Wednesday, December 25, 2024
Trang chủUncategorizedThuỵ Điển, Phần Lan vào NATO liệu có lợi cho Mỹ?

Thuỵ Điển, Phần Lan vào NATO liệu có lợi cho Mỹ?

Chính phủ Thuỵ Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, nhiều học giả và cựu quan chức Mỹ nghi ngờ liệu quyết định của hai quốc gia Bắc Âu này có cần thiết hay khôn ngoan.

Christopher Preble, đồng giám đốc Sáng kiến Tương tác Mỹ mới thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng việc bổ sung thêm thành viên mới không hẳn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của liên minh. Vì nếu có bất kỳ thành viên nào bất đồng, ví dụ về cách tốt nhất để đối phó với mối đe doạ nào đó, thì điều đó có thể cản trở hoặc trì hoãn NATO có phản ứng kịp thời.

Sumatra Maitra, một học giả tại Trung tâm lợi ích quốc gia, phản đối ý tưởng cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine cho thấy việc Thuỵ Điển và Phần Lan gia nhập NATO là điều cấp thiết.

Theo Maitra, thực tế hiện nay là Nga vẫn chưa kiểm soát được vùng Donbass của Ukraine và khả năng chinh phục thủ đô Kiev hay toàn bộ Ukraine là thấp, vì thế sẽ khó đe doạ phần còn lại của châu Âu.

Nhà nghiên cứu này cho rằng châu Âu hoàn toàn có khả năng cân bằng với Nga, và đây là thời điểm để Mỹ giảm cam kết với an ninh của châu Âu, thay vì tăng thêm, để có thể chuyển sang tập trung nhiều hơn nhằm đối phó với Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc hai quốc gia này gia nhập NATO là điều đáng ngạc nhiên, vì cho đến nay Thuỵ Điển và Phần Lan vẫn tận dụng rất tốt lợi thế của mình như điểm đến của hoà giải và thoả hiệp cho các bên.

Preble cho rằng việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ dẫn đến yêu cầu thực tế là phải bảo vệ đường biên giới rất dài của nước này với Nga, từ đó có khả năng sẽ phải tiêu tốn tiền thuế của dân Mỹ hơn nữa.

Ngoài ra còn có câu hỏi về sự đồng thuận như điều 10 của Hiến chương NATO khi kết nạp thêm thành viên mới. Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary lần này đều thể hiện lưỡng lự.

Theo Maitra, dù chưa đưa ra quyết định, các nước đó đủ thận trọng để biết họ có thể nhận lại được gì.

“Quyết định kết nạp Phần Lan và Thuỵ Điển đã được đưa ra, và lịch sử sẽ cho thấy việc Mỹ bổ sung thêm cam kết vào châu Âu khi đáng lẽ phải giảm bớt sẽ là sự điên rồ, với tình trạng lạm phát và Balkan hoá, và một đối thủ đang ngày càng mạnh hơn ở châu Á”, Maitra nói.

Một số người tin rằng bước đi này sẽ khiến Nga buộc phải có hành động ở khu vực biên giới dài 800 dặm với Phần Lan, vì đây là sự phủ nhận công khai và mạnh mẽ các điều khoản của Hiệp ước hữu nghị giữa Helsinki và Mátxcơva từ năm 1992.

Nếu Thuỵ Điển và Phần Lan không tính đến phản ứng giận dữ của Nga, thì NATO, đặc biệt hai nước cổ vũ mạnh nhất là Đức và Mỹ, có vẻ không nghĩ đến khả năng bước đi này sẽ tạo cơ hội cho Nga làm lộ gót chân Achilles của NATO, vì điều 5 của Hiến chương quy định rằng “một cuộc tấn công vào một nước thành viên cũng là tấn công vào cả liên minh”.

RELATED ARTICLES

Tin mới