Monday, January 27, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnNga “đại thắng” nhờ… cấm vận?

Nga “đại thắng” nhờ… cấm vận?

Đức, Italy, Pháp nằm trong nhóm các quốc gia châu Âu tăng tốc mua dầu giá rẻ từ Nga.

6 người mua tại châu Âu mang về gần một nửa doanh thu cho Nga từ việc bán nhiên liệu hoá thạch sau 100 ngày xung đột Nga – Ukraine diễn ra, ngay cả khi EU đã phác thảo kế hoạch cấm nhập khẩu dầu từ nước này.

Pháp, Đức, Hà Lan, Italy, Ba Lan và Bỉ là những người mua lớn nhất các loại nhiên liệu hoá thạch từ Nga, gồm than, dầu thô, khí tự nhiên và các sản phẩm từ dầu trên thị trường giao ngay trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, theo dữ liệu từ CREA.

Thị trường giao ngay là nơi các nhà giao dịch mua và bán hàng hoá vật chất như dầu thô để giao ngay, trái ngược với thị trường kỳ hạn – nơi các bên niêm yết giá giao hàng tại một thời điểm nào đó về sau.

“Các giao dịch mua này không nằm trong hợp đồng ký từ trước. Do đó, có thể hiểu đây là quyết định mua chủ động từ các bên”, CREA viết trong phân tích.

Các nhà kinh doanh hàng hoá châu Âu đã tích cực tránh các mặt hàng dầu thô và sản phẩm tinh chế của Nga, trong khi phần lớn sản phẩm khí đốt tự nhiên được vận chuyển qua đường ống nên khó bị kìm hãm hơn.

Tổng cộng, 6 quốc gia này đã chi 40 tỷ USD trên tổng số 97 tỷ USD mà Nga bỏ túi cho việc xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch trong 3 tháng qua, CREA cho biết.

Dầu của Nga hiện đang rẻ hơn so với các loại dầu khác. Ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt phương Tây khiến các thương nhân hạn chế mua loại dầu này, khiến dầu thô Urals bị giảm giá trị. Một thùng dầu thô Urals hiện giao dịch với mức chiết khấu kỷ lục 30 USD so với chuẩn dầu thô Brent toàn cầu.

Mặc dù vậy, doanh thu từ dầu và khí đốt của Nga dự kiến vẫn đạt 285 tỷ USD vào năm 2022 – tăng 20% so với năm 2021, theo Bloomberg Economics. Trung Quốc và Ấn Độ hiện nổi lên là 2 đối tác hàng đầu của Nga, chiếm một nửa lượng xuất khẩu dầu đường biển của Nga.

Trong khi nhu cầu từ Trung Quốc vẫn ổn định, Ấn Độ đã tăng cường mua vào với mức khoảng 800.000 thùng/ngày so với mức gần như bằng 0 hồi tháng 1.

Cũng do đó, sản lượng dầu của Nga đã tăng 5% vào tháng 6, trong khi nhiều người tin rằng sản lượng sẽ giảm mạnh. Sản lượng dầu trung bình hàng ngày của Nga đạt 1,46 triệu tấn trong 13 ngày đầu tháng 6, tăng 68.000 tấn so với tháng 5, theo Reuters.

Trong khi đó, các nước châu Âu tiếp tục mua nhiên liệu của Nga ngay cả sau khi các nhà lãnh đạo EU đạt được thoả thuận cắt giảm khoảng 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào năm 2022. Hiện họ chưa có kế hoạch ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên.

EU phụ thuộc rất lớn vào Nga cho 1/3 nhu cầu dầu mỏ và 40% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu.

Báo cáo của CREA cho thấy Đức là nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn thứ 2 của Nga sau Trung Quốc với lượng mua trị giá 12,6 tỷ USD, tiếp đến là Hà Lan, Ý, Pháp, Bỉ và Ba Lan.

Điều này có vẻ đang làm củng cố thêm quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng phương Tây sẽ không thể cắt nguồn năng lượng của Nga trong vài năm tới.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới