Sunday, December 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao lãi suất Ngân hàng của Việt Nam bắt đầu tăng

Vì sao lãi suất Ngân hàng của Việt Nam bắt đầu tăng

Ngày càng nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng cao nhất một thập niên. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn đứng ngoài cuộc đua này.

Lãi suất tiết kiệm tăng mạnh với cả hình thức gửi tại quầy và gửi online.

Sau hai đợt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm hồi tháng 3 và 4, trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5, một loạt ngân hàng đã gia nhập cuộc đua tăng lãi suất này. Trong đó, mức tăng phổ biến ở mức 0,1-0,4 điểm % so với tháng trước và 0,5-1 điểm % so với cuối năm 2021.Lãi suất tiết kiệm tăng mạnh với cả hình thức gửi tại quầy và gửi online.

Cụ thể, trong thông báo mới nhất, SHB đã tăng mạnh lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân với cả kênh online và tại quầy.

Trong đó, lãi suất tiền gửi online cao nhất tại ngân hàng này đã tăng từ 6,35%/năm tháng trước lên 6,7%/năm hiện tại, tăng tương ứng 0,35 điểm %, áp dụng với các khoản gửi 36 tháng trở lên.

Tương tự, tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng tại nhà băng này cũng được điều chỉnh tăng 0,3 điểm % so với trước đó, hiện phổ biến ở mức 6,4%/năm.

Đợt tăng lãi suất lớn nhất

Với các khoản tiền gửi tiết kiệm tại quầy, SHB hiện đưa ra mức lãi suất cao nhất ở 6,6%/năm, tăng 0,4 điểm % so với tháng trước, áp dụng với kỳ hạn gửi 36 tháng trở lên. Tương tự, các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn hơn như 9 tháng, 12 tháng và 24 tháng cũng được ngân hàng điều chỉnh tăng tương ứng, hiện cố định ở 5,7%/năm; 6,2%/năm và 6,4%/năm.

Đáng chú ý, ngoài kênh huy động vốn thông thường, SHB còn đang huy động vốn thông qua kênh chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên tới 7,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 8 năm và 7,2%/năm với kỳ hạn 6 năm.

Cũng trong đợt này, MBBank điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiết kiệm ở một loạt kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng này đã được điều chỉnh tăng từ 5,12%/năm lên 5,39%/năm với hình thức trả lãi trước và tăng từ 5,4%/năm lên 5,7%/năm với hình thức trả lãi sau.

Tương tự, các kỳ hạn 18-60 tháng đều được ngân hàng tăng thêm 0,2-0,4 điểm % so với tháng trước, hiện lần lượt áp dụng mức 6,1%/năm với kỳ hạn 18 tháng; 6,6%/năm với kỳ hạn 36 tháng và 6,4%/năm với kỳ hạn 48-60 tháng.

Ngược lại, các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng lại được MBBank điều chỉnh giảm 0,1-0,2 điểm %.

Tại Eximbank, nhà băng này giữ nguyên biểu lãi suất tiền gửi tại quầy, cao nhất 6%/năm, áp dụng với kỳ hạn 15 tháng trở lên, nhưng đã tăng lãi suất tiền gửi qua hình thức online.

Theo đó, lãi suất tiền gửi online cao nhất tại ngân hàng này đã tăng từ 6,3%/năm lên 6,5%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi từ 15 tháng trở lên. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng tăng lãi suất với các khoản gửi kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng lên mức tối đa Ngân hàng Nhà nước cho phép là 4%/năm. Tính từ đầu năm đến nay, một số kỳ hạn huy động tại Eximbank đã tăng tới 0,5-0,7 điểm %.

Theo thống kê của Zing, ngoài 3 nhà băng kể trên, đã có trên dưới 10 ngân hàng khác (VPBank, MSB, ABBank, HDBank, NamABank, Vietcapital Bank…) cũng điều chỉnh tăng biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân trong giai đoạn cuối tháng 4 và đầu tháng 5 này. Nếu tính từ đầu năm 2022, đây là đợt tăng lãi suất huy động rộng nhất mà các ngân hàng thực hiện.

Lãi suất cho vay có tăng theo?

Tính từ đầu năm đến nay, 4 ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank) là nhóm duy nhất không thay đổi mặt bằng lãi suất huy động. Trong đó, các ngân hàng này vẫn là nhóm có lãi suất tiền gửi thấp nhất thị trường, phổ biến trong khoảng 5,5-5,6%/năm, áp dụng với kỳ hạn 12 tháng.

Trong khi đó, mức lãi suất huy động cao nhất hiện nay thuộc về Techcombank với 7,8%/năm. Tuy nhiên, đây là mức lãi suất áp dụng với khách hàng gửi từ 999 tỷ đồng trở lên. Theo sau là SCB với 7,6%/năm; NamABank 7,4%/năm, nhưng đều đi kèm điều kiện hạn mức gửi.

Theo các chuyên gia, xu hướng tăng lãi suất liên tục từ đầu năm của các ngân hàng có nguyên nhân từ việc tín dụng đã tăng rất mạnh giai đoạn này. Cụ thể, theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 25/4, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng tới 6,75% so với cuối năm 2021 và tăng 16,4% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng mạnh nhất trong hơn một thập niên đã qua.

Với mức tăng trưởng này, ước tính từ đầu năm đến 25/4, các ngân hàng đã bơm ra nền kinh tế hơn 700.000 tỷ đồng qua kênh cho vay.

Việc tín dụng tăng mạnh vượt dự báo là nguyên nhân khiến thanh khoản các ngân hàng gặp căng thẳng. Hệ quả là NHNN phải liên tục bơm tiền qua kênh tín phiếu hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng và bản thân các nhà băng cũng phải tăng lãi suất để huy động vốn từ thị trường.

Theo các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán BVSC, với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao hiện nay, lãi suất có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, BVSC cho rằng với lãi suất cho vay, mức tăng sẽ chưa quá lớn vì còn phải hỗ trợ nền kinh tế hồi phục.

Tương tự, Công ty Chứng khoán VCBS nhận định mặt bằng lãi suất năm nay khó có thể giảm thêm, thậm chí sẽ tăng trở lại 0,5-1 điểm %. Trong đó, mức tăng sẽ tập trung vào nửa cuối năm.

Các chuyên gia phân tích tại SSI Research thì cho rằng với diễn biến hiện nay, tăng trưởng tín dụng năm 2022 có thể đạt 14-15%. Tín dụng cải thiện sẽ kéo theo mặt bằng lãi suất tiền gửi dân cư và doanh nghiệp tăng theo. Trong vài tuần gần đây, một số ngân hàng đã tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi ở cả 2 khu vực này, mức tăng phổ biến là 0,1-0,2 điểm %.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới