Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngDự án thu gom rác thải ở các vùng biển Việt Nam...

Dự án thu gom rác thải ở các vùng biển Việt Nam được công ty Nhật Bản sắp triển khai

Sử dụng tàu chuyên dụng để thu gom rác thải nhựa ở các vùng biển ngoài khơi Việt Nam là một dự án do công ty vận tải biển Mitsui O.S.K. Lines của Nhật Bản đã lên kế hoạch triển khai.

Rác thải tồn đọng tại khu vực ven bờ Đầm Nại (Ninh Thuận).

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam từng được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với trên 1,8 triệu tấn mỗi năm.

Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang kéo theo “cơn ác mộng” rác thải đối với môi trường biển, đặc biệt với lượng rác thải nhựa tăng cao theo từng năm.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Mitsui O.S.K. Lines cho biết Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam khiến cho rác thải có thể dễ trôi ra đại dương. Khối lượng rác thải ở Việt Nam đang gia tăng cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Do đó, vào mùa Hè năm nay, Mitsui O.S.K. Lines sẽ phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành các nghiên cứu khả thi ở Việt Nam trong thời gian khoảng 1 năm. Mitsui O.S.K. Lines cũng dự định hợp tác với Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án này.

Theo PGS Chu Hồi, một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt và du lịch dẫn đến hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng, ô nhiễm xyanua liên quan đến tình trạng đánh bắt hải sản, hàm lượng kẽm ở các khu vực đóng và sửa chữa tàu biển thường cao hơn liên quan tới “nhân độc tố kẽm” trong thành phần của sơn chống hà bám tàu thuyền.

“Môi trường biển tiếp tục biến đổi theo chiều hướng xấu và tiếp tục bị “đầu độc‟ liên quan tới phát triển kinh tế – xã hội. Ngày càng có nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển. Đây là sức ép lớn lên môi trường, hệ sinh thái và tài nguyên biển nước ta.

Mitsui OSK Lines được thành lập năm 1884, là một trong những công ty vận tải biển lớn mạnh nhất thế giới, có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản.

Ngày 31/10/2016, trong một diễn biến khá bất ngờ, ba hãng tàu container lớn nhất Nhật Bản là Kawasaki Kisen Kaisha, Ltd. (thường được gọi là ‘K’Line), Mitsui O.S.K. Lines Ltd. (MOL), và Nippon Yusen Kabushiki Kaisha (NYK) đã thông báo sáp nhập hoạt động khai thác container của cả ba hãng lấy tên là ONE

Qua đó, ONE trở thành hãng tàu đứng thứ 6 trên thế giới và thứ 2 châu Á sau COSCO của Trung Quốc. Theo Mitsui O.S.K. Lines, các nghiên cứu khả thi tại hiện trường sẽ bao gồm việc tính toán lượng rác thải nhựa và các loại rác thải khác có thể thu gom ở trên biển, cũng như địa điểm và cách thức để đóng một tàu chuyên dụng phục vụ cho dự án này.

Theo công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông và được công nhận là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên, địa chính trị quan trọng ở khu vực và thế giới.

Cùng với đó, Việt Nam có tới trên 100 con sông, trong đó hơn 10 con sông đang ở mức độ ô nhiễm nặng, điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Thị Vải…

Mitsui O.S.K. Lines cam kết sẽ “thiết lập hệ thống thu gom rác thải trên biển thích hợp với vùng biển này thông qua dự án do JICA hỗ trợ”. Sau đó, công ty có thể mở rộng ngành kinh doanh thu gom rác thải trên biển sang các khu vực khác.

Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền khiến ô nhiễm và suy thoái môi trường biển không ngừng gia tăng.

Thêm vào đó, rất đáng buồn và đáng lo, Việt Nam từng được xem là một trong những nước đổ chất thải nhựa nhiều nhất ra đại dương.

Trước đó, Nhật Bản đã đưa vào vận hành hai tàu thương mại với hệ thống thu gom rác thải trên biển do một số công ty, trong đó có Mitsui O.S.K. Lines, phối hợp phát triển.

Việt Nam cùng với Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan phải đối mặt với cơn ác mộng túi nilong, thảm họa rác thải nhựa đáng báo động. Theo National Geographic và báo cáo của Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) năm 2018, 5 quốc gia này chiếm một nửa lượng rác thải nhựa đổ ra biển của thế giới.

PGS Chu Hồi nêu dẫn chứng, các hệ sinh thái biển quan trọng bị suy thoái, bị mất habitat và bị thu hẹp diện tích.. Rừng ngập mặn mất khoảng 15.000 ha/năm, khoảng 80% rạn san hô trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao, tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với thảm cỏ biển và các hệ sinh thái biển – ven biển khác.

“Trong vùng biển nước ta đã có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt (trữ lượng hải sản giảm 16%.

Năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200 kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ và 1 ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được khoảng 800 kg thuỷ sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước”.

FAO cũng từng đánh giá gánh nặng về rác thải nhựa đè nặng Việt Nam. Do đó, đất nước hơn 97 triệu dân đang có những chính sách, chương trình nâng cao nhận thức, kêu gọi người dân chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon, nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa.

Công ty vận tải biển lớn của Nhật Bản khẳng định họ sẽ tiến hành các nghiên cứu khả thi trong khoảng một năm kể từ mùa hè năm nay tại quốc gia Đông Nam Á này với sự phối hợp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Đặc biệt, Mitsui O.S.K. cũng đang quan tâm định hướng đến sự hợp tác với chính phủ Việt Nam.

Trong thông cáo báo chí chính thức được phát đi, Mitsui O.S.K. tuyên bố sẽ thiết lập hệ thống thu gom rác thải trên biển thích hợp với vùng biển của Việt Nam thông qua dự án do JICA hỗ trợ.

Đồng thời, Mitsui O.S.K. cũng cho biết công ty có thể sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh thu gom rác thải biển sang thêm nhiều lĩnh vực khác nữa.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới