Saturday, November 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNạn thất nghiệp ở TQ đã nguy hiểm

Nạn thất nghiệp ở TQ đã nguy hiểm

Vì sao thất nghiệp ở người trẻ lại là ‘quả bom’, là ‘thiên nga đen’ trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới? Có 3 lý do giải thích. Thứ nhất, người Nga thất nghiệp thì tìm tới rượu vodka, người Trung Quốc thất nghiệp thì đi biểu tình. Thứ hai, chế độ có một đống bí mật đẫm máu phải cất giấu, họ không thể để đám thanh niên đang bất mãn vượt qua tường lửa để lục lọi ra. Cuối cùng, một tỷ người không có quyền tiêu dùng, thất nghiệp sẽ khiến nhóm này phình to thêm, làm thất bại tăng trưởng. Mà tăng trưởng là cái cớ duy nhất để chế độ này tồn tại…

Ác mộng đối với ĐCSTQ không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỷ lệ thất nghiệp tràn lan. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ đại loạn thực sự.

Thất nghiệp ở thanh niên liên tiếp đạt kỷ lục mới

Kinh tế Trung Quốc đang rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Thanh niên ngày càng khó tìm việc làm.

Vào ngày 15/6, trang web của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố số liệu kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở khu vực thành thị trong tháng 5 là 5,9%. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân cả nước là 5,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là nghiêm trọng nhất, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm 16-24 tuổi đạt 18,4%, vượt qua mức 18,2% của tháng 4 và cao nhất kể từ khi chính quyền công bố số liệu thống kê về vấn đề này.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc vào tháng 6/2022 cao gấp 3 mức tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố, gấp hai lần tỷ lệ tương tự ở Mỹ.

Số liệu thống kê về phân khúc thanh niên 16-24 tuổi là do ngoài những người tốt nghiệp đại học, có rất nhiều người đã có việc làm sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Ví dụ, năm 2000, có 17,71 triệu sinh viên và 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay, loại trừ tử vong và các yếu tố khác, hàng triệu người vẫn cần việc làm. Ngoài ra, quan chức này cho biết nhóm việc làm linh hoạt không được đưa vào thống kê thất nghiệp.

Làn sóng sa thải dữ dội

Hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc phải thu hẹp sản xuất, thu hẹp quy mô kinh doanh. Công ty Meituan đã đưa ra đợt sa thải thứ hai kể từ ngày 22/4. Cùng với đợt sa thải đầu tiên bắt đầu vào ngày 8/4, Meituan ước tính rằng họ có thể đã sa thải từ 15% đến 20% lực lượng lao động tổng thể của công ty.

Không chỉ Meituan mà một số công ty Internet Trung Quốc cũng đã thông báo về việc sa thải nhân viên nhằm đạt được tác dụng “giảm chi phí và tăng hiệu quả”.

Ngày 21/4, trang mạng xã hội Trung Quốc Xiaohongshu, nền tảng có hơn 200 triệu người theo dõi, thông báo rằng họ đã sa thải 20% nhân viên, bao gồm tất cả các phòng ban ở Bắc Kinh, Thượng Hải. Nhiều nhân viên đã tung tin trên mạng rằng họ bất ngờ nhận được thông báo sa thải vào ngày hôm đó và vội vã bước qua ngày làm việc cuối cùng của họ.

Một số nhân viên bị sa thải nói rằng công ty không cho nhân viên bất kỳ cơ hội thương lượng nào. Công ty đơn phương thông báo rằng điều khoản bồi thường thôi việc là N + 1, tức là mỗi năm làm việc được bồi thường bằng tiền của một tháng lương. Nhưng dù vậy, khoản bồi thường này cũng không được chi trả cho nhân viên bị sa thải vì những khó khăn về tài chính. Công ty hứa hẹn sẽ thanh toán khoản bồi thường thất nghiệp vào cuối năm 2022.

Douyu và Huya, các nền tảng phát sóng trực tiếp do gã khổng lồ Internet Tencent đầu tư, đã liên tiếp sa thải nhân viên quy mô lớn. Trong số đó, tỷ lệ sa thải trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế của Huya rất ao, lên tới là 70% lực lượng lao động. Bộ phận kinh doanh trong nước cũng sa thải tới 20% số lượng lao động. Tỷ lệ sa thải Douyu là 30% số lao động. Douyu cũng cắt bỏ hai ngành kinh doanh chính là kinh doanh trò chơi và phát sóng trực tiếp các bản tin về kinh tế.

Các phương tiện truyền thông chính thống ở Trung Quốc đại lục hiếm khi đưa tin về việc sa thải nhân viên. Các doanh nghiệp, công ty ở Trung Quốc cũng không đề cập đến việc sa thải nhân viên. Thay vào đó, họ thường dùng các mỹ từ như “tối ưu hóa hàng tồn kho”, “giảm cân để làm đẹp”… Những đợt sa thải hàng loạt trước đây của Tập đoàn Alibaba còn được gọi là “vận chuyển nhân tài cho xã hội”, trong khi JD.com là hãng đầu tiên sử dụng từ “tốt nghiệp” để mô tả những nhân viên bị sa thải. Các công ty khác lập tức bắt chước cách dùng từ này của JD.com.

Thủ tướng Lý Khắc Cường ra chỉ lệnh ‘kiểm soát thất nghiệp’

Vào tối ngày 28/6 theo giờ Hồng Kông, truyền thông nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm Bộ Nội vụ và Bộ Nhân lực và An sinh xã hội vào ngày 27/6. Tại đây, ông chủ trì một hội nghị chuyên đề.

Ông Lý Khắc Cường đã phát biểu trong hội nghị: “Chúng tôi [chính quyền Bắc Kinh] sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế trở lại bình thường càng sớm càng tốt, thúc đẩy việc làm thông qua phát triển, đảm bảo sinh kế của người dân thông qua việc làm, giảm và kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp sớm nhất có thể”.

Ông Lý Khắc Cường liên tiếp đề cập tới cụm từ ‘ổn định’ trong thời gian gần đây, khẳng định rằng “với việc làm ổn định, sinh kế của người dân có thể được đảm bảo, và chỉ có tăng trưởng ổn định mới có thể được hỗ trợ”.

Nhưng ông Lý Khắc Cường không cho biết việc nhắm tới mục tiêu “ổn định” như vậy có khiến Bắc Kinh từ bỏ ‘zero Covid’, từ bỏ cuộc đàn áp đang nhắm vào khu vực kinh tế tư nhân hay không. Dù sao thì, sự lo ngại, sốt sắng của Bắc Kinh trước tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên là vô cùng rõ ràng. Họ có nhiều lý do để lo lắng vì đây thực sự là ‘thiên nga đen’ của nền kinh tế nhiều bất ổn này.

Các lý do khiến Bắc Kinh hoảng sợ ‘quả bom’ thất nghiệp

Vì sao thất nghiệp ở người trẻ lại là ‘quả bom’, là ‘thiên nga đen’ trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới? Có 3 lý do giải thích.

Thứ nhất, có một nhận định khá hài hước rằng: nếu người Nga thất nghiệp thì họ chỉ đơn giản là tìm tới rượu vodka, người Trung Quốc thất nghiệp thì họ sẽ đi biểu tình. Vì sao lại nói vậy? Sau bị mất sạch tài sản tư hữu sau 1949, thứ duy nhất người Trung Quốc có đó là hai bàn tay lao động. Điều gì xảy ra với bố mẹ hai bên, con cái họ nếu họ phải ngừng lao động? Trong một chế độ hà khắc nhất hành tinh, nơi người Trung Quốc không được tự do tư tưởng, tự do sáng tạo và tự do lựa chọn cách sống, làm việc, tiết kiệm tiền trong ngân hàng trở thành mục đích tối thượng của hầu hết người Trung Quốc.

Đúng là Trung Quốc ngày một giầu có, nhưng toàn bộ đặc quyền tiếp cận tài nguyên và cơ hội đó phần đa rơi vào giới tinh hoa của ĐCSTQ. Theo báo cáo của các kênh truyền thông nước ngoài, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc hiện đang tăng lên, nhưng trong xã hội Trung Quốc, những người có thu nhập cao thực sự là giới quyền quý trong đảng và các doanh nghiệp nhà nước mà họ lũng đoạn. Ở hải ngoại cũng có thông tin tiết lộ rằng, 500 gia đình quyền lực hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chiếm 40% tài sản của nước này.

Đây là lý do Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm trong dân lớn nhất thế giới. Người dân Trung Quốc, từ tay trắng, từ các kinh nghiệm hãi hùng về nạn đói, về đàn áp trong Đại Nhảy Vọt, Cách mạng Văn hóa, đàn áp đức tin…, họ không ngừng lao động, tích lũy và tiết kiệm để giảm thiểu rủi ro tương tự trong tương lai. Ngoài ra, chính sách một con trong khi phúc lợi xã hội yếu kém khiến gánh nặng lên người lao động Trung Quốc lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác; một người phải gánh trên vai kỳ vọng của bố, mẹ, ông bà nội ngoại.

Bởi vậy, nếu họ không còn việc làm, với nỗi sợ hãi và bất bình trong tâm, gánh nặng của thế hệ sẽ đề nặng lên tâm lý và thúc đẩy sự đấu tranh của họ. Không có việc làm, thứ duy nhất mà người Trung Quốc phải làm đó là biểu tình bất kể chế độ Bắc Kinh luôn đàn áp mạnh tay với các cuộc biểu tình. Dù sao, bị đàn áp vì biểu tình còn chưa nguy hiểm bằng mất việc làm.

Thứ hai, chế độ có một đống bí mật đẫm máu phải cất giấu, họ không thể để đám thanh niên đang bất mãn vượt qua tường lửa để lục lọi ra.

Quá nhiều người Trung Quốc trong giới tinh hoa của ĐCSTQ trở nên giàu có, quá nhiều người bỏ ra nước ngoài định cư, quá nhiều người chạy trốn khỏi Bắc Kinh.

Quá nhiều người phát hiện ra thế giới muốn giải phóng người Trung Quốc chứ không phải là Trung Quốc có thể giải phóng thế giới này. Quá nhiều người vượt tường lửa và biết rằng quân đội Trung Quốc kiếm tiền từ mổ cướp tạng đồng bào của họ. Quá nhiều người Trung quốc không còn tin rằng virus Vũ Hán đến từ dơi hay do Mỹ, Nga, Châu Âu ném vào phòng thí nghiệm Vũ Hán….

Công nghệ 4.0 khiến Trung Quốc không thể che giấu sự thật về lịch sử đẫm máu, không thể che giấu tội ác diệt chủng lạnh đang diễn ra ngay trong lòng đại lục. Đây mới chính là con dao phản chủ hướng thẳng vào trái tim của ĐCSTQ.

Lúc này, để tiếp tục ký sinh, việc kiềm chế tốc độ và chuyển hướng con dao phản chủ là yêu cầu cấp bách của ĐCSTQ. Ông Tập không có cách nào khác ngoài việc lựa chọn đóng cửa nền kinh tế Trung Quốc, đàn áp và kiểm soát khu vực kinh tế tư nhân nhằm đóng chặt hơn nữa cánh cửa thông tin sự thật với người Trung Quốc. ĐCSTQ cần người Trung Quốc phải tiếp tục im lặng.

Nhưng một lượng lớn thanh niên không có việc làm đang trở thành lực lượng dễ bất bình, nỗ lực tẩy não có thể tan tành khi nhóm này trở nên bất mãn. Lúc này, nhóm thanh niên có thể nguyện ý, chủ động vượt tường lửa tiếp cận các thông tin mà trước kia họ tin là họ không cần phải biết vì chính phủ mà họ tin tưởng chỉ đạo như vậy. Đây chẳng phải là rủi ro lớn nhất với sự tồn vong của ĐCSTQ hay sao?

Cuối cùng, một tỷ người không có quyền tiêu dùng, thất nghiệp sẽ khiến nhóm này phình to thêm, làm thất bại chiến lược tăng trưởng của ông Tập. Mà tăng trưởng là cái cớ hợp pháp duy nhất để chế độ này đứng vững.

Sức tiêu dùng của người dân cùng với sự thịnh vượng của cả Trung Hoa thực tế đang tuột dốc, nhưng khối tài sản của giới tinh hoa lại ngày một lớn hơn. Vấn đề là, nền kinh tế Trung Quốc trước đây tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, do đó, mọi người không mấy quan tâm tới sức tiêu thụ ngày một yếu đi của người dân Trung Quốc. Và hiển nhiên, chẳng ai thực sự biết rằng “một Trung Quốc hào nhoáng” lại có thể mục ruỗng đến thế…

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo tháng trước rằng 600 triệu trong số 1,4 tỷ cư dân Trung Quốc sống với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT (tương đương 146 USD).

Cao Dewang, một doanh nhân và là chủ tịch của một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất trên thế giới. Ông đã trở nên nổi tiếng quốc tế sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu American Factory và nói rằng từ 900 triệu đến 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”. Đoạn clip đã được lan truyền rộng rãi trên mạng ở Trung Quốc.

Số liệu tiêu dùng (công bố bởi Tổng cục Thống kê Trung Quốc) trong 10 năm qua cho thấy tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc suy giảm đều. Đây là dấu hiệu xấu, chứng minh các nhận định tỷ trọng dân cư trung lưu của Trung Quốc dường như ngày một thu hẹp. Khi của cải của quốc gia chỉ vào tay các gia tộc tinh hoa thì đây là kết quả tất yếu về tiêu dùng.

Rõ ràng, tài sản chảy vào túi của giới tinh hoa ĐCSTQ kèm thêm gần 3 năm chính sách phong toả phòng dịch covid khắc nghiệt đang tước đi quyền được tiêu dùng của hàng tỷ người Trung Quốc. Như một kiểu ‘gậy ông đập lưng ông’, ông Tập không thể nào thực thi được chiến lược tăng trưởng dựa vào tiêu dùng nội địa. Thất nghiệp đang làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới