Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang ‘đùa giỡn’ với việc sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công thay vì coi chúng như một biện pháp răn đe phòng thủ. Trước tình thế này, các mục tiêu mà họ nhắm tới – đồng minh của Mỹ gồm Ukraine, Đài Loan, Hàn Quốc và Israel – tốt hơn hết là nên tăng cường khả năng phòng thủ hạt nhân trước khi kịch bản tồi tệ nhất xảy ra.
Vào ngày 1/5, phương tiện truyền thông nhà nước Nga đã đe dọa ‘san phẳng’ Vương quốc Anh bằng một làn sóng hạt nhân theo đúng nghĩa đen. Theo chuyên gia Nga Dmitry Kiselyov, người ta có thể tạo ra một vụ nổ hạt nhân, bằng cách cho nổ một quả bom hạt nhân từ máy bay không người lái ngoài khơi phía tây nước Anh. Vụ nổ sẽ tạo ra một cơn sóng thần cao 500 mét, biến quần đảo Anh thành “một vùng đất hoang tàn vì phóng xạ” trong tích tắc.
Nga đang cố gắng sử dụng kịch bản ngày tận thế hạt nhân để dọa Anh ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine. Anh đã nhanh chóng phản ứng với cuộc xâm lược bằng việc cung cấp khí tài cho Kyiv. Trước đó, Ukraine nhận viện trợ của các quốc gia phương Tây như Mỹ và Đức, để đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga từ thủ đô đến vùng ngoại ô phía Đông của nước này.
Cuối cùng thì Ukraine vẫn có thể tiếp tục cuộc chiến, đẩy quân đội Nga ra khỏi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng kể từ cuộc xâm lược năm 2014, bao gồm Crimea và các phần phía đông Ukraine được gọi là Donbass.
Tuy vậy, Ukraine và các đồng minh cần phải để mắt đến một rủi ro rất lớn. Chiến thắng trong cuộc chiến tranh quy ước chống lại Nga sẽ kích động Vladimir Putin sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine, Anh hoặc thậm chí là Hoa Kỳ. Bằng cách này, mối đe dọa leo thang hạt nhân sẽ khiến cho cuộc tấn công của ông Putin ở Ukraine dễ dàng hơn, bằng cách làm tê liệt hàng phòng ngự.
Trong nhiều năm, Trung Quốc và Triều Tiên cũng đã sử dụng con bài vũ khí hạt nhân để tấn công, nhưng ở cấp độ thấp hơn.
Năm 2016, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã cho máy bay ném bom H-6K có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay qua bãi cạn Scarborough, một ngư trường truyền thống trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Chuyến bay diễn ra vài ngày sau phán quyết của tòa án quốc tế công nhận quyền đánh cá của Philippines xung quanh hòn đảo nhỏ bé này, cũng nằm trong yêu sách ‘đường lưỡi bò’ phi pháp của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Với chuyến bay H-6K, ĐCS Trung Quốc đã tìm cách khiến Philippines và đồng minh của họ, Hoa Kỳ, lùi bước trước những tuyên bố chủ quyền được quốc tế công nhận đối với hòn đảo. Đi kèm với nó là nguồn tài nguyên dồi dào ở Biển Đông: 60 nghìn tỷ USD dầu và khí đốt.
Kể từ năm 2017, Bắc Kinh đã sử dụng các chuyến bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân áp sát Đài Loan để đe dọa hòn đảo này. Cho đến nay, chiến thuật này tuy thất bại, nhưng tiếng trống trận từ Bắc Kinh đang ngày càng dồn dập hơn.
Triều Tiên đang học hỏi từ ông Putin về một cuộc xâm lược Hàn Quốc, đồng thời khiến các đồng minh sau này, bao gồm cả Mỹ, đứng trước nguy cơ leo thang hạt nhân.
“Có vẻ như chiến lược của Triều Tiên đã thay đổi”, giáo sư Andrei Lankov, một chuyên gia về Triều Tiên, trao đổi với phóng viên Josh Rogin của tờ The Washington Post. “Khi bắt đầu chương trình hạt nhân cách đây nhiều thập kỷ, họ đã nghĩ đến khả năng răn đe và tự vệ. Bây giờ họ đang làm việc trên một chương trình mà một ngày nào đó sẽ giúp cho việc chinh phục trở thành khả thi — tất nhiên là chinh phục miền Nam”, ông Lankov nói.
Iran cũng đang tìm hiểu về chiến lược hạt nhân của ông Putin. Ông Seth J. Frantzman nói với tờ Jerusalem Post cho biết: “Chỉ cần quan sát ngôn ngữ của Nga và Triều Tiên là có thể biết được Iran muốn làm gì”.
Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình bất chấp mối đe dọa từ các biện pháp trừng phạt quốc tế cứng rắn từ phương Tây. Tehran thường xuyên đe dọa hủy diệt Israel. Việc cho phép Iran phát triển vũ khí hạt nhân sẽ biến nước này thành một cường quốc khu vực.
Như ông Frantzman đã chỉ ra, “Mục tiêu của những kẻ khai phá thường là mang lại cho sức mạnh vũ trang hạt nhân một phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, và không ‘đe dọa’ hoặc ‘kích động’ nó bằng cách hỗ trợ các quốc gia hoặc những người bị sức mạnh hạt nhân đàn áp”.
Vũ khí hạt nhân sẽ mang lại cho Iran khả năng trấn áp người dân và các nước láng giềng mà không phải lo lắng về các lệnh trừng phạt kinh tế hoặc quân sự. Sau đó, nó có thể thống trị Iraq, Syria, Lebanon, Yemen, v.v.
Những gì Iran áp dụng cũng sẽ được áp dụng đối với phần còn lại của các nhà độc tài trên thế giới. Trao cho họ vũ khí hạt nhân, và họ nghĩ rằng họ có quyền đàn áp và chinh phục một cách tuỳ ý. Ngược lại, các nền dân chủ về bản chất là phi tập trung hơn và phân quyền hơn trong cách tiếp cận đối với quyền lực trong nước và quốc tế.
Nhưng để tự vệ trước các đối thủ trong khu vực, các nước dân chủ đồng minh như Ukraine, Đài Loan, Israel và Hàn Quốc cần phải đồng loạt tăng cường phòng thủ quân sự. Việc hoàn toàn phụ thuộc vào sự đảm bảo an ninh của các quốc gia khác, như Ukraine đã làm khi từ bỏ 5.000 vũ khí hạt nhân vào năm 1994, rõ ràng là một chiến lược xâm lược.
Ukraine có một quân đội mạnh, nhưng không đủ mạnh để ngăn Nga xâm lược.
Những đồng minh dân chủ tiền tuyến của Mỹ đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran, cần phải tăng cường không chỉ về lực lượng quân sự mà còn cần phát triển năng lực phòng thủ hạt nhân để ngăn chặn các cuộc chiến tranh tiềm ẩn trong khu vực.
T.P