Wednesday, January 22, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ có thể dỡ bỏ một số loại thuế với TQ để...

Mỹ có thể dỡ bỏ một số loại thuế với TQ để chống lạm phát

Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói Tổng thống Joe Biden yêu cầu xem xét dỡ bỏ một số loại thuế quan mà chính quyền tiền nhiệm áp lên Trung Quốc.

Ngày 5/6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói Tổng thống Joe Biden yêu cầu xem xét dỡ bỏ một số loại thuế quan mà chính quyền tiền nhiệm áp lên Trung Quốc, nhằm chống lại lạm phát đang tăng cao ở nước này.

“Chúng tôi đang cân nhắc. Trên thực tế, Tổng thống đã yêu cầu chúng tôi phân tích điều này. Mọi thứ đang trong tiến trình và sau đó ông ấy sẽ phải đưa ra quyết định”, bà Raimondo nói với CNN, khi được hỏi liệu chính quyền ông Biden có cân nhắc việc dỡ bỏ thuế quan đối với Trung Quốc để giảm lạm phát hay không.

“Có những mặt hàng như đồ gia dụng, xe đạp,… có thể có phương án hợp lý”, bà Raimondo nói. Bà cho biết thêm chính quyền đã quyết định giữ lại thuế quan đối với thép và nhôm để bảo vệ người lao động và ngành thép Mỹ.

Theo Tổng thống Biden, ông đang xem xét loại bỏ một số loại thuế quan trong số thuế mà Mỹ áp lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Năm 2018 và 2019, số thuế này được chính quyền cựu Tổng thống Trump triển khai trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt.

Trung Quốc cũng cho rằng việc cắt giảm thuế quan sẽ giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng Mỹ.

Lạm phát ở Mỹ đạt mức cao nhất trong 40 năm vào tháng 3 và dự kiến ​​sẽ leo thang trong những tháng tới. Một số loại thuế do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt được cho là ảnh hưởng đến các mặt hàng gia dụng có thể mua với giá rẻ từ Trung Quốc.

Nhà Trắng đang ráo riết tìm kiếm các biện pháp khắc phục. Ông Biden đưa ra một kế hoạch 3 điểm vào tuần trước, nhưng một số thành viên trong đảng của ông cho rằng các kế hoạch cần “một tầm nhìn táo bạo hơn và hành động nhanh hơn”.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trước đó nói bà đã sai khi đánh giá về mức độ nghiêm trọng của lạm phát. “Như tôi đã đề cập, có những cú sốc lớn và không lường trước được đối với nền kinh tế đã thúc đẩy giá năng lượng và lương thực tăng, và tắc nghẽn nguồn cung đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của chúng ta”.

Bộ trưởng Raimondo ngoài ra nhận định tình trạng thiếu chip bán dẫn đang diễn ra có thể sẽ tiếp tục cho đến năm 2024. “Nhưng có một giải pháp. Quốc hội cần hành động và thông qua dự luật về chip bán dẫn. Tôi không biết tại sao họ lại trì hoãn”.

Đạo luật nhằm mục đích tăng cường sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ để nước này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trước Trung Quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới