Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaKinh tế TQ suy thoái từ bất động sản

Kinh tế TQ suy thoái từ bất động sản

Nền kinh tế Trung Quốc đã suy giảm tiêu cực về tiêu dùng và sản xuất trong hai năm qua nhưng số liệu công bố tháng 4/2022 thậm chí còn tồi tệ hơn khi nước này kiên quyết chạy theo chính sách ‘không Covid’. Số liệu cho thấy Trung Quốc đang bước vào suy thoái nghiêm trọng. Kèm theo suy thoái, thị trường BĐS vốn đóng góp tới 25% tăng trưởng GDP của nước này đang giảm tốc doanh số nhanh nhất trong 16 năm qua.

Một khu phức hợp nhà ở của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 21/10/2021.

Tiêu dùng và sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4/2022 suy giảm mạnh hơn các dự báo và kỳ vọng trước đó, cho thấy nền kinh tế này chính thức bước một chân vào chu kỳ suy thoái.

Doanh số bán lẻ tháng 4/2022 của Trung Quốc giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, gần gấp đôi so với dự báo trước đó, trong khi sản lượng công nghiệp giảm 2,9%, đi ngược lại với dự báo rằng sản lượng công nghiệp sẽ tăng nhẹ trong tháng 4/2022 của các nhà kinh tế học.

Nhưng không chỉ các số liệu vĩ mô đáng thất vọng, thị trường BĐS của Trung Quốc tiếp tục chứng kiến đà giảm sâu. Trong tháng 4/2022, doanh số bán BĐS đã chứng kiến tốc độ suy giảm lớn nhất trong vòng 16 năm qua. BĐS đóng góp 25% vào tăng trưởng GDP hàng năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo dữ liệu công bố trên trang web của Tổng Cục Thống kê Trung Quốc, doanh số bán BĐS tính theo giá trị trong tháng 4 đã giảm 46,6% so với một năm trước đó, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2006 và giảm sâu so với mức giảm 26,17% vào tháng 3/2022.

Bình quân, doanh số bán BĐS tính theo giá trị từ tháng 1 đến tháng 4 đã giảm 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm 22,7% trong ba tháng đầu năm (theo tính toán của Reuters, nguồn số liệu công bố bởi TCTK Trung Quốc).

Hôm qua, ngày 15/5/2022, trước lo ngại thị trường BĐS có xu hướng ‘lạnh sâu’, dù không mở rộng chính sách tiền tệ do lo ngại lạm phát, nhưng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tuyên bố cắt giảm thêm lãi suất cho vay thế chấp với người mua nhà. Mặc dù vậy, tuyên bố của PBOC nhằm cứu vãn thị trường BĐS đang lạnh dần dường như không có tác động đáng kể tới tâm lý thị trường cũng như sức tiêu dùng của thị trường này.

BĐS, động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, đã rơi vào chu kỳ suy giảm nghiêm trọng kể từ năm ngoái khi chính quyền kiềm chế hoạt động đầu tư bằng đòn bảy của các nhà phát triển thị trường. Động thái này khiến người mua nhà ở Trung Quốc lo ngại các dự án sẽ dở dang.

Như NTDVN đã đưa tin, không chỉ doanh số bán nhà sụt giảm mạnh, giá nhà ở mới tại 70 thành phố ở Trung Quốc đã tăng thấp nhất kể từ đợt khủng hoảng tài chính 2015, thời điểm mà Bắc Kinh gọi là “cuộc đảo chính tài chính”. Sự suy giảm nhanh chóng của giá nhà ở tại các thành phố lớn nhất Trung Quốc cho thấy cầu bất động sản suy giảm mạnh, tình trạng có thể tác động chéo tới nợ xấu trong hệ thống các ngân hàng thương mại ở quốc gia này.

Giá nhà mới trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc tăng 2,0% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 2 năm 2022, sau khi tăng 2,3% một tháng trước đó. Đây là mức tăng giá nhà mới yếu nhất kể từ tháng 12/2015.

Để thúc đẩy thị trường BĐS, chính quyền các cấp ở Trung Quốc đã và đang đưa ra các chính sách nới lỏng mới.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Bất động sản Đồng bằng Miền Trung, chỉ trong tháng 4, tính đến ngày 28/4, các thành phố trên cả nước đã hơn 60 lần ban hành chính sách bình ổn thị trường bất động sản, lập kỷ lục hàng tháng mới về bình ổn thị trường bất động sản trong năm 2022. Gần 110 thành phố đã đưa ra các chính sách mới để ổn định thị trường này.

Kể từ tháng 3, chính sách nới lỏng thị trường BĐS đã lan rộng từ các thành phố cấp 3 và 4 sang các thành phố cấp 2, và gần đây đã lan sang các thành phố mạnh cấp 2 như Nam Kinh và Tô Châu..

Tuy nhiên, triển vọng bất động sản vẫn ảm đạm trong bối cảnh phong toả khắc nghiệt vì COVID-19 kéo dài ở hàng chục thành phố, bao gồm cả Thượng Hải, hiện đang trong tuần phong toả thứ 7.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới