Wednesday, January 22, 2025
Trang chủBiển nóngKhủng hoảng Ukraine, cần cảnh giác ở Biển Đông

Khủng hoảng Ukraine, cần cảnh giác ở Biển Đông

Mặc dù trong nhiều tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn phủ nhận việc nước Nga có kế hoạch tấn công nước láng giềng Ukraine, nhưng trên thực tế ông đã triển khai lực lượng đến các vùng biên giới phía Bắc, Đông và Nam của Ukraine. Ngày 24/2/2022, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công tàn khốc bằng đường không, đường bộ và đường biển vào Ukraine, một quốc gia có chủ quyền ở châu Âu với 44 triệu dân, tập trung lực lượng ở các vùng ngoại ô thủ đô Kiev.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày càng trở nên phức tạp

Thứ nhất, điểm lại những sự kiện mà Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, theo đó Bắc Kinh luôn lựa chọn thời điểm phù hợp để tiến hành xâm lấn ở Biển Đông: Nắm 1974 lợi dung lúc chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang bị thất thế trong cuộc chiến với chính quyền Hà Nội và bị Washington bỏ rơi, Bắc Kinh đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa khi đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hóa gây ra cuộc chiến đẫm máu cho lính hải quân Việt Nam Cộng hòa; năm 1988, tranh thủ Việt Nam ở vào thời điểm khó khăn nhất do khủng hoảng kinh tế, trong khi Liên Xô (một đồng minh của Hà Nội) đang gặp nhiều khó khăn, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm 6 thực thể ở quần đảo Trường Sa, mà đỉnh điểm là cuộc chiến đẫm máu ở đá Gạc Ma; năm 2014, Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa miền Trung Việt Nam gây tình hình căng thẳng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Do vậy, Trung Quốc rảnh tay để đẩy mạnh việc nạo vét, bồi đắp, mở rộng các thực thể mà họ chiếm đóng ở Trường Sa, tạo sự việc đã rồi khi quốc tế chú ý tới việc này (khi cộng đồng quốc tế nhận thức được sự nguy hại của hoạt động bồi đắp xây dựng các đảo nhân tạo này thì chúng đã biến thành các đồn điến quân sự trên Biển Đông)….

Từ những dẫn chứng trên, có thể rút ra kết luận Bắc Kinh luôn tận dụng bối cảnh quốc tế hay những khó khăn trong nước của các nước ven Biển Đông để tiến hành các chiến dịch xâm lấn ở Biển Đông.

Thứ hai, một số động thái mới của Trung Quốc trong những ngày gần đây ở Biển Đông là rất đáng quan ngại:

(i) từ cuối tháng 2/2022, một số lượng lớn lên tới vài trăm chiếc tàu dân quân biển và tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện ở cụm Sinh Tồn, tập trung ở hai khu vực Đá Ba Đầu và gần Đá Huy Gơ. Ngoài ra, Trung Quốc điều nhiều tàu ra hoạt động ở Biển Đông. Ngày 28/2, tàu nghiên cứu Đại Dương của Trung Quốc đã thả neo ở Tam Á, trong khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 hoạt động ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Tàu hải cảnh lớn nhất của Trung Quốc 5901 cũng xuất hiện ở khu vực Hoàng Sa, cùng với các tàu 4108 và 4304.

(ii) Trung Quốc liên tiếp tập trận ở Biên Đông. Ngày 02/3/2022, Cục Hải sự Hải Nam tiếp tục thông báo một cuộc tập trận quân sự ở phía nam Tam Á; ngày 04/3, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam tiếp tục thông báo Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong 12 ngày từ ngày 04/3 đến 15/3, cách thành phố Huế của Việt Nam khoảng 50 hải lý. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Trung Quốc có thể đã tiến hành ít nhất 7 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 1 cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ.

Giới chuyên gia cho rằng khủng hoảng Ukraine khiến các nước ASEAN, nhất là các nước ven Biển Đông lo ngại là điều dễ hiểu bởi nó cổ súy cho việc đơn phương sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để xử lý các vấn đề còn có sự khác biệt; hơn nữa, Trung Quốc có thể tranh thủ thời cơ Trung Quốc “sao nhãng” vấn đề Biển Đông do tập trung vào vấn đề Ukraine, hiện đang cần đến vai trò của Trung Quốc trong việc xử lý khủng hoảng tại đây để ra tay. Trong một bài báo viết cho tờ “Jakarta Post”, chuyên gia Gilang Kembara tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Indonesia nêu rõ: “Có sự lo ngại về việc nếu Mỹ bận rộn với cuộc xung đột ở châu Âu, Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống ở châu Á bằng cách xâm lược Đài Loan hoặc tăng cường sự hiện diện của họ ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.

Ông Jaime B. Naval, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Philippines cảnh báo: “Hãy coi chừng Trung Quốc… Nước này đã tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông ngay từ trong đại dịch, và khi họ tính toán rằng các cường quốc trong và ngoài khu vực còn đang bận tâm với vấn đề Ukraine, họ có thể đưa ra những động thái phiêu lưu hơn”.

Giới phân tích nhận định nếu nhìn sơ qua, cuộc xung đột quân sự tại Ukraine có vẻ như không mấy liên quan đối với Đông Nam Á bởi nó nằm cách quá xa khu vực này. Trao đổi thương mại giữa Ukraine với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rất nhạt nhòa và trao đổi thương mại giữa Nga và ASEAN chỉ đạt 18,2 tỷ USD vào năm 2019, khiến nước này chỉ là đối tác thương mại bên ngoài lớn thứ chín của ASEAN. Cả Moskva và Kiev đều không phải là những nhà đầu tư lớn trong khu vực.

Tuy nhiên, những gì diễn ra ở Ukraine có ý nghĩa quan trọng đối với chủ quyền quốc gia và trật tự quốc tế, một mối quan tâm lớn đối với các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, trong nhiều tháng qua, các nhà phân tích có những suy đoán về việc một cuộc chiến ở Ukraine có thể khiến Moskva và Bắc Kinh xích lại gần nhau đến mức nào, nhât là sau khi Tổng thống Putin đã đến thăm Trung Quốc và dự khai mạc Olympíc mùa đông ngay trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tấn công Ukraine và tuyên bố chung sau chuyến thăm thể hiện quan hệ mật thiết giữa hai bên.

Theo báo cáo về thăm dò dư luân được Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore công bố trung tuấn tháng 2 vừa qua phản ánh mối quan ngại chung của các nước khu vực, cụ thể là: Đối với câu hỏi “Bạn có niềm tin mạnh nhất vào nước nào trong vai trò lãnh  đạo để duy trì trật tự dựa trên luật lệ và tuân thủ luật pháp quốc tế?”, Mỹ dẫn đầu với 36,6%. Trong khi đó, 58,1% số người cho biết họ không tin tưởng Trung Quốc “làm điều đúng đắn” để đóng góp cho hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị toàn cầu, chỉ gần một nửa trong số này cho biết lý do chính của họ là vì “sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc có thể được sử dụng để đe dọa lợi ích và chủ quyền của đất nước họ”; khoảng 77,3% số người được hỏi nói rằng “Trung Quốc nên tôn trọng chủ quyền của đất nước họ và không ép buộc đất nước họ lựa chọn chính sách đối ngoại”. Từ những phân tích nói trên, giới phân tích quốc tế cảnh báo các nước Đông Nam Á cần hết sức cảnh giác trước những tác động xấu của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng; theo dõi sát sao những động thái của Bắc Kinh trên Biển Đông để kịp thời ứng phó. Đây là bài học sâu sắc cho các nước ven Biển Đông

Thuc Nguyen

RELATED ARTICLES

Tin mới