Monday, December 23, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNhu cầu năng lượng tăng mạnh: Việt Nam ứng phó ra sao?

Nhu cầu năng lượng tăng mạnh: Việt Nam ứng phó ra sao?

Cung ứng điện gặp khó khăn

Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh.

Đó là vấn đề được các chuyên gia, nhà quản lý bàn luận sôi nổi tại tọa đàm “Tiết kiệm năng lượng – Giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa nắng nóng” diễn ra ngày 18/5.

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng 2 kịch bản trăng trưởng phụ tải điện. Kịch bản 1, tăng trưởng 8,3%, tương ứng sản lượng điện sản xuất 275,5 tỷ kWh; Kịch bản 2, tăng trưởng 12,4%, tương ứng sản lượng điện sản xuất là 286,1 tỷ kWh.

Tuy nhiên, đánh giá về những kịch bản này, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh cho rằng, dù ở kịch bản nào thì cung ứng điện Việt Nam cũng đang gặp khó khăn.

Theo ông Sơn, Việt Nam đã quay lại quá trình phục hồi kinh tế. Khoảng 2-3 tháng tới chắn chắn các hoạt động du lịch, dịch vụ, các chuỗi sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi, công nhân sẽ quay trở lại nhà máy… Chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu năng lượng tăng cao!.

Hơn nữa, cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng tạo ra áp lực cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Còn Việt Nam lại là một trong những điểm đến an toàn cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này cho thấy, sẽ đảm bảo kịch bản tăng trưởng như quy hoạch điện VIII, và dự báo cuối năm nay sẽ lên mức tăng trưởng 12% (kịch bản cung cấp điện mức cao).

Trong bối cảnh, toàn cầu đang có nhu cầu tăng mạnh về nguồn cung nhiên liệu. Chẳng hạn như: EU đang có nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao; Đức đã tăng sản lượng khai thác than; Nhu cầu LNG tăng cao từ Mỹ, khối Trung Đông… tạo nên sự cạnh tranh cao. “Đây là những thách thức rất lớn để đảm bảo các nguồn cung năng lượng trong nước”, ông Sơn nói.

Việt Nam đang đối mặt với việc thiếu điện cục bộ?

Các chuỗi dự án năng lượng tái tạo (NLTT) đa phần tập trung ở miền Trung và niềm Nam. Nền tảng hạ tầng truyền tải chưa đáp ứng đủ nhu cầu truyền tải từ miền Trung, Nam ra miền Bắc.

Thuỷ điện cũng đang là thách thức khi thiếu nước cục bộ vào mùa nắng đỉnh điểm. Nguồn cung từ điện khí, than đang gặp khó khăn khi các mỏ than, dầu khí nội địa đang gặp nhiều khó khăn trong khai thác, chi phí đắt đỏ hơn, dự trữ cạn dần….

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chuyên gia cao cấp năng lượng – Thường trực Hội đồng Khoa học – Biên tập, Tạp chí Năng lượng Việt Nam ước tính, con số trung bình từ 8-12%, là khoảng 9%, tương đương phải bổ sung 5.500-6.000 kWh công suất mới mỗi năm.

“Nếu bổ sung từ các nguồn NLTT, thì đặc điểm là không ổn định. Năm này sẽ có thêm nguồn nhiệt điện Sông Hậu với công suất 1.200 MW hay các nguồn điện khí, nhưng cũng không đáng kể.

Như vậy, làm sao để đảm bảo vận hành tối đa trong bối cảnh nguồn cung ít mà nhu cầu cao”, ông Tuấn đặt vấn đề.

Cách nào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia?

Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng Giám đốc EVN cho biết, EVN đề ra 2 nhóm giải pháp vận hành. Theo đó, đơn vị đã đề nghị các đối tác, nhà máy điện BOT, nhà máy điện lọc dầu rà soát, đảm bảo việc sửa chữa xong trong quý I/2022 để đảm bảo lượng điện cho tiêu dùng, sản xuất.

Đồng thời, rà soát lưới điện của các địa phương, đảm bảo được sửa chữa, đầu tư xây dựng trong hết quý I/2022.

Giải pháp thứ hai là, EVN đã xây dựng các kịch bản tìm kiếm thêm nguồn điện mới, như tăng cường hệ thống truyền tải Bắc – Nam, không để xảy ra bất cứ sự cố gì trong mùa nắng nóng. Và đẩy nhanh tiến độ mua điện từ Lào, các dự án kết nối lưới điện với các nước láng giềng.

“Tập đoàn đã chỉ đạo các công ty điện lực địa phương làm việc với chủ doanh nghiệp huy động thêm khoảng 18.000 máy phát điện diesel, có khả năng bổ sung thêm khoảng 7.500 MPA, tương đương 7.000 MW, sẵn sàng trong trường hợp cần thiết bổ sung nguồn điện chỗ, hỗ trợ giải toả bớt áp lực cho hệ thống điện chung”, ông Lâm thông tin.

Ngoài ra, sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng được Tập đoàn này tính đến. Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) nhấn mạnh: “Làm tốt được điều này sẽ làm giảm áp lực cung ứng điện, tăng được hiệu quả chung của nền kinh tế”.

Theo ông Vũ, Việt Nam sử dụng năng lượng chưa hiệu quả. Hiện nay chỉ số cường độ năng lượng sơ cấp Việt Nam khoảng 400 TOE mới tạo 1.000 USD GDP. Con số này cao hơn 30% so với Thái Lan và 60% so với Malaysia, đặc biệt so với các nước phát triển như Nhật Bản, US thì cao hơn gấp 4-5 lần.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới