Wednesday, December 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnĐàm phán Nga-Ukraine: Cơ hội cho hòa bình và cấu trúc an...

Đàm phán Nga-Ukraine: Cơ hội cho hòa bình và cấu trúc an ninh châu Âu?

Việc hai nước chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán đã mang lại cơ hội hòa bình không chỉ cho Ukraine, mà rộng hơn là toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu. Cuộc khủng hoảng kéo dài quá lâu tại miền Đông Ukraine cùng quyết định của Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass và phản ứng của các bên liên quan đã khiến châu Âu phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Cờ Nga và Ukraine.

Phát biểu với báo chí trước khi bước vào đàm phán, nhà đàm phán Nga Vladimir Medinsky khẳng định, Moscow quan tâm đến việc đạt được một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, đàm phán diễn ra mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Trước đó sáng nay (28/2) theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) đã thông qua Nghị quyết 2623 kêu gọi một “phiên họp đặc biệt khẩn cấp” của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để xem xét và khuyến nghị hành động tập thể đối với cuộc khủng hoảng Ukraine. Nghị quyết được thông qua với 11 phiếu ủng hộ, 1 phiếu chống của Nga và 3 phiếu trắng (Trung Quốc, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất). Phiên họp đặc biệt dự kiến sẽ diễn ra ngay ngày hôm nay theo giờ New York, Mỹ.

Theo Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân, tất cả các bên liên quan cần thực hiện kiềm chế để tránh làm leo thang hơn nữa tình hình: “Trung Quốc ủng hộ và khuyến khích tất cả các nỗ lực ngoại giao có lợi cho việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine. Chúng tôi hoan nghênh các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, cũng như ủng hộ đối thoại bình đẳng giữa Nga và phần còn lại của châu Âu về các vấn đề an ninh, duy trì khái niệm an ninh không thể chia cắt và cuối cùng hình thành một cơ chế an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững.”

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm thay đổi chính sách của phương Tây đối với Nga và dự báo là cả cấu trúc an ninh châu Âu hơn 30 năm sau Hội nghị thượng đỉnh thời hậu Chiến tranh Lạnh. Bằng cách hứa cung cấp vũ khí và đạn dược cho Kiev, phương Tây dường như đang ngày càng bị lún sâu vào cuộc khủng hoảng, dù Ukraine không phải là thành viên NATO. Cảnh báo các lệnh trừng phạt sẽ tăng dần cấp độ tùy thuộc theo hành động của Nga, Mỹ và các đồng minh đã gấp rút trừng phạt nhằm vào cá nhân Tổng thống Vladimir Putin và đã loại các ngân hàng chủ chốt của Nga ra khỏi mạng lưới thanh toán toàn cầu SWIFT, vốn được xem là xương sống của hệ hống tài chính toàn cầu. Trong sự thay đổi lớn nhất, nước Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz đã cam kết vượt qua các mục tiêu của NATO về chi tiêu quốc phòng và không còn dè dặt trong việc gửi vũ khí cho Ukraine. Đức trước đó cũng tạm dừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với Nga, vốn có vai trò “sống còn” đối với an ninh năng lượng của châu Âu.

Chỉ trích các nhà lãnh đạo NATO luôn tìm cách “o ép” với việc không ngừng mở rộng sang các nước giáp biên giới, Tổng thống Putin đã đặt các lực lượng răn đe của Nga, bao gồm cả vũ khí hạt nhân trong tình trạng báo động cao. Động thái không chỉ là cảnh báo mạnh mẽ nhất gửi tới phương Tây, mà còn làm gia tăng nguy cơ về một sự leo thang căng thẳng lên mức thực sự đáng báo động.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskvov nhấn mạnh: “Các biện pháp trả đũa sẽ tuân theo quy tắc có đi có lại. Vấn đề đối xứng hay không đối xứng sẽ phụ thuộc vào những hạn chế mà Nga gặp phải. Và hiển nhiên, trong quá trình phân tích này, lợi ích của nước Nga sẽ luôn được đặt lên cao nhất. Chúng tôi sẽ nỗ lực đảm bảo khả năng tự cung tự cấp và thay thế nhập khẩu để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài. Tất nhiên, chúng tôi có thể gặp một số vấn đề, nhưng những vấn đề đó sẽ được giải quyết.”

Trong một diễn biến liên quan, Ngân hàng trung ương Nga hôm nay bắt đầu có những bước đi nhằm phản ứng trước quyết định của Mỹ và một số đồng minh phương Tây loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Theo đó tất cả các lệnh bán từ các pháp nhân và cá nhân nước ngoài đều sẽ bị cấm. Giao dịch sẽ chỉ được phép trên thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và thỏa thuận mua lại. Ngân hàng Trung ương Nga cũng cho biết sẽ đánh giá tính khả thi của việc mở cửa giao dịch trên các thị trường khác, tùy thuộc vào sự phát triển của tình hình.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới