Saturday, November 9, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnItalia thận trọng với TQ

Italia thận trọng với TQ

Ý, quốc gia thành viên EU và G7 đầu tiên tham gia vào dự án “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ, đã nâng cao nhận thức về cuộc khủng hoảng an ninh sau đại dịch.

Cho đến nay, chính phủ của ông Draghi nắm quyền được 13 tháng, đã chặn bốn khoản đầu tư của Trung Quốc. Hạ viện Ý cũng đã thông qua với tỷ lệ đồng ý áp đảo đối với một kiến ​​nghị cách đây vài ngày, yêu cầu chính phủ Ý chú ý đến tình hình ở eo biển Đài Loan và xem xét lại chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng với NATO và Liên minh châu Âu.

Ông Paolo Formentini, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Ý đã giới thiệu một dự luật về ứng phó khẩn cấp với khủng hoảng Ukraine tại phiên họp toàn thể ngày 16/3. Nội dung đề xuất chỉ ra rằng do việc Nga xâm lược Ukraine thách thức trật tự quốc tế, không loại trừ khả năng khuyến khích Trung Quốc có thêm hành động chống lại Đài Loan, do đó các tổ chức quốc tế như NATO và Liên minh châu Âu cần phải quan tâm nhiều hơn đến tình hình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Thế giớiThế giới đó đây
Ý có thêm hành động khiến Bắc Kinh phải lo ngại
Trần Phong | DKN 19/03/2022 971 lượt xem

Ảnh dẫn theo aboluowang
Ý, quốc gia thành viên EU và G7 đầu tiên tham gia vào dự án “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ, đã nâng cao nhận thức về cuộc khủng hoảng an ninh sau đại dịch.

Cho đến nay, chính phủ của ông Draghi nắm quyền được 13 tháng, đã chặn bốn khoản đầu tư của Trung Quốc. Hạ viện Ý cũng đã thông qua với tỷ lệ đồng ý áp đảo đối với một kiến ​​nghị cách đây vài ngày, yêu cầu chính phủ Ý chú ý đến tình hình ở eo biển Đài Loan và xem xét lại chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng với NATO và Liên minh châu Âu.

Ông Paolo Formentini, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Ý đã giới thiệu một dự luật về ứng phó khẩn cấp với khủng hoảng Ukraine tại phiên họp toàn thể ngày 16/3. Nội dung đề xuất chỉ ra rằng do việc Nga xâm lược Ukraine thách thức trật tự quốc tế, không loại trừ khả năng khuyến khích Trung Quốc có thêm hành động chống lại Đài Loan, do đó các tổ chức quốc tế như NATO và Liên minh châu Âu cần phải quan tâm nhiều hơn đến tình hình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đề xuất này yêu cầu chính phủ Ý xem xét lại chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kết hợp với các nước thành viên NATO và EU, đồng thời xác định chính sách của mình đối với Đài Loan khi tình hình ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương căng thẳng, vì nó cũng liên quan đến lợi ích chiến lược của Ý.

Trước cuộc bỏ phiếu của quốc hội, chính phủ Ý đã bày tỏ thái độ tích cực đối với đề xuất của ông Formentini, cuối cùng đề xuất được đa số nghị sĩ và thành viên đối lập chấp thuận, với 387 phiếu thuận, 19 phiếu chống và 11 phiếu trắng.

Đây là một trong những cuộc bỏ phiếu quan trọng của Quốc hội Ý về Đài Loan trong những năm gần đây, và nó được sự ủng hộ của Phong trào Năm Sao, bao gồm cả đảng truyền thống ủng hộ ĐCSTQ, đồng thời các đảng cầm quyền và đối lập đều nhất trí về vai trò chủ chốt của Đài Loan trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với đài phát thanh Radio Radicale của Ý sau cuộc họp, ông Formentini nói, “Nền kinh tế Đài Loan thịnh vượng, và hầu hết các nước trên thế giới dựa vào nguồn cung chip của Đài Loan, nhưng Đài Loan đang bị đe dọa mạnh mẽ bởi sự thống nhất quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố rằng Đài Loan là một tỉnh nổi loạn. Đối với chúng tôi, Đài Loan là một quốc gia độc lập và dân chủ. “

Chính phủ Ý cũng đã nhiều lần hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ý. Một cuộc họp nội các ngày mùng 10 đã thông qua việc hủy bỏ kế hoạch bán một công ty máy bay không người lái quân sự cho công ty Trung Quốc , đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp của Thủ tướng Mario Draghi từ khi ông nhậm chức, nhằm kiềm chế sự xâm nhập của Bắc Kinh.

Chính phủ Ý năm ngoái đã mở một cuộc điều tra về việc Alpi Aviation năm 2018 bán 75% cổ phần cho các nhà đầu tư Trung Quốc, kết luận rằng những người liên quan đến thỏa thuận vi phạm các quy định của Đạo luật Quyền lực Vàng và không thông báo cho chính phủ, đồng thời Alp cũng đã mua một chiếc máy bay vào năm 2019, mà chính phủ Ý hoặc EU không hề hay biết về việc máy bay không người lái quân sự được gửi đến Trung Quốc hơn một năm, dưới danh nghĩa “mô hình máy bay điều khiển bằng sóng vô tuyến” để tham gia triển lãm kéo dài 5 ngày tại Thượng Hải, việc này đã vi phạm quy định xuất khẩu thiết bị quân sự.

Kể từ khi ban hành “Luật Quyền lực Vàng” vào năm 2012, Chính phủ Ý đã chặn sự gia nhập của các công ty nước ngoài sáu lần, trong đó có năm lần chặn các hồ sơ dự thầu của Trung Quốc. Mặt khác, ông Draghi đã áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với đầu tư chiến lược ra nước ngoài và đã từ chối 4 khoản đầu tư của Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền cách đây 13 tháng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới