giả để lừa dối
Trong di thư của Ngô Chi Lý, ông cũng nêu chi tiết về việc ISC chế tác và cung cấp bằng chứng giả.
Tại phiên điều trần, Quân tình nguyện đã lấy ra bằng chứng là: Trong hai trú địa của Binh đoàn 20, khi đang đốn củi thì phát hiện một bầy bọ chét bí mật, là loại bọ chét người Pulexiritans, khác với bọ chét tuyết được nuôi cấy trực khuẩn dịch hạch. Và việc toàn quân không có bệnh nhân hay tử vong là vì “đã khẩn cấp thắt ống quần và tay áo, sát trùng và phun thuốc kịp thời tại hiện trường”.
Nhưng tình huống thực tế là, “Bọ chét được phát hiện trong những túp lều nhỏ trong rừng, nơi có củi gỗ và tạp vật thích hợp cho việc sinh sản của bọ chét”. Trong lời chứng không đề cập đến túp lều, mà nói là phát hiện ở ngoài trời tuyết. Đối với trực khuẩn dịch hạch đến từ bọ chét, nó thực sự chưa bao giờ tồn tại, nhưng Ngô Chi Lý nói, “Thật dễ dàng, chúng tôi đã khiến nó xuất hiện.”
Vào tháng 5 trước đó, được sự đồng ý của Bắc Kinh, Ngô Chi Lý đã cử người đến Thẩm Dương để lấy hai ống chủng bệnh dịch hạch (được đóng gói trong một ống sắt bịt kín). Một ống được giao cho đội trưởng kiểm dịch của Quân tình nguyện, nhà vi sinh vật học Trần Văn Quý, và ống còn lại được giao cho Thứ trưởng Bộ Y tế Triều Tiên Lỗ Chấn Hán, vì Lỗ đã yêu cầu ông loại đó.
Sau khi đã chuẩn bị xong những thứ đó, Ngô Chi Lý vẫn rất lo lắng về việc thiếu chứng cứ. Chiến tranh vi trùng của quân đội Mỹ đã tung lên trời, nhưng không có ai chết vì bị nhiễm bệnh, lỗ hổng này chẳng phải quá lớn sao? Phải nghĩ ra một kế chắc chắn để lấp đầy lỗ hổng đó. Vì vậy, Ngô đã nói với đội phó đội phòng chống dịch: “Nếu lúc đó khó chứng minh chiến tranh vi khuẩn, cậu hãy tiêm vi khuẩn dịch hạch cho tôi để tôi chết, rồi nói là Bộ trưởng Bộ Vệ sinh bị lây bệnh dịch do quân đội Mỹ thả xuống, chẳng phải là bằng chứng thép sao!” Vị đội phó nói, luôn có một biện pháp khả thi.
Còn đối với hai trường hợp của phía Triều Tiên chết vì bệnh dịch tả và dịch hạch do bọ chét nhằm hợp lý hóa tình tiết, đó là phương án đã được chuẩn bị bởi các chuyên gia giáo sư Trung Quốc.
Ngoài ra, nhóm điều tra của ISC cũng lấy được lời khai quan trọng của các phi công Mỹ bị bắt, và tờ Nhân dân Nhật báo sớm đã đăng tải rằng họ “thừa nhận” đã thả bom vi khuẩn. Nhưng sau khi những người này được giao hoán trở về nước Mỹ, tất cả đều lật lại những lời khai trước đó của họ.
Một cơ trưởng người Mỹ tên là Fisher từng tiết lộ trên một tạp chí rằng trong thời gian bị giam cầm, anh đã bị tra tấn liên tục cả ngày lẫn đêm, và bị cưỡng bức phải thừa nhận rằng mình đã tham dự vào chiến tranh vi trùng. Fisher không phải là nhân chứng mà ISC thu thập bằng chứng, nhưng kinh nghiệm mà Fisher gặp phải khiến người ta liên tưởng: Phải chăng lời khai của những tù binh chiến tranh đó cũng được hoàn thành dưới sự uy hiếp?
Tất nhiên, vẫn còn không ít tài liệu và nghiên cứu đã được giải mật của các học giả, tất cả đều chứng minh rằng những cáo buộc của ĐCSTQ đối với quân đội Mỹ về chiến tranh vi khuẩn là sai sự thật. Vì thời gian có hạn, sau này có cơ hội chúng tôi sẽ nói thêm về vấn đề này.
T.P