Gần đây, Epoch Times đã thu thập được một tài liệu tuyệt mật mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành 20 năm trước, minh chứng cho việc ĐCSTQ luôn lạm dụng pháp luật, thao túng hệ thống Công an – Viện Kiểm sát – Tư pháp để thực hiện hành vi diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công.
Bằng chứng xác thực: Tài liệu tư pháp bí mật của ĐCSTQ bị bại lộ
Cách đây vài ngày, The Epoch Times đã thu thập được một tài liệu do Thư ký văn phòng của Tòa án Nhân dân Tối cao ĐCSTQ in và gửi đi ngày 30/11/2000. Đây là tài liệu ý kiến tư pháp chung do Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp của ĐCSTQ cùng đưa ra, đồng thời nó cũng được liệt vào danh sách tài liệu ‘tuyệt mật’ của năm cơ quan trên.
Tên đầy đủ của tài liệu mật này là “Ý kiến của Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp về việc nghiêm khắc trừng phạt các hoạt động phạm tội phạm pháp của Tổ chức X giáo Pháp Luân Công dựa theo pháp luật”.
Năm cơ quan nói trên cùng cấu thành nên hệ thống Tư pháp của ĐCSTQ. Tài liệu tuyệt mật tuyên bố rằng: “Cơ quan chính trị và pháp luật các cấp phải kiên quyết quán triệt thực hiện” chỉ thị quan trọng của Chủ tịch Giang Trạch Dân (lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ) trong việc thẳng tay trừng trị Pháp Luân Công.
Bản tài liệu tuyệt mật từ 20 năm trước này đã liệt nhóm người tu luyện Pháp Luân Công – những người thực hành tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn và những hoạt động ôn hòa trong việc truyền rộng sự thật về Pháp Luân Công của họ vào danh sách “đàn áp trọng điểm”, đồng thời quy định sẵn các “tội danh” và thủ đoạt trừng phạt.
Ví dụ, tài liệu tối mật này liệt những hành vi như biên soạn, in ấn và truyền bá các tài liệu về Pháp Luân Công của các học viên Pháp Luân Công là hành vi “kích động, lật đổ chính quyền nhà nước”. Theo khoản 2 Điều 105 Bộ Luật Hình sự Trung Quốc, “bị kết án và trừng phạt vì tội kích động lật đổ chính quyền nhà nước”.
Một ví dụ khác là, việc học viên Pháp Luân Công vạch trần tội ác của các quan chức ĐCSTQ như: bắt giữ, cải tạo lao động, kết tội bất hợp pháp; sử dụng cực hình khiến học viên Pháp Luân Công bị thương, tàn tật, tử vong, v.v. cũng bị ĐCSTQ quy là hành vi “phỉ báng các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước”. Theo Điều 246 Bộ Luật Hình sự, “bị kết án và trừng phạt về tội xúc phạm hoặc phỉ báng”.
Trong tài liệu này, năm cơ quan của ĐCSTQ không chỉ bịa đặt nhiều tội danh cho các hành động và tín ngưỡng của học viên Pháp Luân Công, mà còn tuyên bố rằng, việc xử lý các vụ án liên quan đến Pháp Luân Công là có mang “tính chính trị, tính pháp luật và tính chính sách rất mạnh”, vậy nên yêu cầu “cơ quan chính trị và pháp luật các cấp phải phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo thống nhất của đảng ủy”.
Luật sư phân tích: Đây là bằng chứng về tội ác diệt chủng của ĐCSTQ
Luật sư Trung Quốc Lưu Bình (bí danh) – người từng nhiều lần biện hộ vô tội cho các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua, sau khi nhìn thấy tài liệu tư pháp tuyệt mật này đã phải thốt lên rằng: “Đây là cuộc chiến do ĐCSTQ phát động nhắm vào cộng đồng những người tu luyện Pháp Luân Công thông qua lợi dụng quyền lực tư pháp quốc gia! Đây là chứng cứ cho thấy [ĐCSTQ] có liên quan đến tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng”.
Luật sư Lưu Bình cho biết, mặc dù ông đã từng đọc được nhiều tài liệu tương tự trong quá trình xử án, nhưng đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy tài liệu này và cảm thấy rất chấn động.
Luật sư Lưu cũng chỉ ra, việc năm cơ quan trên cùng đưa ra tài liệu này, bản thân hành vi đó đã là bất hợp pháp, bởi vì pháp luật không trao quyền lập pháp cho các cơ quan này. Luật sư Lưu nói, đây chỉ như một loại văn bản mang tính khẩu hiệu kêu gọi thái độ chấp hành pháp luật, bản thân tài liệu này không phải là luật, cũng không phù hợp với tính chất của giải thích tư pháp.
Luật sư Lưu nhấn mạnh rằng, văn bản này còn vi phạm pháp luật ở chỗ nó là tài liệu mật và không được công bố công khai. “Những tài liệu có tính chất pháp lý cần phải được công bố công khai thì mới có hiệu lực và khiến người dân tuân thủ. ĐCSTQ đã bịa đặt ra một điều luật bí mật thì làm sao người dân biết mà tuân thủ. Vì vậy loại luật này là biểu hiện của sự không đúng đắn và bức hại không công khai”.
Luật sư Lưu cho biết, các cơ quan chính trị và pháp luật các cấp ở Trung Quốc khi trích dẫn và chuyển tiếp tài liệu pháp luật bí mật này, cũng đều ‘kín như bưng’.
Ngoài ra, Luật sư Lưu còn cung cấp thêm rằng, theo Điều 15 của “Luật Bảo mật” thì thời hạn bảo mật của các tài liệu mật là không quá 30 năm, vì vậy những tài liệu này vẫn còn thời hạn bảo mật 10 năm nữa. Nhưng hiện tại nó đã bị lộ ra ngoài, điều này có thể khiến tội ác diệt chủng nhằm vào các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ sớm được đưa ra ánh sáng.
Lập luận pháp lý: Cuộc bức hại của ĐCSTQ là vi phạm pháp luật
Ông Trần Kiến Cương, Luật sư Trung Quốc sống tại Mỹ nhiều năm, cũng là người từng nhiều lần biện hộ vô tội cho các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua, đã tiến hành lập luận và phân tích chuyên sâu đối với tài liệu tuyệt mật này của ĐCSTQ và cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công.
Đầu tiên, ông chỉ ra ba kiến thức cơ bản về pháp luật, hay còn gọi là tiền đề:
Thứ nhất, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền ĐCSTQ không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật, mà nó còn là một cuộc vận động chính trị, tương tự như các cuộc vận động chính trị mà ĐCSTQ từng phát động như “Đả hắc trừ ác” (đả kích hắc ám, diệt trừ ác), “Phản hủ xướng liêm” (chống lại hủ bại, đề cao liêm khiết), v.v.
Luật sư Trần giải thích, cuộc đàn áp dã man đối với các học viên Pháp Luân Công kể từ năm 1999 là một cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ và không có quan hệ gì với pháp luật. Nếu thực sự có liên quan, thì chính là ĐCSTQ đã lấy danh nghĩa pháp luật để lợi dụng hệ thống Công an – Viện Kiểm sát – Tư pháp để tiến hành một cuộc đàn áp chính trị tàn bạo.
Thứ hai là, ngay cả bản thân chính quyền ĐCSTQ cũng không đưa ra bất kỳ một bộ luật nào để nhận định Pháp Luân Công là X giáo (tổ chức tà giáo).
Trong suốt nhiều năm xử lý các vụ án về Pháp Luân Công, Luật sư Trần đã nêu ra câu hỏi trên tại tất cả các toà án, kết quả là không có bất kỳ công tố viên, thẩm phán hay cảnh sát nào có thể đưa ra cơ sở pháp lý để luận tội các học viên Pháp Luân Công.
Luật sư Trần nói rằng, ngay cả khi cho rằng tài liệu mật nói trên của ĐCSTQ là hợp pháp, thì việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công cũng là không có cơ sở pháp lý. Đây là một tiền đề và sự thật cơ bản nhất.
Tiền đề thứ ba là, các học viên Pháp Luân Công không vi phạm pháp luật và không phạm tội.
Luật sư Trần cũng chỉ ra, muốn xác định tội danh, ít nhất cũng phải có luật căn cứ để xác định đó có phải hành vi phạm tội vi phạm pháp luật hay không, đồng thời hành vi của bị cáo phải có tính nguy hại cho xã hội [thì mới đáng bị xét xử]. Tuy nhiên, ở Trung Quốc đại lục thì không có luật này và ai cũng biết rằng hành vi của các học viên Pháp Luân Công không gây ra bất kỳ nguy hiểm gì cho xã hội. Luật sư Trần nói rằng, trong nhiều vụ án mà từng ông xử lý, các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ kết tội đều là những người cực kỳ tốt, họ không vi phạm bất kỳ tội gì.
Phân tích tài liệu tuyệt mật: ĐCSTQ đã lợi dụng “pháp luật” để tiến hành việc diệt chủng
Dựa trên ba tiền đề nêu trên, Luật sư Trần đã tiến hành phân tích sâu hơn về tài liệu tối mật này của ĐCSTQ.
Luật sư Trần chỉ ra rằng: “Từ góc độ pháp lý, bản thân nó (tài liệu tuyệt mật) là bất hợp pháp, nó không có đặc trưng và hiệu lực pháp lý nào”.
Ông nhấn mạnh rằng: “Đây lại là một tài liệu tối mật khác, cho thấy hành vi đen tối của năm cơ quan này”.
Ngoài ra, Luật sư Trần cũng chỉ ra rằng cách diễn đạt và dùng từ của tài liệu tuyệt mật này cũng thể hiện rõ sự ngang ngược của ĐCSTQ. Ví dụ, các thuật ngữ sử dụng trong thời Đại Cách mạng Văn hóa như “phản động”, “đả kích”… được dùng trong tài liệu mật chứng tỏ rằng đây là một cuộc đàn áp chính trị.
Hơn nữa, một trong những tiêu đề đầu mục là “Nâng cao nhận thức và thống nhất tư tưởng thực thi pháp luật” đã trực tiếp chỉ ra rằng “tài liệu tư pháp này là để quán triệt ý chí cá nhân của Giang Trạch Dân. Cuộc chiến đả kích Pháp Luân Công là một cuộc đàn áp bất hợp pháp do Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động”.
Luật sư Trần tập trung vào phân tích “Điều 300 của Luật Hình sự” Trung Quốc được đề cập trong tài liệu, đây cũng là tội danh phổ biến nhất mà ĐCSTQ gán cho các học viên Pháp Luân Công – “tội lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”.
Luật sư Trần nói rằng theo Luật Hình sự của ĐCSTQ, có ít nhất năm điểm chính để cấu thành tội này:
Đương sự phải có hành vi tổ chức và lợi dụng. Trên thực tế, các học viên Pháp Luân Công đang tu luyện để có thân thể khỏe mạnh, không liên quan gì đến bất kỳ tổ chức hay hoạt động lợi dụng nào. Trong mọi vụ án của các học viên Pháp Luân Công, điểm này đều chưa đạt được.
Phải có các đặc điểm của một tà giáo như Huidaomen (một tôn giáo bị chính quyền Trung Quốc đưa vào danh sách tà giáo). ĐCSTQ chưa bao giờ có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để mô tả Pháp Luân Công là tà giáo.
Trong danh sách 14 tà giáo do Bộ Công an Trung Quốc công bố hai lần vào năm 2000 và 2005 đều không có Pháp Luân Công. Đó là công văn số 39 (2000) “Thông tư của Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, và công văn số 39 (2005) “Thông tư về một vài vấn đề về tổ chức tà giáo do Bộ công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận định”.
Phải có một tổ chức. Một tổ chức là phải có nhân sự cố định và phân công công việc rõ ràng. Nhưng trong trường hợp của Pháp Luân Công, những điều này không tồn tại, họ không có tổ chức.
Phải xác nhận “luật quốc gia và quy định hành chính” có liên quan. ĐCSTQ cáo buộc việc các học viên Pháp Luân Công luyện công tại nhà hoặc sản xuất tài liệu tuyên truyền là phạm pháp, nhưng chính quyền không thể giải thích các hành vi này đã vi phạm luật quốc gia hoặc quy định hành chính nào.
Hơn nữa còn phải xác định các hành vi ấy có phá hoại việc thực hiện luật quốc gia và các quy định hành chính không. Luật sư Trần nhấn mạnh rằng, điểm chính là hành vi đó phải phá hoại việc thực hiện pháp luật và các quy định hành chính, chứ không phải là hành vi được quy định trong cái tài liệu bí mật (giải thích tư pháp) nhằm vào các học viên Pháp Luân Công kia.
Luật sư Trần nói rằng, nếu thiếu tất cả 5 điểm này thì không thể cấu thành phạm tội, cuộc tấn công “nhân danh pháp luật” của ĐCSTQ là do một tay họ dựng lên để kết tội các cá nhân, vậy nên trên thực tế, ĐCSTQ mới thực sự là tội phạm vi phạm pháp luật, đồng thời còn lừa dối cả thế giới.
Luật sư Trần cũng đề cập đến các giải thích tư pháp trong các tài liệu. Sau năm 2000, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã đưa ra một số giải thích tư pháp. “Là luật sư biện hộ hình sự chuyên trách, chúng tôi đã nghiên cứu chi tiết về các quy định này và đi đến kết luận rằng không có bất kỳ luật nào phân loại Pháp Luân Công là X giáo”, luật sư cho biết.
Luật sư Trần nói: “Càng xử lý nhiều vụ án, chúng tôi càng hiểu được sự tàn khốc của cuộc đàn áp và sự ngang ngược coi thường pháp luật của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã hủy hoại luật do chính mình chế định ra. Chính hệ thống Công an, Viện kiểm sát và Tư pháp của ĐCSTQ mới thực sự là kẻ phá hoại việc thực thi pháp luật. Chính khi thực thi theo tài liệu này, hệ thống Công an – Viện kiểm sát – Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã đàn áp Pháp Luân Công một cách dã man”.
“Tội ác diệt chủng” của ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với Đại thẩm phán
Luật hình sự quốc tế quy định rằng, “tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người là hai trong số tội ác nghiêm trọng nhất mà toàn thể cộng đồng quốc tế quan tâm”. Trong đó, “tội diệt chủng” được định nghĩa là hành vi cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc nhóm tôn giáo nhất định.
“Tội ác chống lại loài người” (tội ác gây nguy hại cho con người) có nghĩa là “các cuộc tấn công chống lại bất kỳ người dân thường nào”, chẳng hạn như tội ác diệt chủng của các chính phủ hoặc tổ chức nhằm vào người dân, và các hành vi đàn áp chính trị, chủng tộc hoặc tôn giáo…
Theo luật pháp quốc tế, tội ác chống lại loài người là hành vi phạm tội quốc tế nghiêm trọng nhất và sẽ không chiểu theo giới hạn về thời hiệu truy tố hình sự thông thường nên việc truy tố có thể tiến hành vô thời hạn; và một trong những nguyên tắc trừng phạt là “tự chịu tội”, sẽ không vì người phạm tội “nghe theo chỉ thị của cấp trên” mà được miễn trách nhiệm.
Kể từ năm 2002, một số học viên Pháp Luân Công đã tố cáo cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, Phòng 610, Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang và nhiều quan chức khác của ĐCSTQ lên Tòa án Hình sự Quốc tế và tòa án của nhiều quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Úc, New Zealand, Đài Loan và Hàn Quốc… với tội danh “tội ác chống lại loài người” và “tội diệt chủng”.
Vào ngày 17/6/2019, “Tòa án Nhân dân Độc lập” ở Vương quốc Anh ra phán quyết rằng ĐCSTQ đã phạm phải “tội ác chống lại loài người” và xác định rằng ĐCSTQ đã tiến hành thu hoạch nội tạng (từ người còn sống) trên quy mô lớn đối với các tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.
‘Thoái đảng’ để tự cứu mình là lối thoát duy nhất
Trong 21 năm qua, các học viên Pháp Luân Công ở cả trong và ngoài Trung Quốc đã không ngừng phản đối cuộc bức hại một cách hòa bình và phơi bày các hành động tàn ác của ĐCSTQ ra trước cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cáo buộc về tội ác tiêu diệt các nhóm người của ĐCSTQ, gây chấn động thế giới và khiến thế giới cảnh giác hơn với chính quyền này.
Nhà bình luận về các vấn đề thời sự sống tại New York – Tiến sĩ Chu Minh (Zhu Ming) nói rằng, ngày nay, thế giới đã bắt đầu khởi lên một làn sóng tiêu diệt ĐCSTQ, ĐCSTQ và các đảng viên của nó đã phạm phải tội ác diệt chủng và tội ác phản nhân loại, họ sẽ phải đối mặt với phán quyết cuối cùng.
Tiến sĩ Chu Minh chỉ ra rằng, trước khi bị đưa ra tòa xét xử, lối thoát duy nhất cho tất cả các đảng viên ĐCSTQ tham dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công hoặc liên quan đến các tội ác phản nhân loại khác của ĐCSTQ, là ngay lập tức ra tuyên bố rút khỏi tổ chức ĐCSTQ, và báo cáo về tội ác của ĐCSTQ, tự suy ngẫm cảnh tỉnh bản thân để thực sự vạch rõ ranh giới với tổ chức tà ác này.
T.P