Friday, November 22, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnCác doanh nghiệp nhà nước TQ mua tài sản của Nga

Các doanh nghiệp nhà nước TQ mua tài sản của Nga

Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang cứu giúp Nga. Chính quyền Bắc Kinh đang gây áp lực buộc các doanh nghiệp nhà nước mua sản phẩm từ các công ty Nga và đầu tư vào các doanh nghiệp Nga.

Với việc Nga bị trừng phạt, các công ty ở Mỹ, Anh và châu Âu đã bán phá giá tài sản của Nga, và Trung Quốc coi đây là cơ hội để mua.

Bà Hác Hồng (Hao Hong), người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của BOCOM International cho biết: “Một số nhà đầu tư Trung Quốc nghĩ rằng Nga không có ai khác để quay sang bây giờ ngoài Trung Quốc. Vì vậy, họ cho rằng Trung Quốc có thể hưởng lợi từ thương mại với Nga”.

Dù thế nào, Nga rất cần quan hệ đối tác với Bắc Kinh. Nga đã bị cáo buộc tội ác chiến tranh và sẽ được yêu cầu bồi thường tài chính sau khi chiến tranh kết thúc.

Theo Viện Brookings, Nga “có khoảng 350 tỷ USD dự trữ ngoại hối sẵn có, chủ yếu do Pháp (12%), Đức (10%), Nhật Bản (10%) và Hoa Kỳ (7%) nắm giữ, phần còn lại nằm rải rác ở nhiều quốc gia khác”.

Sẽ rất khó để Nga rút bất kỳ khoản dự trữ nào từ các thị trường phương Tây và các ngân hàng trung ương cho đến khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, và gần như không thể chuyển tiền nếu Nga bị kết án vì tội ác chiến tranh.

Có những chiến lược khác đang được sử dụng. Trong một bài phát biểu ngày 14/3 tại The Hill, các chiến lược gia Marc Ross và Michael Keane đã viết rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng sẽ để ý đến nguồn cung cấp hàng hóa của Ukraina và Nga. Về lý thuyết, nếu Bắc Kinh có thể bảo đảm nguồn cung cấp hàng hóa từ Nga và Ukraina, thì ĐCSTQ sẽ không phải lo lắng về việc làm gián đoạn nguồn cung cấp hàng hóa nếu họ xâm lược Đài Loan.

Bắc Kinh có thể lách bất kỳ lệnh trừng phạt kinh tế nào, điều này rất quan trọng vì hầu hết hàng hóa của Trung Quốc đến từ thương mại hàng hải, và trong nội bộ ĐCSTQ đã có lo ngại rằng một cuộc xâm lược Đài Loan sẽ kích hoạt các lệnh trừng phạt thương mại toàn cầu, bao gồm cả các lệnh trừng phạt đối với thương mại hàng hải.

Ông Ross và ông Keane viết: “Nga và Trung Quốc có lợi ích chiến lược chung trong việc hạ bệ Hoa Kỳ, cũng như các nhu cầu kinh doanh bổ sung. Mô hình kinh doanh đơn giản của Trung Quốc là mua và nhập khẩu hàng hóa, sau đó sản xuất và bán hàng hóa sản xuất hàng loạt để xuất khẩu ra khắp thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc tìm cách nhập khẩu mọi hàng hóa được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (Chicago Mercantile Exchange) và sản xuất mọi hàng hóa được bán trong mọi cửa hàng bán lẻ ở khu trung tâm thương mại Mall of America”.

Chỉ riêng tổng cung hàng hóa đã lên tới hàng chục tỷ USD. Ukraina xuất khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô (thép, khoáng sản, nông sản), ngô, hạt hướng dương, lúa mì, hạt cải dầu, lúa mạch và bột hướng dương. Nếu ông Tập Cận Bình chính thức ủng hộ Nga, ông ấy sẽ bảo đảm một dòng hàng hóa khổng lồ cho Trung Quốc, bảo đảm rằng nền kinh tế Nga không bị sụp đổ dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt quốc tế.

Một số quốc gia khác cũng như ĐCSTQ. Các nước liên quan đến Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc có khả năng không cắt đứt quan hệ với Nga.

Với tư cách là đối tác Vành đai và Con đường, Ấn Độ vẫn chưa lên án việc Nga xâm lược Ukraina. New Delhi có mối quan hệ thương mại lâu dài với Matxcơva, và Ấn Độ phụ thuộc vào các nhà sản xuất quốc phòng Nga để cung cấp vũ khí trang bị cho quốc phòng của mình. Ngoài ra, Ấn Độ gần đây đã mua dầu từ Nga. Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Mỹ ABC News ngày 18/3 đưa tin “Công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ đã mua 3 triệu thùng dầu thô từ Nga vào đầu tuần này”.

Ngoài viện trợ kinh tế, Trung Quốc cũng có thể giúp Nga về quốc phòng, và Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí cho Nga, giống như các nước NATO cung cấp vũ khí cho Ukraina.

Ông Drew Thompson, một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, nói với hãng tin AP rằng: “Trung Quốc có thể muốn tránh bán vũ khí giá cao hoặc giá trị lớn cho Nga trong bối cảnh xung đột khiến Bắc Kinh phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế. Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp phụ tùng, vật tư tiêu hao, đạn dược và các mặt hàng lưỡng dụng không vi phạm lệnh trừng phạt và có thể giảm xuống dưới ngưỡng trả đũa của quốc tế ”.

Vào ngày 13/3, khi Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói về liên minh Nga-Trung, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jack Sullivan đã cảnh báo Bắc Kinh rằng “những nỗ lực trốn tránh trừng phạt quy mô lớn hoặc nỗ lực giúp Nga bù đắp thiệt hại kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây chắc chắn sẽ gánh chịu hậu quả”.

Bất chấp các lệnh trừng phạt và lên án của quốc tế đối với Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết quan hệ Trung – Nga vẫn bền chặt như ngày nào.

Vào ngày 16/3, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) tại La Hay đã ra phán quyết rằng Nga “nên ngừng ngay lập tức” các hoạt động quân sự ở Ukraina. Đại diện của Trung Quốc, Thẩm phán Tiết Hãn Cần (Xue Hanqin) đã bỏ phiếu phản đối.

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm vào ngày 18/3, nhưng hai bên hiếm khi đề cập đến Nga. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Tập nói xung đột và đối đầu không có lợi cho bất kỳ ai.

Hiện tại, có vẻ như Bắc Kinh không muốn tham gia trực tiếp vào cuộc khủng hoảng Ukraina hoặc giúp Matxcơva trốn tránh các lệnh trừng phạt, nhưng ĐCSTQ muốn tiếp tục là một đối thủ cạnh tranh.

RELATED ARTICLES

Tin mới