Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ đang đến gần, liệu ông Tập Cận Bình sẽ làm gì để có thể bảo đảm tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba? Nhà bình luận Nhạc Sơn đã có bài viết về vấn đề này.
Còn hơn sáu tháng nữa là đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng chưa đầy 4 tháng trước khi diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, nơi theo truyền thống quy tụ các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Gần đây, có tin đồn rằng một số người được gọi là ‘cựu lãnh đạo’ phản đối việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử. Trong bối cảnh đó, tạp chí của Trường Đảng Trung ương gần đây đã đăng tải những thành tích chính trị của ông Hồ Hải Phong, con trai của ông Hồ Cẩm Đào. Bởi vì khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã có câu nói “liên minh Tập-Hồ”, thu hút sự chú ý của thế giới.
Trường Đảng Trung ương đăng thành tích chính trị cho con trai ông Hồ Cẩm Đào
Tờ “Thời báo Học tập” do Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ bảo trợ đã đăng một bài báo toàn trang có tiêu đề “Tám điều phải kiên trì: Lệ Thủy thực hiện tăng tốc phát triển nhảy vọt chất lượng cao” vào ngày 5/4, giới thiệu những thành tựu của Lệ Thuỷ trong bảo vệ môi trường, kinh tế và sinh kế của người dân dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Hải Phong(Hu Haifeng), con trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào và bí thư Thành ủy Lệ Thủy tỉnh Chiết Giang.
Cuộc điều tra cho thấy rằng Lishui.com đã đưa tin vào ngày 28/4/2021 rằng kể từ năm 2020, văn phòng Báo Trường Đảng Trung ương đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với Lệ Thuỷ và có một cơ chế hợp tác song phương. Người ta nói rằng tính đến tháng 4/2021, “Thời báo học tập” đã ra mắt 5 ấn bản đặc biệt cho Lệ Thuỷ, và xuất bản 7 bài báo gần 60.000 từ.
Nói cách khác, Trường Đảng Trung ương đã mở đường cho ông Hồ Hải Phong trong hai năm. Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương là ông Trần Hy (Chen Xi), đồng thời là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, là bạn học của ông Tập Cận Bình tại Đại học Thanh Hoa và cũng là thân tín của ông Tập, ông từng là Bí thư Đảng ủy Đại học Thanh Hoa. Ông Hồ Hải Phong tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa và từng là Bí thư Đảng ủy Công ty TNHH Tăng Nhậm Thanh Hoa, Phó Tổng thư ký Đại học Thanh Hoa và Bí thư Đảng ủy Viện Nghiên cứu Đồng bằng sông Dương Tử, Thanh Hoa, Chiết Giang.
Bây giờ, hiện đang ở trong giai đoạn nhạy cảm về việc bố trí nhân sự cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, Trường Đảng Trung ương đã thể hiện điều gì đối với những thành tựu chính trị của ông Hồ Hải Phong?
Ông Hồ Hải Phong, người năm nay sẽ bước sang tuổi 50, đã sáu lần được đồn đoán là sẽ được chuyển lên cấp tỉnh, nhưng không một lần nào trở thành sự thật. Bao gồm Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Phúc Kiến kiêm Bộ trưởng Bộ Tổ chức, Bí thư Thành ủy Tây An, Thị trưởng Đại Liên, Thị trưởng Thanh Đảo, Thường vụ Tỉnh ủy Hồ Nam và Bí thư Thành ủy Trường Sa, Bí thư Thành ủy Nam Xương ở Giang Nam, và vào tháng Giêng năm nay ông lại được đồn đoán là sẽ giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Tổng Thư ký Tỉnh ủy Chiết Giang.
Ông Hồ Cẩm Đào từng được coi là đồng minh chính trị của ông Tập Cận Bình. Khi ông Hồ còn nắm quyền, ông phải chịu sự can thiệp của ông Giang Trạch Dân, người từ chức tổng bí thư nhưng tiếp tục giữ chức phó chủ tịch Quân ủy trong hai năm, và sau đó ông Giang cũng sử dụng nhiều tay chân mà ông ta nâng đỡ ở bên ông Hồ. Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ vào năm 2012, ông Hồ đã từ chức tất cả các chức vụ của mình và được ông Tập khen ngợi là “thanh cao và liêm khiết”.
Nhưng có người cho rằng ông Hồ Cẩm Đào làm việc này với điều kiện, ông Tập Cận Bình phải loại bỏ ông Giang Trạch Dân. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập trong những năm đầu rất rầm rộ, ông đã bắt được một số lượng lớn phe cánh của Giang, vốn thân cận với Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, ông Hồ Cẩm Đào cũng nhiều lần ra mặt ủng hộ ông Tập. Thời điểm đó, có rất nhiều lời kêu gọi trong và ngoài hệ thống yêu cầu ông Tập phải hạ bệ Giang Trạch Dân, nhưng ông Tập đã không làm điều đó, và sau Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, mọi chuyện đã rẽ ngoặt, và cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước ở Trung Quốc hiện nay có lẽ bắt đầu từ đó.
Tại lễ duyệt binh ở Bắc Kinh năm 2019, ông Hồ Cẩm Đào lần đầu tiên xuất hiện với mái tóc bạc trắng, đối diện với đoàn diễu binh, vẻ mặt nghiêm nghị lạnh lùng, trông không có chút vui vẻ nào.
Lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông Giang Trạch Dân cũng là tại lễ duyệt binh này. Thông tấn xã Trung ương Đài Loan đưa tin, ông Giang Trạch Dân đã kiệt sức, ngay cả khi bức chân dung của ông ta lướt qua trước mặt, ông ta cũng chỉ có thể ngồi co quắp trên xe lăn, trông như cái cây khô.
Năm 2021, trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ, một bức ảnh cho thấy ông Hồ Cẩm Đào không chỉ với mái tóc bạc trắng mà cơ thể ốm yếu được dìu và bước vào cổng Thiên An Môn cùng với ông Tập Cận Bình.
Mặc dù, ông Hồ Cẩm Đào đã lớn tuổi, nhưng ông Tập Cận Bình sắp tranh cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20. Đối mặt với sự chống đối ông Tập trong nội bộ ĐCSTQ, ông ấy khẩn cấp cần một nền tảng của các lãnh đạo đã nghỉ hưu, và một lần nữa mượn vị trí và uy tín của ông Hồ Cẩm Đào trong đảng cũng như sức mạnh còn lại, không thể không giúp được ông. Đó là lý do tại sao Trường Đảng Trung ương đã dành hai năm dày công vận động cho ông Hồ Hải Phong.
Trong vài tháng tới, ông Hồ Hải Phong có thể thăng chức hay không, điều này có thể trở thành bình phong để chứng minh rằng Tập và Hồ sẽ lại bắt tay nhau. Nếu ông Hồ Cẩm Đào nhất quyết ngăn cản việc thăng chức của ông Hồ Hải Phong, điều đó có thể cho thấy rằng ông ta không có ý định giúp đỡ ông Tập Cận Bình.
Vấn đề tái đắc cử của Tập Cận Bình có thể dẫn đến sự leo thang của cuộc đấu đá nội bộ tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ
Đã có những đồn đoán về việc ông Tập Cận Bình đang mưu cầu nhiệm kỳ thứ ba, kể từ tháng 3 năm 2018, khi hiến pháp ĐCSTQ xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chủ tịch nhà nước và thậm chí còn có ý kiến cho rằng ông Tập có ý định khôi phục chức chủ tịch của ĐCSTQ.
Tờ “Minh Báo” của Hồng Kông đăng một bài báo vào ngày 5/4 nói rằng về mặt lý thuyết, không chắc liệu ông Tập Cận Bình có tái đắc cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 hay không. Xét cho cùng, việc giữ chức chủ tịch là chuyện vào tháng 3 năm sau, và Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 20 sẽ quyết định liệu ông có được bầu lại làm tổng bí thư hay không. Các quan chức chưa bao giờ ám chỉ rõ ràng rằng ông Tập sẽ tái đắc cử. Nhưng theo quan điểm quyền lực của ông Tập, kể cả khi ông Tập không tái đắc cử năm nay, thì đó cũng chẳng qua là sự lặp lại phong cách “buông rèm chấp chính” của Đặng Tiểu Bình.
Bài báo này để ngỏ câu hỏi về việc tái đắc cử toàn vẹn của ông Tập (vị trí cao nhất trong đảng, chính phủ và quân đội). Trên thực tế cũng không phải không có đạo lý. Trong tình hình ĐCSTQ đang gặp khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài, và tình hình chính trị có thể trải qua những thay đổi đáng kể, sẽ là không khách quan khi có những người cho rằng ông Tập Cận Bình hoàn toàn tái đắc cử.
Nếu nói rằng ông Tập Cận Bình đang chịu áp lực khi tái tranh cử, tác giả bài viết cho rằng đại dịch Covid-19 hiện nay là một yếu tố. Gần đây, Thượng Hải, nơi dịch bệnh đang tăng cao, đã được chính quyền trung ương Bắc Kinh chỉ thị thay đổi chính sách phòng chống dịch, vốn hơi lơi lỏng hơn so với các khu vực khác của Trung Quốc, sang chính sách ‘Zero Covid’ cứng rắn. Tuy nhiên, chính sách này đã bị cộng đồng quốc tế cáo buộc là vô nhân đạo và không phù hợp, tất cả các loại hỗn loạn thổi bùng lên cơn giận dữ của người dân Thượng Hải.
Một bài báo phân tích có chữ ký của ông Marović trên tờ La Croix của Pháp cho rằng sức ép về dịch bệnh ở Thượng Hải đã đặt ra một thách thức lớn đối với ông Tập Cận Bình.
Bài báo dẫn lời một phụ nữ sống ở Phố Tây, Thượng Hải, có nhà và hộ chiếu ở Bồ Đào Nha, nói rằng cô đã nghe một số tin tức từ cha mình, một quan chức cấp cao của chính phủ, rằng ông Tập hiện đang gặp nguy hiểm. Một giáo sư Hàng Châu, người cũng có quan hệ tốt với giới lãnh đạo cấp cao cũng nói rằng Tập Cận Bình đã có nhiều kẻ thù, và hiện nay ngày càng có nhiều chỉ trích về cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh của ông và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 xác nhận rằng nhiệm kỳ thứ ba của ông là điều không được bảo đảm. Ở Trung Quốc, những tin đồn thường có thể là sự thật, giáo sư nói.
Thực sự có rất nhiều cuộc khủng hoảng mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt vào lúc này, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế, cũng như khủng hoảng ngoại giao liên quan đến chiến tranh Nga-Ukraina. Có rất nhiều phân tích liên quan về vấn đề này.
Gần đây, trong gia tộc tư hữu, Lưu Á Châu (Liu Yazhou), con rể của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Lý Tiên Niệm (Li Xiannian), đang bị kiểm soát nội bộ, tình huống không rõ ràng, ông ta có rất nhiều người ủng hộ trong và ngoài quân đội ĐCSTQ.
Tháng trước, tờ Wall Street Journal đã đăng một bài báo có tiêu đề “Hoạt động kinh tế của Trung Quốc bị thu hẹp làm lộ ra những vết nứt trong quyền lực của ông Tập Cận Bình”, nói rằng một số lãnh đạo đã nghỉ hưu của ĐCSTQ, bao gồm cả cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, gần đây đã công khai phản đối việc ông Tập Cận Bình muốn phá bỏ hệ thống kế vị lãnh đạo đã được thiết lập.
Ngoài ra còn có cái gọi là lá thư của ông Chu Dung Cơ gửi chính quyền trung ương đề cập đến 9 điều nhắm vào ông Tập, đang được lan truyền trên Internet, nhưng qua xác minh cho thấy rằng 9 điều này ban đầu đến từ một bài đăng cá nhân của một chủ sở hữu Twitter.
Ở nước ngoài, cũng có những bài báo chống ông Tập như “Đánh giá khách quan về Tập Cận Bình”, và “Tập Cận Bình phải từ chức” viết dưới danh nghĩa của cư dân mạng Trung Quốc cũng đã được lan truyền trên Internet.
Không thể xác định được nguồn gốc của những thông tin chống ông Tập này, nhưng điều có thể khẳng định là có một lực lượng chống ông Tập đang điều khiển những việc này. Người đứng đầu liên minh chống ông Tập hiện được nhiều người đoán già đoán non nhất là ông Tăng Khánh Hồng, nhân vật cấp hai của phe Giang.
Cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ luôn tiềm ẩn nguy hiểm, và các thế lực chống ông Tập đang ở trong bóng tối. Cái khó đề phòng nhất đối với ông Tập sau này không phải là những nhát dao mềm như những bài báo chống Tập ở nước ngoài; nắm vững quân đội và cảnh sát vũ trang, ông không sợ ai đó sẽ ra tay công khai tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Điều ông sợ là có những “kẻ hai mặt” trong hệ thống chính trị và luật pháp, như Tôn Lập Quân và Phó Chính Hoa, những người được cho là đã giấu súng và đạn dược, bí mật thực hiện các vụ ám sát.
Tuy nhiên, như ông Tập Cận Bình đã nói, “không thể quay đầu lại khi đã bắn cung”, và cũng không thể nhân nhượng phe chống ông Tập, một khi rút lui thì sẽ mất tất cả, thậm chí mất mạng.
Vào ngày 16 tháng 1 năm nay, ông Trần Nhất Tân (Chen Yixin), một người thân tín của ông Tập và là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, nói rằng “nguy cơ an ninh chính trị hiện nay là một mối nguy tiềm ẩn lớn” và phải làm tốt công tác thi hành luật phòng, chống tội phạm có tổ chức. Ông cũng nói rằng nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của năm nay là “bảo vệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20” và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn và ổn định “tăng lên một cấp”.
Theo định nghĩa của ông Trần Nhất Tân, bảo đảm an toàn cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 thực chất là bảo đảm an toàn cho cá nhân ông Tập Cận Bình là ưu tiên hàng đầu.
Cuộc khủng hoảng lớn nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ là việc ông Tập Cận Bình lên kế hoạch tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba, đây là một ngoại lệ, sẽ mâu thuẫn với lợi ích của toàn bộ tầng lớp quyền lực trong ĐCSTQ. Cũng có thể có những sự kiện bất ngờ vào thời điểm đó. Ngay cả khi có một liên minh Tập-Hồ, với tính cách của ông Hồ Cẩm Đào, ông ta có thể không giúp được gì nhiều cho ông Tập Cận Bình trước những cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ đảng. Vì vậy, ông Tập chỉ có thể tự mình chiến đấu cho đến phút cuối, ngay cả khi kết cục là cả hai bên đều thua.
T.P