Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ tiếp tục "ve vãn" các quốc đảo Thái Bình Dương

TQ tiếp tục “ve vãn” các quốc đảo Thái Bình Dương

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng trấn an các quốc đảo Thái Bình Dương không nên “quá lo lắng”, sau khi hai bên chưa thể đạt thỏa thuận thương mại và an ninh tầm khu vực.

Theo Hãng tin AFP, ngày 30-5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với những người đồng cấp từ 10 quốc đảo Thái Bình Dương tại Fiji.

Dự thảo Thông cáo chung và Kế hoạch hành động 5 năm mà Trung Quốc gửi tới các quốc gia gồm Samoa, Tonga, Kiribati, Papua New Guinea, Vanuatu, Quần đảo Solomon và Niue trước cuộc họp, cho thấy Bắc Kinh đang tìm kiếm một quan hệ thương mại sâu rộng và thỏa thuận an ninh khu vực.

Trung Quốc được cho là sẽ tham gia huấn luyện cảnh sát địa phương, đào tạo an ninh mạng, mở rộng quan hệ chính trị, lập bản đồ biển cũng như tiếp cận nhiều hơn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và trên biển trong khu vực.

Theo Hãng tin Reuters, dự thảo của Trung Quốc vấp phải sự phản đối từ ít nhất một quốc gia là Liên bang Micronesia. Các nước khác muốn sửa đổi dự thảo hoặc trì hoãn ra quyết định.

Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói cần thảo luận thêm để tạo được sự đồng thuận.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận và tham vấn sâu để đạt được đồng thuận trong hợp tác”, ông Vương Nghị nói tại Fiji.

Theo ông Vương Nghị, một số người đã đặt câu hỏi về động cơ của Trung Quốc khi hoạt động tích cực tại các đảo ở Thái Bình Dương và câu trả lời của ông là Trung Quốc cũng hỗ trợ các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và vùng Caribê.

“Đừng quá lo lắng và cũng đừng quá căng thẳng, bởi vì sự phát triển và thịnh vượng chung của Trung Quốc cùng tất cả các nước đang phát triển khác mang lại sự hòa hợp, công bằng hơn và tiến bộ hơn cho toàn thế giới”, ngoại trưởng Trung Quốc nói.

Ông Henry Puna – tổng thư ký Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) – trong cuộc họp đã thúc giục Trung Quốc tập trung vào các ưu tiên của PIF, bao gồm biến đổi khí hậu và phục hồi hậu COVID-19.

PIF bao gồm 18 thành viên, trong đó có các nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan thay vì Bắc Kinh.

Hai quốc gia có quan hệ với Đài Loan là Palau và Tuvalu gần đây cho biết họ lo ngại các quốc đảo ở Thái Bình Dương sẽ bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường.

RELATED ARTICLES

Tin mới