Friday, January 17, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐiềm lạ ở Bắc Kinh

Điềm lạ ở Bắc Kinh

Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc thường xuyên chứng kiến ​​dị tượng trong năm nay. Cư dân thành phố nói rằng bầu trời Bắc Kinh xuất hiện “mặt trời xanh” vào ngày 21/4. Rốt cuộc đây là hiện tượng gì?

Mặt trời xanh ở Bắc Kinh hôm 21/4/2022.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin hôm 21/4 rằng, hôm thứ Năm vừa qua Bắc Kinh có gió mạnh kèm cát bụi, sau đó xuất hiện “mặt trời xanh”. Có người dân đã chụp được ảnh thực tế.

Cùng ngày, Đài quan sát khí tượng Trung ương Trung Quốc đưa ra cảnh báo màu xanh đối với bão cát và bụi. Hệ thống cảnh báo thời tiết của Trung Quốc được mã hóa bằng màu sắc gồm 4 cấp độ, trong đó đỏ là mức nghiêm trọng nhất, tiếp theo là cam, vàng và xanh.

Theo đó, từ 8h ngày 21/4 đến 8h ngày 22/4, Bắc Kinh, Thiên Tân, phía tây Cát Lâm, phía nam Hắc Long Giang và một số khu vực ở Tân Cương, Nội Mông, Ninh Hạ, Thiểm Tây, Sơn Tây sẽ có kiểu thời tiết cát và bụi.

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh xuất hiện hiện tượng “mặt trời xanh” trong năm nay. Những người chứng kiến đều cảm thấy kinh ngạc khi mặt trời chuyển sang màu xanh lam.

Bắc Kinh xuất hiện “Mặt trời xanh” 3 lần từ đầu năm 2022

Trước đó vào giữa tháng Ba, mặt trời trên bầu trời Bắc Kinh cũng từng chuyển sang màu xanh. Vào thời điểm đó, nhiều khu vực ở phía bắc Trung Quốc đang xuất hiện kiểu thời tiết cát và bụi, đặc biệt là ở Bắc Kinh và Thiên Tân.

Đến sáng ngày 28/3, thủ đô của Trung Quốc lại xuất hiện hiện tượng này. Sự việc một lần nữa trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Nhiều kênh truyền thông lớn ở Trung Quốc cũng đưa tin về “mặt trời xanh” ở Bắc Kinh. Trong mục bình luận có thể thấy nhiều người cho rằng đó là điềm xấu.

Chuyên gia khí tượng giải thích về hiện tượng “Mặt trời xanh”

Có chuyên gia cho rằng, hiện tượng này thường xảy ra khi có bão cát và bụi. Dự báo thời tiết cho biết, khi “mặt trời xanh” xuất hiện ở Bắc Kinh, nồng độ bụi mịn PM10 trung bình trong thành phố là 2.000 microgam trên mét khối. Đây là mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Chuyên gia khí tượng Trung Quốc giải thích rằng, hiện tượng trên tương tự như cảnh hoàng hôn màu xanh trên sao Hỏa mà chúng ta quan sát thấy. Do bầu khí quyển của sao Hỏa rất loãng, có khoảng 96% là khí carbon dioxide (CO2), nên sau khi hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài thì còn lại là ánh sáng xanh có bước sóng ngắn mà mắt người có thể thấy được. Ngoài ra, sau các trận bão bụi, các hạt li ti tích tụ lại trong bầu khí quyển sao Hỏa cũng có khả năng tán xạ ánh sáng xanh khá mạnh, cường độ của nó gấp khoảng 10 lần ánh sáng đỏ.

Tương tự như vậy, có quan điểm cho rằng đây là “hiện tượng tán xạ Mie” (Mie scattering). Đó là khi các vi hạt lớn như bụi, giọt nước, các hạt ô nhiễm… trong không khí tán xạ và hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng dài thì ánh sáng đỏ sẽ ít đi và mặt trời trông như màu xanh lam.

Chuyên gia cũng cảnh báo không nên nhìn trực tiếp “mặt trời xanh” bằng mắt thường.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới