Saturday, January 11, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐảng CSTQ sống lâu …trăm tuổi?

Đảng CSTQ sống lâu …trăm tuổi?

Mao Trạch Đông từng nói rằng: “Tiếng pháo báo hiệu Cách mạng tháng Mười đã đưa chủ nghĩa Mác đến với chúng ta”. Trên thực tế ĐCSTQ là Chi bộ Quốc tế thứ ba của Liên Xô.

Đây là tổ chức mang hình thái ý thức ‘ngoại lai’ đến từ phương tây, nhưng lại tồn tại rất lâu (hơn 100 năm) trên mảnh đất Thần Châu, trong khi nhiều nước châu Âu không tồn tại kiểu chế độ như thế. Vì sao lại như vậy?

Trong một chương trình phỏng vấn độc quyền ‘Voices of Influence‘ của Đài truyền hình Tân Đường Nhân đăng ngày 10/6, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã giải thích điều trên, kèm theo góc nhìn rất độc đáo về nhiều vấn đề xã hội như sau.

ĐCSTQ tồn tại lâu vì kết hợp với Pháp gia làm ‘bản địa hoá’

Người dẫn chương trình Lý Phù Dao nói rằng, cô cảm thấy trong cuốn ‘Trung Hoa văn minh sử’ có một bộ phận rất độc đáo đặc biệt, đó là giới thiệu về tư tưởng của Pháp gia và so sánh nó với hình thái ý thức của ĐCSTQ.

Cô nói thêm, nhân vật đại biểu đầu tiên của Pháp gia là Thương Ưởng, trong lần ‘biến pháp’ đầu tiên vào năm 359 TCN đã ban hành ‘Khẩn thảo lệnh’ (Lệnh khai khẩn đất đai); còn vào năm 1848, Mác xuất bản tuyên ngôn ĐCS; đây là 2 loại tư tưởng một đông một tây cách nhau hơn 2000 năm. Cô Lý hỏi: làm thế nào mà Giáo sư Chương lại liên kết 2 điều này với nhau?

Giáo sư Chương trả lời, khi mình nghiên cứu học thuyết của chủ nghĩa độc tài toàn trị, thì phát hiện nó rất giống với tư tưởng của Pháp gia. Nó giống nhau đến mức Giáo sư Chương phải dùng 4 bài để giảng về điều đó.

Sau đó Giáo sư Chương phát hiện một vấn đề rất thú vị rằng, mình không phải là người đầu tiên thấy được điều này. Mà người đầu tiên thấy được điều này chính là… Mao Trạch Đông, bởi vì ông ta từng giảng một câu như thế này: “Ta là Mác kết hợp với Tần Thuỷ Hoàng”. Giáo sư Chương nhìn nhận, Mao Trạch Đông đã làm một việc đó là đem những thứ của chủ nghĩa độc tài toàn trị kết hợp với tư tưởng Pháp gia của Trung Quốc.

Pháp gia cũng truyền thừa được rất lâu, gần 2500 năm. Nhưng là người có tín ngưỡng chân chính, Giáo sư Chương cho rằng: không phải những thứ truyền lâu gọi là ‘truyền thống’.

Những thứ của Pháp gia rất ‘tà’, nó không phải đến từ Thần, và Giáo sư Chương đã liệt kê ra những chỗ giống nhau giữa nó và ĐCSTQ.

Trong cuốn ‘Trung Hoa văn minh sử’ đã đề xuất một quan điểm rất quan trọng, cũng có thể nói là dùng góc độ học thuật để bàn luận và phân tích đến những điều mà người trước đây chưa từng chú ý. Chúng ta biết rằng bất cứ một hình thái ý thức nào nếu muốn có chỗ đứng ở quốc gia hay dân tộc, thì nó phải làm một việc đó là ‘bản địa hoá’.

‘Bản địa hoá’ chính là kết hợp giữa tư tưởng đó với văn hoá mà người địa phương có thể tiếp thụ.

Giáo sư Chương đưa ra ví dụ về Phật gia. Chúng ta biết rằng năm đó Pháp sư Đường Huyền Trang sang Tây Thiên cầu Pháp, đem về rất nhiều kinh Phật. Sau khi trở về Trung Quốc, ông lập ra ‘Duy thức tông’. Nhưng nếu chúng ta hỏi hoà thượng Trung Quốc rốt cuộc Duy thức tông là gì, ngay cả họ cũng không biết. Điều này nghĩa là Pháp sư Đường Huyền Trang chỉ đem tư tưởng của Ấn Độ thời đó dịch thành Trung văn, kế đến giới thiệu cho người mọi người, do đó Duy thức tông có ảnh hưởng vô cùng nhỏ đối với văn hoá dân tộc Trung Quốc.

Còn trong Phật giáo, Pháp môn có ảnh hưởng lớn nhất đối với văn hoá dân tộc Trung Quốc chính là Thiền tông. Sở dĩ Thiền Tông có ảnh hưởng đặc biệt lớn là do có rất nhiều thứ của Thiền Tông vô cùng giống với những điều trong Đạo gia. Đạo gia giảng ‘Hữu’ (有) với ‘Vô’ (無), ‘hữu vi’ với ‘vô vi’, còn Thiền Tông dường như cả ngày giảng về ‘Vô’, cho nên cảm thấy giữa Đạo gia và Thiền Tông rất giống nhau.

Trên thực tế, khi Phật giáo tiến nhập vào Trung Quốc, nó phải qua quá trình bản địa hoá, cho nên ảnh hưởng của Thiền Tông mới lớn như vậy đối với văn hoá Trung Quốc. Thiền tông là một hình mẫu để sau này Nho gia tham khảo.

Nho gia là học thuyết ‘nhập thế’, nên không giảng luân hồi, khởi nguyên vũ trụ v.v. Sau này vì để có chỗ đứng với Phật và Đạo hình thành nên thế chân vạc Nho – Thích – Đạo, Nho gia phải giải đáp các vấn đề ‘xuất thế gian’, cho nên Nho gia mượn tư tưởng của Đạo gia mà hình thành Lý học thời Tống – Minh.

Nói tóm lại, bất kỳ một tư tưởng hoặc là tư tưởng ngoại lai nào cũng phải trải qua quá trình bản địa hoá mới có thể được dân tộc tiếp thụ.

Kỳ thực tư tưởng Mác cũng như thế. Lý luận của Mác khi ‘cắm đất’ ở bất cứ quốc gia nào, đều không kết hợp được tốt như ở Trung Quốc.

Chủ nghĩa Mác ở các quốc gia khác rất khó tìm thấy chỗ dựa để bản địa hoá. Các quốc gia thời Liên Xô cũ có tín ngưỡng Chính thống giáo Đông phương rất sâu sắc, cho nên nơi đây rất phản cảm với những thứ bạo lực, đấu tranh… của chủ nghĩa Mác. Nếu không có bản địa hoá, thì nó không cách nào trở thành văn hoá của quốc gia đó, chỉ dựa vào bạo lực thì không thể duy trì lâu dài. Đó là lý do vì sao Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu rất nhanh bị giải thể, bởi vì chủ nghĩa Mác xưa nay chưa hề lấy phương thức văn hoá để khống chế chính quyền nơi này.

Nhưng Trung Quốc không như thế, đây là điều vô cùng bất hạnh đối với mảnh đất Thần Châu. Pháp gia của Trung Quốc cùng một giuộc với hình thái ý thức của chủ nghĩa độc tài toàn trị. Những thứ của Chủ nghĩa Mác sau khi kết hợp với Pháp gia lại trở thành một bộ phận văn hoá rất có hệ thống gọi ‘văn hoá ĐCSTQ’. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác đã cắm rễ ở mảnh đất Trung Hoa. Đây là lý do vì sao ĐCSTQ lại tồn tại lâu đến như vậy ở nơi đây.

Nếu đọc ‘Trung Hoa văn minh sử’ và liễu giải được vì sao ĐCSTQ tồn tại lâu đến như vậy, điều này đưa đến một gợi ý rất quan trọng, đó là: nếu muốn giải quyết được ĐCSTQ, thì phải ra tay từ tầng diện văn hoá, nếu không sẽ không bao giờ giải quyết được tổ chức này.

Khi viết ‘Trung Hoa văn minh sử’, Giáo sư Chương có một tâm nguyện rằng: sau khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ hiểu bộ logic tư duy triết học đằng sau những hành động của ĐCSTQ, từ đó bóc dần những thứ bất hảo đó ra khỏi văn hoá Trung Hoa. Giống như một tế bào ung thư trên cơ thể, khi nhìn kỹ và cắt chuẩn thứ đó thì bệnh mới khỏi. Giáo sư Chương nói rằng cuốn sách của mình khởi một tác dụng như vậy.

Ôn cổ minh kim: Lịch sử cho nhân loại rất nhiều khải thị

Tiếp đến người dẫn chương trình Lý Phù Dao hỏi Giáo sư Chương mục đích, ý nghĩa khi viết cuốn ‘Trung Hoa văn minh sử’ và độc giả là những ai. Giáo sư Chương đã chia sẻ góc nhìn của một người có tín ngưỡng chân chính như sau.

Khi Giáo sư Chương giảng ‘Trung Hoa văn minh sử’ đã đưa rất nhiều gợi ý về thời đại chúng ta đang sống hiện nay. Thời cổ đại, Trung Quốc có ‘chư hầu tranh bá, bách gia tranh minh’ thời Chu – Tần, sau đó trở thành quốc gia trung ương tập quyền lớn mạnh, đoạn trung gian đó kéo dài mấy trăm năm.

Là người nghiên cứu lịch sử, Giáo sư Chương nhìn nhận, điều này rất giống với ‘toàn cầu hoá’ mà thời đại hiện nay chúng ta đang làm. ‘Toàn cầu hoá’ cũng là kiến lập một chính phủ thế giới, rất giống với trung ương tập quyền sau thời Chu – Tần. Thời ấy là ‘bách gia tranh minh’ (trăm nhà đua tiếng), cũng rất giống với các chủng các dạng tư tưởng triết học hiện nay đang tranh luận kiểu ‘bạn nói bạn đúng, tôi nói tôi đúng’.

Do đó khi xem văn minh Trung Hoa, không những nắm giữ một ít tri thức; mà còn có thể được rất nhiều kinh nghiệm và giáo huấn đối với sự phát triển của xã hội trong tương lai.

Ví dụ: Chúng ta có thể thấy rằng hiện nay cũng đang đối mặt với vấn đề toàn cầu hoá, ví như liệu nước Mỹ có thể bảo vệ vững địa vị của mình hay không, có ý nghĩa gì đối với thế giới v.v., thì từ lịch sử văn minh Trung Hoa đã đi qua cũng có thể tìm được gợi ý và bài học giáo huấn.

Giáo sư Chương cảm nhận rằng, không chắc sau khi cuốn sách này viết ra sẽ được người ta nhận thức; nhưng thuận theo thời gian nếu nó lấp lánh ánh sáng trí tuệ, thì sẽ dần được người khác nhận thức. Giáo sư Chương không có ý nói tư tưởng của mình lấp lánh ánh sáng trí tuệ hoặc chân lý, mà chỉ muốn nói rằng tư tưởng của mình có liên quan đến tu luyện.

Nhiều người biết rằng Giáo sư Chương là người có tín ngưỡng chân chính. Trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tư tưởng của Giáo sư Chương được khải thị rất nhiều từ Đại Pháp; ít nhất trong cuốn sách này, từ tu luyện mà đắc được một số khải thị, đồng thời thông qua ngôn ngữ học thuật mà thể hiện tư tưởng đó ra. Những điều như thế này sẽ thể hiện được giá trị khi Trung Quốc muốn thực hiện phục hưng dân tộc hoặc xây dựng lại văn hoá. Cho nên Giáo sư Chương cảm thấy rằng, khi được cộng đồng nhỏ hoặc phần tử tri thức nhận thức đã là một điều rất tốt.

Cuốn sách này dùng ngôn ngữ học thuật, hoàn thiện và có hệ thống để giảng ra cốt lõi của văn minh Trung Hoa, Giáo sư Chương cảm thấy điều này sẽ là gợi ý tốt cho những người có tín ngưỡng hoặc muốn tìm hiểu lịch sử văn hoá. Người khác có thể từ góc độ này mà suy nghĩ về văn hoá Trung Quốc, sau đó khi nói về văn minh Trung Hoa, họ có thể đưa ra những ví dụ phong phú hoặc những tư duy sâu sắc.

Giáo sư Chương cũng chia sẻ từ tận đáy lòng rằng, nếu cuốn sách này không xuất bản được, thì (khi ĐCSTQ sụp đổ) sẽ thiếu một lực lượng để xây dựng lại văn hoá dân tộc, bởi vì rất nhiều điều tinh hoa sẽ dần trầm lắng sau một đoạn thời gian.

Những điều của Khổng Tử không được người thời đại của ông nhận thức, mãi đến thời của Đổng Trọng Thư (khoảng 500 năm sau) mới được nhận thức đầy đủ giá trị; những hệ thống hoá ‘Thần học’ của Cơ Đốc giáo, cũng phải đến thời Thánh Augustinô hoàn thành, tức phải trải qua 300-400 sau thời Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá. Có những thứ chỉ cần có thể lưu lại, thì trong một thời gian nào đó trong tương lai sẽ phát huy tác dụng.

Bản thân Giáo sư Chương và chúng ta đều cảm nhận được rằng, chúng ta đang ở vào thời kỳ có biến động lịch sử vô cùng lớn. Trong tập 7, Giáo sư Chương có viết rằng hiện nay là một thời đại rất đặc thù. Thời đại này, mọi người đều rơi vào hoàn cảnh: những tín ngưỡng truyền thống đều đã không còn ‘linh’ (linh nghiệm) nữa.

Nhìn vào lịch sử sẽ thấy rằng, mỗi lần xã hội đi đến thời ‘loạn thế’, giống như thời Xuân Thu Khổng Tử gọi là ‘Lễ băng Nhạc hoại’, lúc ấy con người đã không được nữa cho nên xuất hiện Lão Tử và Khổng Tử, để giúp người Trung Quốc quy phạm lại đạo đức một lần mới. Khi Bà La Môn nguyên thuỷ không còn được nữa thì Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế. Khi Do Thái giáo nguyên gốc đi về hướng phân chia và biến loạn, thì Chúa Giê-su xuất hiện.

Là người nghiên cứu lịch sử và có tín ngưỡng chân chính, Giáo sư Chương tin rằng, khi tín ngưỡng truyền thống không còn được nữa, có khả năng sẽ xuất hiện Giác Giả hạ thế để xoay chuyển càn khôn, nâng cao đạo đức con người. Nhân loại hôm nay cũng đối mặt với sự việc như vậy, lúc này Pháp Luân Đại Pháp xuất hiện.

Giáo sư Chương tin rằng Giác Giả đã đến để xây dựng lại văn minh con người. Trong quá trình đó mà xuất bản được cuốn sách ‘Trung Hoa văn minh sử’, Giáo sư Chương cảm nhận đây là một trong những ý nghĩa của cuộc đời mình.

Thù hận lịch sử chính là thù hận quốc gia và con người

Người dẫn chương trình Lý Phù Dao đưa ra một hiện tượng phổ biến rằng: tiết tấu của xã hội hiện nay rất nhanh, có thể cảm thấy đọc lịch sử không có ích gì đối với cuộc sống và công việc, cộng thêm việc người Trung Quốc chịu ảnh hưởng của giáo dục của ĐCSTQ, họ mang thái độ phê phán khi nhìn nhận lịch sử. Cô Lý hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào.

Giáo sư Chương chia sẻ, văn hoá một dân tộc có thể truyền thừa tiếp tục hay không là có mối quan hệ với việc người của dân tộc đó liễu giải lịch sử của dân tộc mình. Trong cuốn ‘Quốc sử đại cương’, tiên sinh Tiền Mục đã biểu đạt quan điểm rằng: Quốc dân của một nước, đối với lịch sử quốc gia phải ôm giữ một tình cảm ấm áp và tôn trọng.

Nếu một người ngay cả lịch sử quốc gia mình mà còn cảm thấy hư vô (không rõ ràng), sau đó còn thống hận; thì người đó không thể yêu nước, yêu dân tộc một cách chân chính; cũng không thể yêu những người xung quanh, bởi vì quần chúng ấy đều là một nhóm người được văn hoá này đắp tạo nên. Giáo sư Chương nhìn nhận, nếu thống hận dân tộc, thì chính là thống hận con người.

Lấy ví dụ về nước Mỹ, hiện nay nơi đây có rất nhiều hiện tượng hỗn loạn. Hiện tại có rất nhiều hoạt động bạo lực diễn ra trên đường phố, những cái gọi là: ‘mạng người da đen trân quý’ – Black Lives Matter, Antifa; những người này họ làm một việc rất quan trọng, đó chính là phủ định hoặc xóa bỏ lịch sử nước Mỹ, họ gọi đó là ‘văn hóa hủy bỏ’ – cancel culture.

Nước Mỹ phát sinh những sự việc như hiện nay đã cho chúng ta thấy rõ một vấn đề: vì sao những người trẻ, học sinh phổ thông hoặc là sinh viên đại học… một tỷ lệ lớn người như vậy ủng hộ cancel culture? Chính là vì họ không có nhận thức cơ bản nhất đối với văn hóa nước Mỹ, lịch sử nước Mỹ, họ không có tình yêu nước căn bản.

Còn nói về tình huống ở Đại lục, chúng ta thấy nhiều người Trung Quốc hiện nay, khi họ thống hận văn hoá Trung Quốc, họ gọi Trung Quốc là ‘Hoàng Nga’ (黃俄: Yellow Russia: ý tứ coi Trung Quốc là một phần của Nga chứ không phải coi như quốc gia độc lập), hoặc gọi Trung Quốc là ‘Chi Na’ (支那: cách nói xúc phạm đất nước Trung Quốc). Kỳ thực những người này cũng vô cùng thống hận người Trung Quốc.

Nếu một người không thể có tình cảm ấm áp và sự kính trọng cơ bản đối với lịch sử văn hoá dân tộc như Tiền Mục tiên sinh giảng, thì không thể coi người ấy là quốc dân tốt. Giáo sư Chương cho rằng, chỉ cần là người Trung Quốc thì nên hiểu một chút về lịch sử. Đây không phải vì điều gì cả, nó không xuất phát từ mục đích mang tính chủ nghĩa thực dụng nào cả, mà chỉ cần bạn là một quốc dân thì nên làm như vậy.

Dưới sự giáo dục lâu dài của ĐCSTQ, một số người đã tiến hành cắt xén lịch sử Trung Quốc, chọn ra những thứ phù hợp với hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác để giảng về lịch sử. Đây chính là hành động ‘đoạn chương thủ nghĩa’. Điều này tạo thành nhận thức sai lệch về lịch sử cho người Trung Quốc, coi lịch sử là một thời kỳ đen tối. Nhưng nếu thật sự liễu giải được lịch sử Trung Quốc, chúng ta sẽ phát hiện lịch sử nơi đây thật huy hoàng.

Một quốc gia một dân tộc có kéo dài 5000 năm, nếu không có tín ngưỡng mạnh mẽ để ước thúc đạo đức như ba cột trụ chống đỡ văn hoá Trung Quốc là Nho – Thích – Đạo, thì nền văn minh không có cách nào tồn tại.

Quay lại tình huống nước Mỹ, Giáo sư Chương nhìn nhận: nếu nước Mỹ tiếp tục như thế này, thì sẽ sụp đổ, ít nhất văn minh Cơ Đốc giáo sẽ không còn. Nếu văn minh Cơ Đốc giáo không còn, thì 5000 năm sau sẽ không có nước Mỹ.

Giáo sư Chương cảm khái rằng, văn minh kéo dài 5000 năm đến tay của chúng ta, chúng ta không thể để nó đứt đoạn mất. Nếu không thể bồi đắp lại văn hoá, hồi quy truyền thống, kỳ thực chúng ta phải xin lỗi tổ tiên, xin lỗi các vị Thần; bởi vì họ lưu lại văn hoá cho chúng ta nhưng lại bị chúng ta đánh mất.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới