Châu Âu từ lâu đã là nơi quy tụ một số mẫu máy bay chiến đấu đáng gờm nhất thế giới bởi nơi đây được xem như một mặt trận giữa Khối phương Tây (do Mỹ dẫn đầu) và Khối Warszawa.
Mặc dù hiện tại châu Âu không còn là địa bàn ưu tiên lớn trong các đợt triển khai lực lượng của Mỹ trong thế kỷ 21, do sự suy yếu về mặt quân sự của Nga thời Hậu Xô Viết và Washington xoay trục sang Bắc Á nhưng đây vẫn là một mặt trận quan trọng nếu các bên nổ ra đối đầu trên không.
Gần đây, tạp chí MW đã đưa ra danh sách 6 loại máy bay chiến đấu đáng gờm nhất ở châu Âu hiện nay. Họ cho rằng, việc xếp hạng sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc về cán cân quyền lực ở lục địa này, cũng như các hình thái quan hệ quốc phòng đã được phát triển kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
F-35A
(Na Uy, Italia, Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Phần Lan và Thụy Sĩ)
F-35 là một trong hai mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5 trên thế giới đang được triển khai ở cấp phi đoàn (cùng với mẫu J-20 được Trung Quốc đưa vào biên chế năm 2017) và được sản xuất
rộng rãi.
Đây là mẫu chiến đấu cơ tiên tiến hơn nhiều so với các thiết kế của phương tây do tích hợp nhiều công nghệ hàng không hiện đại. Khả năng tàng hình giúp tăng cường tỷ lệ sống sót của máy bay trước các mối đe dọa ngoài tầm nhìn.
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc F-35A có phải là mẫu máy bay chiến đấu mạnh nhất của Mỹ hay không nhưng tại châu Âu, có lẽ đây đang là tiêm kích chiếm vị thế thống trị.
Nó mới đạt khả năng hoạt động ban đầu hạn chế, và còn rất lâu mới sẵn sàng chiến đấu với cường độ trung bình hoặc cao, các vấn đề về hiệu suất và chậm trễ cũng đang khiến Lầu Năm Góc liên tục phải trì hoãn kế hoạch sản xuất quy mô lớn.
Do đó, cần nhấn mạnh rằng, xếp hạng của F-35 đang dựa trên tiềm năng của nó, còn hiện tại, mẫu máy bay này chưa thực sự phù hợp với một cuộc chiến tranh lớn. Tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của nó vẫn thấp do khó bảo trì.
F-35B (Anh và Italia)
F-35B là biến thể F-35 đầu tiên được đưa vào biên chế, gia nhập Thủy quân Lục chiến Mỹ từ năm 2014 và được phát triển với sự đầu từ công nghệ lớn từ Anh.
Mẫu này đắt hơn khoảng 50% mẫu F-35A phát triển cho Không quân Mỹ nhưng có tầm bay ngắn hơn, khả năng cơ động giảm nhiều hơn so với F-35A.
Tuy nhiên, lợi thế của nó là khả năng cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng, cho phép triển khai từ các tàu đổ bộ hạng nhẹ như lớp Wasp của Mỹ, hoặc từ các đường băng dã chiến. Ngoài ra, cấu hình tàng hình và hệ thống điện tử hàng không đáng gờm khiến nó có được đánh giá rất cao.
Tây Ban Nha được xem là khách hàng tiềm năng trong tương lai của F-35B. Nước này đang có kế hoạch thay thế các máy bay hạ cánh thẳng đứng Harrier II, mặc dù chưa có đủ năng lực tài chính cho một mẫu máy bay đắt đỏ như F-35.
Su-30SM (Belarus)
Được chuyển giao từ năm 2019, phi đội máy bay chiến đấu Su-30SM của Belarus mang lại cho lực lượng không quân nước này những mẫu máy bay hạng nặng nhất và tầm xa nhất ở châu Âu có khả năng không chiến.
Su-30SM là bước hiện đại hóa đầy tham vọng của Su-27 Flanker – mẫu máy bay được Liên Xô phát triển để vượt qua tiêm kích F-15 (Mỹ) và trong nhiều cuộc tập trận, nó đã chứng minh được khả năng đó.
Su-30SM cũng là máy bay chiến đấu duy nhất do một quốc gia châu Âu triển khai có động cơ vector lực đẩy và cho đến nay vẫn là loại máy bay có khả năng cơ động cao nhất, có thể triển khai tên lửa không-đối-không tầm xa R-37M tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 400km.
Su-30SM được phát triển dựa trên những thiết kế đã được thử nghiệm kỹ lưỡng trong chiến đấu.
Không giống như F-35, đây là một mẫu máy bay hoàn toàn sẵn sàng tác chiến. Mặc dù Belarus chỉ đặt hàng 12 chiếc và khó có khả năng sẽ mua nhiều hơn 36 chiếc nhưng Su-30SM vẫn là một trong những máy bay chiến đấu hiếm có nhất ở châu Âu.
Eurofighter T4
Đức và Tây Ban Nha
Mặc dù các loại radar quét mảng pha điện tử phục vụ tác chiến không-đối-không đã được Liên Xô đưa vào trang bị trong năm 1981, theo sau là Mỹ (2000) và Nhật Bản (2002), chương trình Eurofighter Typhoon vẫn tiếp tục phụ thuộc vào các loại radar quét cơ học mà từ lâu đã bị chỉ trích vì lỗi thời, đặc biệt là trong môi trường chiến tranh điện tử khốc liệt.
Eurofighter T4 chỉ được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) Captor-E Mk 1 vào năm 2020 khi những chiếc T4 đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Kuwait.
Các khoản chi phí đắt đỏ của Eurofighter là nguồn cơn gây tranh cãi, ở Đức đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi hủy bỏ chương trình sản xuất mẫu máy bay này để lựa chọn mẫu F-35 của Mỹ.
Mặc dù đắt đỏ nhưng Eurofighter T4 có hiệu suất hoạt động cao hơn đáng kể so với các phiên bản tiền nhiệm, trong đó khả năng tác chiến điện tử và điện tử hàng không được cải thiện nhiều.
Ngoài ra, nó còn có thể triển khai tên lửa không-đối-không Meteor với tầm bắn ước tính 200km.
Rafale F3 – Pháp
Rafale có nguồn gốc từ chương trình Eurofighter vào những năm 1980, khi Pháp là một phần của chương trình máy bay chiến đấu toàn châu Âu. Do đó, hai mẫu thiết kế này có những điểm tương đồng đáng kể.
Cho đến khi Eurofighter T4 đi vào hoạt động, Rafale nhìn chung được coi là một máy bay chiến đấu có khả năng hơn với các biến thể hiện đại đã sử dụng radar AESA từ năm 2013.
Trước đó, Rafale gây chú ý khi là mẫu máy bay chiến đấu duy nhất không phải của Nga từng sử dụng radar quét mảng pha điện tử thụ động. Nó có lợi thế về hiệu suất đáng kể so
với radar quét cơ học của Eurofighter.
Biến thể Rafale F4 hiện đang được phát triển và dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách về hệ thống điện tử hàng không với Eurofighter T4. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó, biến thể
Rafale hiện đại nhất – Rafale F3 – sẽ hơi tụt hậu trong một vài năm.
Rafale có một lợi thế quan trọng là chi phí vận hành và nhu cầu bảo trì thấp hơn. Điều này đã góp phần làm cho nó được ưa chuộng trên các thị trường xuất khẩu hơn so với Eurofighter.
F-16 Block 70/72
Slovakia và Bulgaria
Mặc dù có tương đối ít thay đổi so với khung máy bay đã phục vụ từ năm 1978 nhưng phiên bản mới nhất của F-16 Fighting Falcon lại có hiệu suất đủ mạnh để trở thành một đối thủ giá rẻ đáng gờm trên thị trường nước ngoài.
F-16 là loại máy bay chiến đấu rẻ nhất của phương Tây hiện đang được sản xuất và được bán chủ yếu cho các nước và vùng lãnh thổ kém phát triển hơn với ngân sách quốc phòng nhỏ hơn, bao gồm Bahrain, Bulgaria, Morocco và Slovakia. Đài Loan chỉ lựa chọn F-16 sau khi Mỹ từ chối cung cấp F-35.
Rafale có một lợi thế quan trọng là chi phí vận hành và nhu cầu bảo trì thấp hơn. Điều này đã góp phần làm cho nó được ưa chuộng trên các thị trường xuất khẩu hơn so với Eurofighter.
F-16 Block 70/72
Slovakia và Bulgaria
Mặc dù có tương đối ít thay đổi so với khung máy bay đã phục vụ từ năm 1978 nhưng phiên bản mới nhất của F-16 Fighting Falcon lại có hiệu suất đủ mạnh để trở thành một đối thủ giá rẻ đáng gờm trên thị trường nước ngoài.
F-16 là loại máy bay chiến đấu rẻ nhất của phương Tây hiện đang được sản xuất và được bán chủ yếu cho các nước và vùng lãnh thổ kém phát triển hơn với ngân sách quốc phòng nhỏ hơn,
bao gồm Bahrain, Bulgaria, Morocco và Slovakia. Đài Loan chỉ lựa chọn F-16 sau khi Mỹ từ chối cung cấp F-35.
T.P