Saturday, November 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ, Philippines ký ghi nhớ hợp tác hạt nhân để khởi động...

Mỹ, Philippines ký ghi nhớ hợp tác hạt nhân để khởi động lại chương trình điện hạt nhân

Với thỏa thuận, Washington sẽ giúp Manila khởi động lại chương trình điện hạt nhân.

Hôm 10/3, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo về việc ký với Philippines biên bản ghi nhớ liên quan đến hợp tác hạt nhân dân sự chiến lược. 

“Mỹ và Philippines có một liên minh và duy trì hợp tác lâu dài trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng, thương mại và không phổ biến vũ khí hạt nhân”, tuyên bố viết.

Theo đó: “Việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, khoa học và công nghệ có tiềm năng đóng góp đáng kể vào các mục tiêu chung về năng lượng sạch, phát triển nông nghiệp, cung cấp nước sạch, điều trị y tế, v.v. Quan hệ hợp tác hạt nhân của chúng tôi dựa trên chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân và cam kết kiên định của Philippines đối với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân”.

Tham gia ký kết biên bản ghi nhớ có Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Bonnie Jenkins, cùng Thứ trưởng Năng lượng Philippines Gerardo Erguiza, Jr.

Tháng trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ký một lệnh hành pháp khôi phục chương trình điện hạt nhân của của nước này để loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than cũ. Trong khuôn khổ “hội nghị thượng đỉnh về khí hậu” của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 4/2021, Manila đã cam kết hạn chế 75% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

Ông Erguiza vào thời điểm đó cho biết: “Thông qua chương trình hạt nhân không chỉ là việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân… Đó là vấn đề năng lượng và an ninh quốc gia. Trong tương lai, khi Philippines quyết định rằng mình phù hợp và sẵn sàng bắt tay vào hành trình năng lượng hạt nhân, chúng ta có thể nhìn lại và đánh giá cao bước ngoặt này”.

Một phần của kế hoạch kêu gọi hồi sinh nhà máy điện hạt nhân Bataan, lò phản ứng nước nhẹ có công suất 620 megawatt do công ty điện hạt nhân Mỹ Westinghouse xây dựng vào năm 1976. Tuy nhiên, khi nhà máy gần hoàn thành, thảm họa năm 1986 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã khiến Manila e ngại về năng lượng hạt nhân. Công trình này nằm im lìm từ đó.

Các mối lo ngại khác về an toàn cũng nảy sinh, chẳng hạn như khả năng một vụ phun trào của núi lửa Pinatubo cách đó hơn 56 km sẽ có tác động như thế nào. Ngọn núi lửa từng không hoạt động trong 500 năm, tuy nhiên, lại phun trào vào tháng 6/1991, vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20.

RELATED ARTICLES

Tin mới