Sunday, December 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThảm họa cho hàng tỷ người từ cao nguyên Thanh Tạng

Thảm họa cho hàng tỷ người từ cao nguyên Thanh Tạng

Hiện tượng lạ hàng thập kỷ ở cao nguyên Thanh Tạng, chuyên gia: Tác động tới hàng tỷ người.

Cao nguyên Thanh Tạng xuất hiện hiện tượng lạ khiến các nhà khoa học lo lắng.

Hiện tượng lạ trên “nóc nhà thế giới”

Cao nguyên Thanh Tạng (tên gọi tắt của cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng) là vùng đất rộng lớn với độ cao trung bình trên 4.500 m so với mực nước biển. Cao nguyên Thanh Tạng được ví như “nóc nhà của thế giới” với vẻ đẹp hùng vĩ quanh năm tuyết phủ kín trên những đỉnh núi làm nao lòng biết bao người từng có cơ hội tới đây. Ngoài ra, cao nguyên Thanh Tạng còn được gọi là “cực thứ 3 của Trái đất” vì trữ lượng nước trong băng ở đây chỉ sau Nam cực và Bắc cực.

Kể từ năm 2009, các cuộc nghiên cứu về cao nguyên Thanh Tạng đã bắt đầu được khởi xướng bởi các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng ở Bắc Kinh (Trung Quốc), đại học bang Ohio (Mỹ) và Đại học Thế giới đa dạng sinh học Senckenberg ở Frankfurt (Đức).

Kể từ đó đến nay, đã có 4 cuộc hội thảo với chủ đề về cao nguyên Thanh Tạng được tổ chức.

Sau 30 năm nghiên cứu và theo dõi hình ảnh vệ tinh từ hơn 7.100 sông băng, Viện Nghiên cứu môi trường và cấu tạo các khu vực lạnh giá và khô cằn ở Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo loài người nên thận trọng với một hiện tượng lạ đang xuất hiện trên cao nguyên Thanh Tạng. Đó là việc băng vĩnh cửu ở cao nguyên Thanh Tạng đang tan nhanh trong 2 thập kỷ qua.

“Cơn khát” của hàng tỷ người

Trong nhiều năm qua, trữ lượng nước trong băng tuyết của cao nguyên Thanh Tạng đã giảm 15%. Nguyên nhân chính được các nhà khoa học xác định là do nhiệt độ của cao nguyên đang tăng dần qua từng năm. Cụ thể, nhiệt độ trung bình tại khu vực này đã tăng 0,6 độ C trong thập kỷ qua. Trong khi đó nhiệt độ trung bình toàn thế giới chỉ tăng 0,7 độ C trong thế kỷ qua. Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt ngưỡng 2 độ C thì nhiệt độ ở cao nguyên Thanh Tạng có thể tăng tới 4 độ C.

Trước đây, nhiệt độ của cao nguyên Thanh Tạng vốn tương đối thấp, vì thế nơi này quanh năm có tuyết rơi. Thế nhưng do sự ấm lên toàn cầu nên khí nóng bốc lên cao khiến cho tuyết khó tích tụ. Những người dân ở Tây Tạng cho biết, kể từ thập niên 80 tới nay, nhiệt độ tại đây đã thay đổi rất lớn. Người dân trước đây hiếm khi ra khỏi nhà mà chỉ mặc áo sơ mi nhưng giờ đây họ thậm chí có thể mặc quần soóc đi dạo phố.

Sự thay đổi trong sức gió và nhiệt độ không khí khiến cho các sông băng tan chảy. Hiện tượng này đã làm cho mực nước tại các con sông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng đang tăng lên nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Vào năm 2010, National Geographic đã đưa tin rằng chiều rộng của một con sông băng ở cao nguyên Thanh Tạng đang giảm đi 300 m mỗi năm. Các con sông băng ở đây đang tan chảy với tốc độ nhanh hơn mọi nơi khác trên thế giới.

Tuy nhiên, vấn đề của cao nguyên Thanh Tạng không chỉ nằm ở việc băng tan nhanh chóng. Cao nguyên Thanh Tạng là nơi khởi đầu của 10 hệ thống sông quan trọng của khu vực Đông Nam và Nam của châu Á. Cao nguyên này là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, trong đó bao gồm sông Mekong, Dương Tử, Salween, Indus, Brahmaputra và Hoàng Hà. Cao nguyên Thanh Tạng cũng là nơi cung cấp nước ngọt cho những khu vực này. Có tới một nửa dân số thế giới hiện đang phụ thuộc vào nguồn nước được lấy từ nơi này.

Vì thế dù mực nước của các con sông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng tăng nhưng tính bền vững của nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng. Như vậy, trong thời gian tới, hàng tỷ người sẽ phải chật vật chống chọi với “cơn khát” nước ngọt.

Hơn nữa nguồn nước từ cao nguyên Thanh Tạng còn liên quan tới các vựa lúa gạo cũng như nông sản quan trọng của châu Á. Những biến động trên những con sông đang phụ thuộc vào cao nguyên Thanh Tạng sẽ khiến cho cuộc sống của rất nhiều người dân sống ở các lưu vực hạ nguồn sông bị đảo lộn.

Trước hết, họ sẽ phải đối diện với tình trạng hạn hán do nguồn cung cấp nước cạn dần. Nhiều nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng chỉ trong 20 năm nữa, các sông băng trên cao nguyên Thanh Tạng sẽ dần biến mất. Việc giảm thể tích nước chứa trong vùng còn tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước có chung lợi ích với cao nguyên Thanh Tạng.

Ngoài ra, hiện tượng sông băng tan chảy ở cao nguyên Thang Tạng còn gây ra tình trạng lũ lụt và nhiều thảm họa đáng sợ khác. Điển hình như vào năm 2016, hai dòng sông băng tan chảy đã gây ra đợt sóng khủng khiếp giết chết 9 người dân và hàng trăm gia súc ở làng Aru thuộc tỉnh Ngari. Vào tháng 10 năm 2016, một khối băng khác đã bị tách khỏi sông băng và phá hủy 1 cây cầu bắc qua sông Yarlung Zangbo.

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, hơn 80% băng trong lòng đất ở Tây Tạng sẽ biến mất vào năm 2100 và 40% băng sẽ tan trong thời gian tới.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới