Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnChống TQ sẽ là chủ đề của cuộc bầu cử giữa nhiệm...

Chống TQ sẽ là chủ đề của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ

Theo các nhà phân tích, chắc chắn trong năm nay, với việc Đảng Cộng Hòa dẫn đầu các cuộc thăm dò và gắn liền với lập trường của cựu Tổng thống Trump về Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy một nhu cầu đối với mọi ứng cử viên là phải thể hiện mình cứng rắn với Trung Quốc.

Các cử tri sử dụng một buồng bỏ phiếu bằng giấy tùy chọn khi họ bỏ phiếu sớm cho Cuộc Bầu cử Sơ bộ ngày 03/05 tại địa điểm bỏ phiếu của Hội đồng Bầu cử Quận Franklin, hôm 26/04/2022 tại Columbus, Ohio.

Các chuyên gia cho biết mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc là một vấn đề ngày càng thu hút sự chú ý của cử tri, vì trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới đây, cử tri có khả năng sẽ bỏ phiếu trên cơ sở ứng cử viên nào cứng rắn nhất với Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia này không phải lúc nào cũng đồng tình về việc liệu công ăn việc làm và thương mại, hay an ninh quốc gia có phải là mảnh ghép quan trọng nhất trong bài toán Hoa Kỳ-Trung Quốc hay không.

Ông Douglas H. Paal — một thành viên nổi bật của Chương trình Châu Á thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace) tại Hoa Kỳ — cho biết: “Nhìn chung, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ giống như nhạc nền trong toàn bộ chiến dịch sắp tới diễn ra vào mùa thu. Điều này đã từng xảy ra trước đây và sẽ còn xảy ra nữa. Chắc chắn trong năm nay, với việc Đảng Cộng Hòa dẫn đầu các cuộc thăm dò và gắn liền với lập trường của cựu Tổng thống Trump về Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy một nhu cầu đối với mọi ứng cử viên là phải thể hiện mình cứng rắn với Trung Quốc”.

Tầm quan trọng của Trung Quốc trong các cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 là chủ đề của một bài báo trên tờ Wall Street Journal hôm 02/05. Bài báo so sánh số lần đề cập đến Trung Quốc trong các quảng cáo chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa dẫn đầu trong một số cuộc tranh cử sơ bộ sát sao nhất — những cuộc tranh cử ở Ohio và Pennsylvania. Ông Mehmet Oz, một người được cựu Tổng thống Trump hậu thuẫn, đang dẫn đầu nhóm với tỷ lệ khiêm tốn trong các cuộc thăm dò so với cựu Giám đốc điều hành quỹ phòng hộ David McCormick trong cuộc đua cho chiếc ghế Thượng viện hiện do Thượng nghị sĩ Bob Casey của Pennsylvania, đang sắp sửa về hưu, nắm giữ. Cuộc bầu cử sơ bộ sẽ diễn ra vào ngày 17/05.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, tính đến ngày 02/05, ông Oz đã nhắc đến Trung Quốc 8,351 lần trong quảng cáo của mình, nhiều hơn đáng kể so với ứng cử viên được xếp hạng cao nhất kế tiếp trong hạng mục này, ông Tim Ryan ở Ohio, vốn đã nhắc đến Trung Quốc 3,417 lần.

Ông Oz đã nhắc đến Trung Quốc nhiều gấp ba lần so với đối thủ McCormick, vốn đã nhắc đến Trung Quốc 2,580 lần.

Các chuyên gia cho biết, như vị trí dẫn đầu mỏng manh của ông Oz trong các cuộc thăm dò chỉ ra, bản thân sự tiến cử của ông Trump không phải là bảo đảm để nhận được sự ủng hộ áp đảo từ các cử tri Đảng Cộng Hòa, và mức độ ảnh hưởng liên tục của ông Trump trong đảng là chủ đề gây ra một số tranh cãi. Các ứng cử viên nào muốn giành được lợi thế về cử tri trong các cuộc bầu cử sơ bộ và giữa kỳ thì cần phải thể hiện rõ rằng họ nhận thức được vấn đề này — vai trò của Trung Quốc trên thế giới — một vấn đề làm bận tâm hàng triệu cử tri và đặc biệt là những người ở các tiểu bang miền trung của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cạnh tranh của ngoại quốc.

Ông Douglas H. Paal — một thành viên nổi bật của Chương trình Châu Á thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace) tại Hoa Kỳ — cho biết: “Nhìn chung, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ giống như nhạc nền trong toàn bộ chiến dịch sắp tới diễn ra vào mùa thu. Điều này đã từng xảy ra trước đây và sẽ còn xảy ra nữa. Chắc chắn trong năm nay, với việc Đảng Cộng Hòa dẫn đầu các cuộc thăm dò và gắn liền với lập trường của cựu Tổng thống Trump về Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy một nhu cầu đối với mọi ứng cử viên là phải thể hiện mình cứng rắn với Trung Quốc”.

Tầm quan trọng của Trung Quốc trong các cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 là chủ đề của một bài báo trên tờ Wall Street Journal hôm 02/05. Bài báo so sánh số lần đề cập đến Trung Quốc trong các quảng cáo chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa dẫn đầu trong một số cuộc tranh cử sơ bộ sát sao nhất — những cuộc tranh cử ở Ohio và Pennsylvania. Ông Mehmet Oz, một người được cựu Tổng thống Trump hậu thuẫn, đang dẫn đầu nhóm với tỷ lệ khiêm tốn trong các cuộc thăm dò so với cựu Giám đốc điều hành quỹ phòng hộ David McCormick trong cuộc đua cho chiếc ghế Thượng viện hiện do Thượng nghị sĩ Bob Casey của Pennsylvania, đang sắp sửa về hưu, nắm giữ. Cuộc bầu cử sơ bộ sẽ diễn ra vào ngày 17/05.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, tính đến ngày 02/05, ông Oz đã nhắc đến Trung Quốc 8,351 lần trong quảng cáo của mình, nhiều hơn đáng kể so với ứng cử viên được xếp hạng cao nhất kế tiếp trong hạng mục này, ông Tim Ryan ở Ohio, vốn đã nhắc đến Trung Quốc 3,417 lần.

Ông Oz đã nhắc đến Trung Quốc nhiều gấp ba lần so với đối thủ McCormick, vốn đã nhắc đến Trung Quốc 2,580 lần.

Các chuyên gia cho biết, như vị trí dẫn đầu mỏng manh của ông Oz trong các cuộc thăm dò chỉ ra, bản thân sự tiến cử của ông Trump không phải là bảo đảm để nhận được sự ủng hộ áp đảo từ các cử tri Đảng Cộng Hòa, và mức độ ảnh hưởng liên tục của ông Trump trong đảng là chủ đề gây ra một số tranh cãi. Các ứng cử viên nào muốn giành được lợi thế về cử tri trong các cuộc bầu cử sơ bộ và giữa kỳ thì cần phải thể hiện rõ rằng họ nhận thức được vấn đề này — vai trò của Trung Quốc trên thế giới — một vấn đề làm bận tâm hàng triệu cử tri và đặc biệt là những người ở các tiểu bang miền trung của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cạnh tranh của ngoại quốc.

Thách thức về chính sách ngoại giao

Thông điệp của nhiều ứng viên có thể tập trung phần lớn vào các vấn đề kinh tế và thương mại. Nhưng đối với một số nhà quan sát, chủ nghĩa dân túy về kinh tế của các ứng cử viên phục vụ cho những cử tri bị mất việc hoặc lo sợ bị mất việc trước các đối thủ cạnh tranh ở hải ngoại có thể bỏ lỡ điểm trọng yếu nhất, trong bối cảnh có những lo ngại về chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia vô cùng nghiêm trọng — về một khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nơi các mục tiêu bành trướng của Bắc Kinh khuấy động bất ổn không ngừng.

Mặc dù lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc có thể là một xu hướng thường được gắn với phe Trump trong Đảng Cộng Hòa (Grand Old Party, GOP), nhưng điều đó không có nghĩa là sự vận động xung quanh vấn đề này chỉ giới hạn chủ yếu ở phe Đảng Cộng Hòa.

Tổng thống Joe Biden có kế hoạch công du Châu Á từ ngày 20/05 đến ngày 24/05 và để chuẩn bị cho chuyến đi, Tổng thống có khả năng sẽ đưa ra lập luận rằng Đảng Dân Chủ cứng rắn trong các vấn đề về Trung Quốc, ông Paal nói.

Các nhà lập pháp ở cả hai đảng, chẳng hạn như Dân biểu Steve Chabot (Cộng Hòa-Ohio) và Dân biểu Ami Bera (Dân Chủ-California), đã cảnh báo mạnh mẽ về sự tự mãn trong một thế giới mà cuộc xâm lược Ukraine của ông Vladimir Putin có thể đã khuyến khích những kẻ xâm lược khác, và Hoa Kỳ vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về các khoáng chất đất hiếm như cobalt và lithium.

Ông nói, đảo quốc tự trị Đài Loan, mà Bắc Kinh đã nhiều lần đe dọa sẽ thống nhất với Trung Quốc đại lục bằng vũ lực nếu cần thiết, thực sự không có nhiều lựa chọn khi vấn đề liên quan đến các nhà lãnh đạo chính trị ở Hoa Kỳ.

“Đài Loan chịu một hình thế lịch sử thiệt thòi. Họ sẽ luôn cố gắng hết sức để hợp tác với chính phủ hiện hành bất kể đảng nào nắm quyền tại Hoa Kỳ”, ông Paal nhận xét.

Tuy nhiên, ông Paal cho là một cuộc xâm lược Đài Loan khó có khả năng xảy ra trong tương lai gần, vì Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ diễn ra vào mùa thu và nhiều sự chuẩn bị cần thiết mà sự kiện được mong đợi rất nhiều này yêu cầu. Ông Paal cũng không tin rằng Bắc Kinh đã đạt được một vị thế để cố gắng sử dụng hạt nhân nhằm đe dọa để thúc đẩy các mục tiêu lãnh thổ của họ.

“Họ đang điên cuồng chế tạo [vũ khí] để đặt mình vào một vị thế bình đẳng hơn, nhưng họ vẫn chưa đạt đến vị thế đó, họ vẫn đang xây dựng. Hiện tại, họ chưa có được những cơ hội tốt tới mức không thể không hành động”, ông Paal nói.

Bắc Kinh cũng không thể bỏ qua những hậu quả nặng nề từ các lệnh trừng phạt hàng loạt đối với Moscow, các ngân hàng và giới tài phiệt của họ sau cuộc xâm lược từ ngày 24/02 của lãnh đạo Nga Vladimir Putin.

Ông Paal nói, “Trung Quốc phải nhìn lại khuyết điểm tiềm ẩn của chính họ, và họ phải nhìn vào hậu quả của các lệnh trừng phạt kinh tế. Theo quan điểm của tôi, có rất nhiều lý do khiến Bắc Kinh phải chần chừ hơn là nghĩ đến việc sử dụng vũ lực quân sự chống lại Đài Loan sau cuộc xâm lược Ukraine so với trước đây”.

Nhưng mối đe dọa lâu dài này vẫn còn đó. Trong kịch bản này, các chính trị gia và ứng cử viên có thể đưa ra quan điểm thúc đẩy các chiến lược nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, chẳng hạn như phụ thuộc về khoáng sản đất hiếm, sẽ có nhiều cơ hội.

Ông Paal cho biết, “Nghiên cứu và phát triển đang dẫn đến những sản phẩm thay thế mới, vì vậy chúng ta không cần phải phụ thuộc vào những thứ mà chúng ta nhận được từ Trung Quốc” vốn đã là đặc trưng của mối quan hệ thương mại này từ lâu.

Ông nói tiếp, theo mô hình của các nhà sản xuất Nhật Bản vốn đang nỗ lực tìm ra những cách thức mới để cung cấp nguyên liệu thô cho ngành vi điện tử và điện thoại di động, việc phát triển nguồn thay thế là khả dĩ.

Các cuộc chiến thương mại

Các chuyên gia khác thừa nhận tầm quan trọng của Đài Loan và các mối lo ngại về chính sách ngoại giao khác nhưng khẳng định rằng nhận thức của các ứng cử viên đang tập trung vào thương mại và việc làm, và họ đang điều chỉnh chiến lược tranh cử của họ theo đó, đặc biệt là ở các tiểu bang đang bị suy giảm công nghiệp nặng nề (các tiểu bang này được gọi chung là vùng Rust Belt).

“Rõ ràng, việc cứng rắn với Trung Quốc có thể sẽ là một phép thử trong các cuộc bầu cử trên toàn quốc, đặc biệt là đối với phe Đảng Cộng Hòa. Chúng ta đang ở vào một thời điểm mà Đảng Cộng Hòa nói riêng và hầu hết các chuyên gia an ninh quốc gia của Hoa Kỳ coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, và bất kỳ ai tỏ ra không quan tâm đủ đến mối bận tâm đó sẽ bị đặt nghi vấn”, ông Clete Willems, một luật sư đối tác của công ty luật Akin Gump và là Phụ tá Đặc biệt của Tổng thống về Thương mại Quốc tế, Đầu tư, và Phát triển dưới thời chính phủ ông Trump, cho biết.

Theo quan điểm của ông Willems, tầm quan trọng tối thượng của vấn đề thương mại sẽ không biến mất. Trong khi một số nhân vật ở Hoa Kỳ, bao gồm cả các cựu quan chức trong chính phủ ông Trump, coi bất kỳ sự sửa đổi nào về thuế quan mà ông Trump đã áp đặt lên Trung Quốc là một sự phản bội di sản của vị tổng thống này, ông Willems tin rằng cần phải xem xét biểu thuế đó đã diễn ra như thế nào trong vài năm qua. Các biểu thuế từ thời chính phủ ông Trump vẫn được áp dụng đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Một số mức thuế có thể đã làm tổn thương Trung Quốc nhưng một số khác đã làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ, ông lập luận. Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay không thể bỏ qua thực tế này.

“Quý vị phải sửa đổi thuế quan, và không sửa đổi thuế quan sẽ không phải là một chiến lược Trung Quốc hiệu quả. Hãy thông minh về cách chúng ta cứng rắn với Trung Quốc”, ông Willems nói.

Ông Willems cho rằng giải quyết các hành vi lạm dụng của Trung Quốc và đặc biệt là việc Bắc Kinh không tuân thủ thỏa thuận thương mại “giai đoạn một”, một phần di sản của ông Trump, sẽ là một vấn đề hàng đầu trong chiến dịch tranh cử của Đảng Cộng Hòa. Ông không chắc Đảng Dân Chủ sẽ có thể tận dụng vấn đề này một cách thành công như Đảng Cộng Hòa.

“Tôi nghĩ rằng Tổng thống Biden và Đảng Dân Chủ đang gặp phải những trở ngại to lớn do lạm phát, quản lý nền kinh tế yếu kém, và các vấn đề chính sách ngoại giao, bao gồm cả vấn đề ở Afghanistan. Tôi nghĩ rằng họ đã không thực hiện được như đã hứa trong phần lớn nghị trình của họ và đó chính là vấn đề lớn hơn”, ông nói.

Ông Stephen Ezell, phó chủ tịch Chính sách Đổi mới Toàn cầu của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho rằng việc nhiều nhà vận động đã tập trung vào Trung Quốc đến mức độ như vậy là hợp lý.

“Hoa Kỳ đã mất tới một triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong thập niên qua do quan hệ thương mại với Trung Quốc. Rõ ràng, điều đó đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến khu vực công nghiệp Trung Tây. Những vấn đề đó sẽ thu hút được một lượng khán giả dễ tiếp nhận hơn ở đó”, ông nói.

Ông Ezell hơi khác so với các chuyên gia khác về chủ đề cụ thể nào về Trung Quốc sẽ là mối quan tâm hàng đầu của cử tri trong mùa bầu cử này.

Ông nói: “Khi coi Trung Quốc là một vấn đề, điều này sẽ nảy sinh nhiều sự nổi bật từ góc độ kinh tế hơn là an ninh quốc gia. Rõ ràng là điều này có thể thay đổi, nếu điều gì đó xảy ra tại Đài Loan”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới