Friday, December 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnReuters: "Trùm dầu mỏ" Venezuela có động thái bí ẩn sau các...

Reuters: “Trùm dầu mỏ” Venezuela có động thái bí ẩn sau các cuộc gặp với Mỹ

Thị trường dầu mỏ đã trở nên phức tạp hơn sau các lệnh trừng phạt đối với nguồn cung từ Nga.

Động thái bí ẩn

Theo ba nguồn tin của Reuters, công ty năng lượng nhà nước PDVSA của Venezuela đang đàm phán để mua và thuê một số tàu chở dầu trong bối cảnh xuất khẩu dầu có thể mở rộng. Đây là dấu hiệu cho thấy Venezuela đang mong đợi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực xăng dầu của họ sẽ được nới lỏng.

Những hậu quả sau chiến dịch quân sự của Nga đã khiến thế giới phải săn lùng các nguồn cung dầu mới, đặc biệt là dầu nặng do Venezuela sản xuất.

Một cuộc họp cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Venezuela tại Caracas trong tháng này đã mở đầu cho các cuộc đàm phán về các lệnh trừng phạt áp đặt lên PDVSA vào năm 2019 – sau đó đã được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường như một phần trong chiến dịch “gây áp lực tối đa” nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump vào năm 2020 đã dẫn đến việc cắt toàn bộ giấy phép xuất khẩu đối với hầu hết các công ty năng lượng nước ngoài hợp tác sản xuất với PDVSA. Việc đình chỉ khiến các công ty bao gồm Chevron Corp, Eni SpA và Repsol SA còn hàng tỷ USD cổ tức và các khoản nợ chưa được thanh toán liên quan tới các chuyến hàng dầu mỏ của Venezuela.

Các giám đốc điều hành từ chi nhánh hàng hải của PDVSA, PDV Marina, và bộ phận Thương mại và Cung ứng của công ty gần đây đã gặp gỡ một số công ty cung cấp tàu chở dầu. Tất cả đều sẵn sàng lấy các sản phẩm thô hoặc tinh chế của Venezuela làm tiền thanh toán cho các tàu, theo tài liệu và các nguồn giấu tên Reuters thu thập được.

“Đội tàu chở dầu của PDVSA còn quá ít để có thể tăng sản lượng dầu cho hoạt động lọc dầu trong nước hoặc xuất khẩu”, một trong những nguồn tin cho biết.

Theo số liệu và nguồn tin của Refinitiv Eikon, đội tàu của PDVSA – bao gồm khoảng 30 tàu chở dầu – đã buộc phải neo lại vùng biển Venezuela sau hơn một thập kỷ không đầu tư và thiếu sửa chữa.

Xuất khẩu dầu thô và dầu mỏ của nước này đã giảm theo các lệnh trừng phạt của Mỹ, xuống còn khoảng 650.000 thùng / ngày (bpd) vào năm ngoái, từ mức hơn 1,5 triệu thùng / ngày vào năm 2018.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ ngăn PDVSA gia hạn bảo hiểm và phân loại tàu – vốn được sử dụng để chứng nhận các nhóm tàu này đủ điều kiện đi biển. Trong những năm gần đây, việc này đã hạn chế khả năng sử dụng tàu để xuất khẩu dầu của công ty, dẫn đến việc công ty này phải phụ thuộc phần lớn vào một nhóm tàu chở dầu của bên thứ 3.

Trong một tài liệu mà Reuters thu được, một công ty giấu tên đã chào mời 5 tàu chở dầu Aframax, mỗi chiếc có khả năng vận chuyển lên đến 700.000 thùng dầu.

PDVSA phải trả từ 22.500 USD đến 35.000 USD mỗi ngày trong tối đa 12 tháng để thuê mỗi tàu theo hợp đồng thuê tàu có thời hạn. Những con tàu đó sẽ dần dần được thay thế bằng những chiếc mới sau năm đầu tiên với khoản thanh toán cho các tàu chở dầu mới thông qua 4 triệu thùng dầu nhiên liệu của Venezuela trị giá 300 triệu USD.

Mỹ tiếp cận Venezuela

Vào ngày 5/3, các quan chức Nhà Trắng đã gặp gỡ chính quyền của ông Maduro ở Venezuela trong chuyến đi đầu tiên ở mức cấp cao trong hơn 20 năm. Chuyến thăm được cho là có 3 mục tiêu chính.

Đầu tiên là để đo mức độ của mối quan hệ đồng minh giữa Nga và Venezuela, thứ hai là xác định khả năng Venezuela trở thành nguồn cung cấp dầu thay thế cho Mỹ khi Nga vắng mặt.

Lý do thứ 3 cho chuyến đi được cho là để tiếp tục các cuộc đàm phán trong bí mật về việc trả tự do cho các tù nhân Mỹ ở Venezuela.

Mục tiêu này kể từ đó đã đạt được một số thành công với ít nhất hai tù nhân – Gustavo Cárdenas và Jorge Alberto Fernández – được trả tự do, mặc dù các quan chức Mỹ vào thời điểm đó tuyên bố rằng việc thả cả 2 người đàn ông này không phải là dấu hiệu của bất kỳ thỏa thuận nào nhằm khởi động lại việc bán dầu của Venezuela cho Mỹ.

Có một số sự ủng hộ cho quan hệ đối tác dầu mỏ bền vững hơn giữa Mỹ và Venezuela. Tập đoàn năng lượng Mỹ Chevron đang thúc đẩy nới lỏng các biện pháp trừng phạt ở Venezuela để thúc đẩy sản xuất.

Chevron được cho là công ty phương Tây duy nhất vẫn có lợi ích trực tiếp ở Venezuela và nhiều người cho rằng “Chevron đã gây áp lực lên chính quyền Biden để cuộc họp tại Venezuela diễn ra”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới