Friday, December 27, 2024
Trang chủBiển ĐôngBáo cáo kinh tế biển xanh Việt Nam

Báo cáo kinh tế biển xanh Việt Nam

Mới đây, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ công bố báo cáo “Kinh tế biển xanh – Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển”.

Báo cáo tổng hợp này tập trung vào những đóng góp tiềm năng của kinh tế biển xanh (KTBX) cho phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

Báo cáo này sẽ hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu đã nêu về phát triển kinh tế – xã hội, sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên biển.

Báo cáo tổng hợp này kết hợp sáu báo cáo kỹ thuật chuyên đề chuyên sâu được rút ra từ các ngành/lĩnh vực kinh tế cụ thể liên quan đến KTBX: năng lượng biển tái tạo, dầu khí/khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản, du lịch biển và ven biển, hàng hải và môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

Mỗi báo cáo chuyên đề theo ngành/lĩnh vực đều sử dụng một khung chung giống nhau, bao gồm đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế quốc gia chính của ngành, mối liên kết của ngành với các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), các tương tác giữa các ngành KTBX và các kịch bản tương lai đến 2030 theo các chế độ quản lý khác nhau. Tuy nhiên, do mỗi ngành cũng có những nét đặc thù và những khác biệt về thông tin, nên giữa các ngành sẽ có một số khác biệt trong các phân tích ngành/lĩnh vực.

Ngoài ra, báo cáo tổng hợp tập trung vào lĩnh vực biển quốc gia của Việt Nam, tuy nhiên dựa trên các thông tin từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quốc tế rộng lớn hơn liên quan đến KTBX. Báo cáo tổng hợp này bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu trong đó phác thảo định nghĩa KTBX và cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình KTBX ở Việt Nam.

Chương 2 cung cấp một tổng quan về thực trạng kinh tế – xã hội của các ngành kinh tế chính của KTBX. Chương 3 giới thiệu kết quả phân tích chi phí – lợi ích so sánh của các ngành. Chương 4 phân tích các kịch bản phát triển có thể có trong tương lai cho nền KTBX đến năm 2030. Chương 5 đánh giá các thách thức và cơ hội cho KTBX ở Việt Nam. Chương cuối cùng cung cấp một số khuyến nghị chính để thúc đẩy KTBX ở Việt Nam.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới