Thursday, January 23, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnLiệu Ấn Độ có trở thành “đầu tàu kinh tế châu Á?”

Liệu Ấn Độ có trở thành “đầu tàu kinh tế châu Á?”

Nhiều tập đoàn đa quốc gia đang tìm cách tháo chạy khỏi Trung Quốc để đến với các nước đáng tin cậy hơn, trong đó có Ấn Độ. Thị trường Ấn Độ không dễ làm việc, không dễ cạnh tranh, nhưng ít nhất các công ty không còn phải tuân theo mệnh lệnh từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Người dân Ấn Độ xách hàng hóa, đi bộ trong một khu chợ đông đúc ở New Delhi, ngày 17/02/2009.

Ngày 23/05, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). IPEF “tìm cách thắt chặt quan hệ đối tác kinh tế giữa các nước thành viên với mục tiêu tăng cường sức bền bỉ, tính bền vững, tính bao trùm, tăng trưởng kinh tế, công bằng và khả năng cạnh tranh trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Các quốc gia thành viên gồm có Hàn Quốc, Úc, Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và có lẽ quan trọng nhất là Ấn Độ – nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới.

Bình luận ngay sau khi khởi động IPEF, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết: “Khi doanh nghiệp đẩy mạnh tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc, các quốc gia trong Khuôn khổ Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ là đối tác đáng tin cậy hơn đối với các doanh nghiệp Mỹ”. Và bà ấy nói đúng.

Doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy khỏi Trung Quốc để sang Ấn Độ

Mặc dù có nhiều doanh nghiệp lớn nhất thế giới đặt trụ sở tại Trung Quốc nhưng tình hình đang thay đổi. Nhiều công ty trong số này đang tìm cách tháo chạy và thành lập trụ sở ở nơi khác. Trong đó, Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế bền vững, hấp dẫn, sinh lợi cao. Nếu đúng như vậy, thì Ấn Độ – quốc gia dự kiến ​​sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2027 – có thể sắp trở thành cường quốc kinh tế và công nghiệp mới của châu Á. Trung Quốc – cụ thể hơn là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – đã là tiếng nói thống trị châu Á trong thời gian quá lâu rồi.

Theo một bài báo gần đây trên tờ The Economist, Trung Quốc dường như đã “đánh mất cách tiếp cận thực tế trong quản lý nền kinh tế”. Những theo đuổi cứng nhắc về mặt ý thức hệ của ĐCSTQ đã lờ đi “thực tế kinh tế và địa chính trị” của thế giới hiện đại.

Khi tiến hành kinh doanh ở Trung Quốc, ngày càng nhiều công ty, đặc biệt là công ty Mỹ, đã nhận ra rằng rủi ro mà họ phải đối mặt lớn hơn nhiều so với phần thưởng. Để hoạt động ở Trung Quốc, một công ty phải hoàn toàn phục tùng ĐCSTQ, tuân theo mọi mong muốn và mọi yêu cầu của họ. Tuân thủ là chìa khóa. Không thể thương lượng.

Khi ĐCSTQ thúc đẩy chính sách “zero-COVID”, về cơ bản là nhốt hàng triệu người ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải tại nhà, thì những doanh nghiệp có thể rời khỏi Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc về nó. Họ bao gồm các gã khổng lồ như Apple và Airbnb.

Vài giờ sau khi ra mắt khuôn khổ quốc tế mới IPEF, Airbnb ra thông báo rằng họ sẽ xóa tất cả địa chỉ Trung Quốc khỏi nền tảng của mình trong vòng vài tháng. Động thái này xảy ra cùng lúc với việc Airbnb đầu tư nhiều tiền hơn vào thị trường Ấn Độ.

Trang web của Airbnb cho thấy công ty gần đây đã thành lập một trung tâm công nghệ ở Bengaluru (Ấn Độ) – nơi được gọi là Thung lũng Silicon của châu Á. Trung tâm mới có mục tiêu tạo ra công việc tay nghề cao tại địa phương, tuyển dụng vài trăm người trong giai đoạn đầu và sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trong tương lai.

Một công ty lớn khác của Mỹ đã quyết định cắt đứt quan hệ với Trung Quốc là Apple. Như trang Livemint đưa tin, theo các nguồn quen thuộc với kế hoạch sản xuất của công ty, các Giám đốc điều hành của Apple coi Ấn Độ là “Trung Quốc mới”.

Với dân số đông và chi phí sản xuất thấp, Ấn Độ dường như là một lựa chọn thay thế hấp dẫn và ít thù địch hơn đáng kể.

Theo Livemint, Apple gần đây đã đề xuất một số nhà sản xuất của họ tăng cường sản xuất bên ngoài Trung Quốc vì “lập trường chống virus corona mạnh mẽ của Bắc Kinh, cùng nhiều yếu tố khác”. Đây thực sự là một bước ngoặt bởi hơn 90% sản phẩm của Apple — bao gồm iPhone, iPad, máy tính MacBook và cho đến gần đây là iPod (R.I.P) — được sản xuất tại Trung Quốc.

Có vẻ như Apple muốn chấm dứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc. Muộn còn hơn không, một số người có thể đã nói như thế — và đúng là như vậy. ĐCSTQ là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ và các nước khác; tất cả các công ty phương Tây, đặc biệt là doanh nghiệp Mỹ, cần tìm kiếm địa điểm khác để đặt cơ sở sản xuất.

Ấn Độ là thị trường ‘khó chơi’ nhưng rất đáng để thử

Cũng phải nói, Ấn Độ là một thị trường ‘khó chơi’, như cây viết Bhaswar Kumar của Business Standard đã cảnh báo gần đây. Thâm nhập thị trường Ấn Độ có mức độ cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi phải làm việc nghiêm túc.

Năm 2020, Walmart Inc. – tập đoàn bán lẻ đa quốc gia của Mỹ – đã sa thải 56 Giám đốc điều hành làm việc ở Ấn Độ. Động thái này “nhấn mạnh những thách thức mà Walmart phải đối mặt trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh bán buôn ở Ấn Độ”.

Sáu năm trước quyết định của Walmart, Carrefour – chuỗi bán lẻ lớn thứ 8 thế giới tính theo doanh thu – đã hoàn toàn rút lui khỏi Ấn Độ. Carrefour chỉ đơn giản là không thể cạnh tranh trong một môi trường đông đúc và không khoan nhượng như vậy. Mặc dù Carrefour là một công ty có tiếng tăm và lợi nhuận, nhưng đó không phải là Airbnb và chắc chắn không phải là Apple. Carrefour cung cấp hàng tạp hóa; còn Airbnb và Apple mang đến những trải nghiệm đích thực và phong cách sống.

Vào thời điểm viết bài này, tôi đã ở New Delhi vài ngày. Nghèo đói là vấn đề nan giải ở đây. Khoảng cách giữa những người nghèo và người giàu rất sâu sắc. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu của Ấn Độ đang mở rộng. Những người này có thu nhập đủ để chi tiêu cho hàng hóa đắt tiền hay dịch vụ cuối tuần.

Ấn Độ có thể là một thị trường ‘khó chơi’, nhưng nếu các công ty có thể ‘chơi’ được thì họ sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Quan trọng hơn, họ sẽ không còn phải tuân theo mệnh lệnh từ ĐCSTQ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới