Thursday, January 23, 2025
Trang chủBiển ĐôngChúa Nguyễn Ánh lập trạm tiếp đón tàu buôn châu Âu ở...

Chúa Nguyễn Ánh lập trạm tiếp đón tàu buôn châu Âu ở Côn Đảo ra sao?

Việc lưu trú của đoàn thám hiểm người Anh kéo dài trên đảo chính của quần đảo Côn Lôn (Côn Đảo) kéo dài đến ngày 28.1.1780. Khi họ chuẩn bị rời đảo, thuyền trưởng Gore để lại thư gửi cho các thuyền trưởng sẽ ghé bến Côn Đảo.

Một bản đồ Côn Đảo xưa.

Nghe qua sự trình bày của viên quan người Việt tại Côn Đảo, thuyền trưởng Gore nói rõ ông ta không phải là người Pháp, mà là người Anh, và hỏi viên quan là ông ta có biết hai nước Anh – Pháp đang ở trong tình trạng chiến tranh không.

Viên quan trả lời rằng biết và nói rõ mục tiêu sứ mạng của ông ta là dẫn đường cho bất cứ tàu thuyền nào muốn buôn bán với người dân Đàng Trong, không phân biệt đến từ nước nào. Ông ta còn đưa cho Gore xem một tờ giấy khác và đề nghị viên thuyền trưởng đọc qua.

Đó là một lá thư có gắn xi, với nội dung như sau: “Thư gửi thuyền trưởng các tàu ghé lại Côn Đảo: những thông tin gần đây đến từ châu Âu khiến chúng tôi hi vọng rằng sẽ có một chuyến tàu đến tại Đàng Trong, chúng tôi đã xin với triều đình cử đến Côn Đảo một viên quan là người mang lá thư này để chờ các tàu thuyền đến đây. Vì vậy, nếu có một tàu thuyền ghé lại đây, vị thuyền trưởng có thể thông báo cho chúng tôi thông qua viên quan mang thư này, hoặc tin vào ông ta, để cho ông dẫn dắt về một cảng ở Đàng Trong, khuất gió và cách Côn Đảo một ngày hải hành. Nếu vị thuyền trưởng muốn ở lại Côn Đảo chờ một đặc phái viên của triều đình, chúng tôi có thể cử đến các thông ngôn và những hỗ trợ mà quý vị cần đến. Các vị thuyền trưởng cũng cần biết rằng đi sâu hơn nữa vào tiểu tiết là điều vô ích” (L.Gaide – tlđd, trang 89, Lê Nguyễn tạm dịch). Lá thư này cũng đề một ngày cùng với giấy chứng nhận của Bá Đa Lộc. Qua nội dung thư và câu chuyện với Luc, thuyền trưởng John Gore tin rằng viên quan này có ý trông chờ tàu buôn của Pháp.

Ông ta cần được biết người trên đảo này có thể cung cấp cho đoàn thám hiểm những đồ thiết dụng nào. Lúc trả lời là ông ta có hai con trâu khỏe mạnh sẵn sàng bán lại cho đoàn thám hiểm với giá 4 hay 5 đồng mỗi con (không rõ tiền gì). Loài vật 4 chân này, Gore và các đồng sự nhìn thấy có rất nhiều trên đảo. Việc lưu trú của đoàn thám hiểm người Anh kéo dài trên đảo chính của quần đảo Côn Lôn (Côn Đảo) kéo dài đến ngày 28.1.1780. Khi họ chuẩn bị rời đảo, viên quan nói trên đề nghị thuyền trưởng Gore để lại một thư giới thiệu gửi cho các thuyền trưởng tàu thuyền sẽ ghé bến Côn Đảo. Gore viết đưa cho viên quan bức thư giới thiệu theo yêu cầu, tặng cho ông ta một món quà.

Viên thuyền trưởng còn nhờ chuyển một bức thư và một kính đeo mắt cho Giám mục Bá Đa Lộc, như dấu hiệu lòng biết ơn của ông ta đối với vị Giám mục. Xem như trên, có thể thấy rằng sau khi rời bỏ Côn Đảo hơn 60 năm, vào cuối thập niên 1760, người Anh đã mon men trở lại hòn đảo này. Không chỉ với mục tiêu thám hiểm để lập bản đồ các vùng biển xa lạ trên Thái Bình Dương mà còn nhằm mở rộng thương mại với Đại Việt thông qua vị trí đắc địa này. Vào thời điểm đó, người cai trị Ấn Độ thuộc Anh là Huân tước Warren Hasting, một viên chức gắn bó rất nhiều với vùng đất Ấn Độ.

Năm 1774, ông ta là Toàn quyền đầu tiên của vùng đất Ấn Độ thuộc Anh, trong kế hoạch phát triển thương mại và thuộc địa, đã nghĩ đến khu vực Đông Dương và Côn Đảo, nơi mà những người Anh đi trước đã tìm đến và đổ xương máu tại đây (1702-1705).

Hai năm trước khi thuyền trưởng John Gore đến Côn Đảo, Toàn quyền Hasting đã cho phép một hãng buôn đưa hai chiếc thuyền chở hàng hóa sang Đàng Trong vừa với mục tiêu thương mại, vừa là một công tác bán ngoại giao. Đoàn tàu này ghé lại nhiều cảng ở Đàng Trong. Song lúc bấy giờ cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn đã bùng lên mạnh mẽ, cảm thấy có nguy cơ bị nghi ngờ bởi cả hai bên, đoàn tàu buôn phải bỏ cả số hàng hóa chưa bán được để quay trở về nước.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới