Wednesday, December 25, 2024
Trang chủQuân sựLiệu TQ dám chặn máy bay của Mỹ

Liệu TQ dám chặn máy bay của Mỹ

Trong xã hội ngày nay, vai trò của vũ khí và quân đội mang một ý nghĩa sâu xa hơn là sát hại. Một lực lượng quân sự mạnh thường được sử dụng như một lực lượng răn đe để duy trì hòa bình thế giới và an toàn cho nhân loại. Chiến tranh luôn tiềm ẩn chứ vẫn chưa bao giờ dừng lại.

Trong số các loại sự kiện cạnh tranh quân sự khác nhau trên vùng trời ven biển xung quanh Trung Quốc đại lục, xung đột nghiêm trọng nhất không phải là có bao nhiêu máy bay quân sự Trung Quốc đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan mà là các cuộc đối đầu quân sự giữa ĐCSTQ với Mỹ và các đồng minh trong các hoạt động do thám tình báo, một số cuộc đối đầu này đã đạt đến điểm mấu chốt của một cuộc chiến tranh nóng, và thậm chí gây ra thương vong.

Vì vậy, cho dù cuộc chạm trán giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc và máy bay trinh sát của Mỹ và phương Tây là tình cờ hay là một phần của kế hoạch, nó vẫn rất hấp dẫn. Chúng ta hãy thử khám phá những yếu tố đằng sau những sự kiện này.

Chiều ngày 24/6, một máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Hoa Kỳ đã vượt qua không phận của eo biển Đài Loan từ nam ra bắc, ĐCSTQ đã cho máy bay chiến đấu đến xua đuổi. Trong quá trình này, Trung Quốc và Mỹ đã phát truyền thanh cuộc đối đầu kéo dài hơn 21 phút, cho đến khi máy bay của Mỹ hoàn thành chuyến bay vượt biển theo kế hoạch.

Trước đó, ngày 26/5, một máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Úc đang thực hiện nhiệm vụ giám sát định kỳ trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông thì bị máy bay chiến đấu J-16 của Không quân Trung Quốc đánh chặn một cách nguy hiểm. Máy bay chiến đấu J-16 cắt ngang phía trước P-8A và phóng ra một bọc gồm nhiều mảnh vụn kim loại gây nhiễu, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với P-8A.

Vài giờ sau cuộc chạm trán, một máy bay trinh sát thứ hai của Không quân Úc đã quay trở lại khu vực để tiếp tục nhiệm vụ tuần tra. Hành động khiêu khích nguy hiểm của máy bay chiến đấu Trung Quốc không những không làm cho Không quân Úc khiếp sợ, ngược lại, ĐCSTQ không có bất kỳ phản ứng nào trước các hành động liên tục của Không quân Úc.

Cuối tháng 5 năm nay, một máy bay tuần tra CP-140 Aurora của Không quân Hoàng gia Canada đang thực hiện Chiến dịch NEON trên không phận quốc tế ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên. Nó cũng bị máy bay chiến đấu Trung Quốc đánh chặn một cách nguy hiểm và vi phạm các quy định về an toàn hàng không.

Tháng 2 năm nay, một tàu Trung Quốc đã sử dụng tia laser để chiếu xạ lên một máy bay P-8 của Không quân Hoàng gia Úc ở Biển Arafura, Úc đã lên án rằng đây là một hành động gây hấn.

Những sự kiện đã xảy ra cách đây 21 năm thậm chí còn sống động hơn. Ngày 1 tháng 4 năm 2001, trên vùng trời quốc tế gần đảo Hải Nam, một máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát, lực lượng Không quân Trung Quốc đã điều động hai máy bay chiến đấu J-8II theo dõi và đánh chặn. Một trong số đó đã va chạm với máy bay Mỹ và rơi cách đảo Hải Nam 70 hải lý về phía đông nam, hiện chưa rõ tung tích của phi công Vương Vệ sau khi nhảy dù.

Một máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Lăng Thuỷ trên đảo Hải Nam. Sự việc kết thúc với việc Hoa Kỳ bày tỏ sự đáng tiếc, và ĐCSTQ đã thả toàn bộ phi hành đoàn quân đội Hoa Kỳ và trả máy bay.

Hành vi quấy rối của Trung Quốc đối với máy bay và tàu thuyền nước ngoài ở Thái Bình Dương đã trở nên phổ biến và gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Hàng loạt hành động này là một tín hiệu cho thấy các hành động của Không quân Trung Quốc không phải là một sự cố cô lập đáng tiếc, mà là một kế hoạch đã được tính toán từ lâu.

Hãy bắt đầu với vụ tai nạn máy bay ở Hải Nam năm 2001. Trong số những thông tin mà chúng tôi thấy được hai bên công bố về vụ việc này, thông tin từ phía Hoa Kỳ là đầy đủ và logic hơn cả.

Theo phía Hoa Kỳ, Hoa Kỳ thực hiện khoảng 200 nhiệm vụ do thám trong khu vực mỗi năm. Đây không phải là lần đầu tiên phi công Trung Quốc bám theo máy bay do thám của Mỹ, trên thực tế, họ là những người quen cũ của máy bay trinh sát Hoa Kỳ, bao gồm cả Vương Vệ. Họ thường chỉ tiếp cận máy bay của Hoa Kỳ, báo cáo những gì họ nhìn thấy cho nhân viên mặt đất và sau đó quay trở lại căn cứ. Nhưng vài lần trước khi vụ việc xảy ra, các phi công của ĐCSTQ đã trở nên hung hãn hơn, đặc biệt là sự hung hãn của Vương Vệ. Ngày 1 tháng 4, Vương Vệ đã tiếp cận EP-3E nhiều lần, tiến gần tới 5 feet trong quá trình này. Lần cuối cùng máy bay của anh ta di chuyển quá gần, và bị cánh quạt của EP-3E hút vào và chiếc J-8II bị cắt làm đôi. Các mảnh vỡ đã làm vỡ radome, hai cánh quạt và một động cơ của EP-3E. Chiếc J-8II của Vương Vệ bị rơi xuống biển.

Sau khi phi công của EP-3 quyết định hạ cánh xuống sân bay Lăng Thuỷ ở Hải Nam, phi hành đoàn đã bắt đầu tiến hành thủ tục tiêu hủy khẩn cấp, nhưng chúng không được thực hiện kỹ lưỡng do thiếu sự chuẩn bị. 16 khóa mật mã, một số sách mã và máy tính xách tay, một máy tính lớn được sử dụng để xử lý tín hiệu tình báo vẫn còn trên máy bay. Một số thiết bị thu thập thông tin tình báo, bao gồm các bộ phận quan trọng như bộ điều chỉnh, bộ xử lý tín hiệu và thiết bị dữ liệu thoại được mã hóa, đã không bị phá hủy kịp thời.

Nhìn lại, mối quan tâm của quân đội Hoa Kỳ về tài liệu mật mã bị lộ không phải là việc ĐCSTQ có thể sử dụng các khóa này để giải mã thông tin tình báo trong ngày, mà là nó cung cấp thông tin chi tiết về các phương pháp mật mã của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sử dụng phương pháp ngẫu nhiên tiên tiến và các thiết kế không chắc chắn an toàn trong vật liệu khóa và các thiết bị mật mã của mình. Điều này mang lại cho ĐCSTQ cơ hội kết hợp các thiết kế tương tự vào hệ thống của riêng mình.

Trên thực tế, công nghệ trinh sát điện tử của ĐCSTQ đã có một bước tiến nhảy vọt sau sự cố đó, đặc biệt là sự phát triển của máy bay cảnh báo sớm trên không. Máy bay cảnh báo sớm cần bố trí nhiều cảm biến, thiết bị điện tử và dây cáp mạnh mẽ trên một máy bay, vấn đề tương thích điện từ luôn là một khó khăn mà các kỹ thuật viên ĐCSTQ không thể vượt qua. “Chúng tôi đang đi theo hướng ngược lại”, nhóm chuyên gia Trung Quốc cho biết sau khi nghiên cứu máy bay do thám của Mỹ. Sau sự cố này, việc phát triển máy bay trinh sát điện tử và máy bay cảnh báo sớm trên không của ĐCSTQ đã rút ngắn ít nhất 20 đến 30 năm.

Trước khi vụ tai nạn xảy ra, việc các phi công ĐCSTQ theo dõi để thể hiện sự hung hăng mạnh mẽ không phải là ý thích của các phi công. Bởi vì quân đội ĐCSTQ có tính kỷ luật cao trong các hành động của mình, nên khó có khả năng họ tự đưa ra quyết định mà không có chỉ thị của cấp trên. Đây giống như một hoạt động có kế hoạch, ngay cả khi không ai biết trước kết quả như thế nào. Đánh giá về thực tế là họ đã trả máy bay và thả tất cả 24 thành viên phi hành đoàn Hoa Kỳ theo yêu cầu của Hoa Kỳ, vì họ dường như đã đạt được mục tiêu của mình.

Hãy cùng nhìn lại sự cố ngày 26 tháng 5 năm nay khi chiếc máy bay tuần tra của Úc bị quấy nhiễu bởi chiếc J-16. Sau khi vụ việc xảy ra, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles nói: “Rõ ràng là (các hành động của Không quân Trung Quốc) là rất nguy hiểm”. Úc tái khẳng định “quyền tự do hàng hải và hàng không trong các vùng biển và vùng trời quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Đàm Khắc Phi – phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc mô tả vụ việc theo cách khác. Ông tuyên bố rằng các hành động của chiến khu phía nam của ĐCSTQ là để xác định và xác minh máy bay quân sự của Úc và cảnh báo họ rời đi. Không có lời giải thích nào về việc gây nguy hiểm cho sự an toàn của máy bay quân sự Úc.

Khó có thể quy việc cố tình sử dụng vũ khí để gây nguy hiểm cho sự an toàn của máy bay phía sau do hành động cá nhân của một phi công, không ai có cách nghĩ như vậy dưới chế độ quản lý quân đội hà khắc của ĐCSTQ. Có thể là phi công đã có sự cho phép nào đó và đã chuẩn bị sẵn sàng. Các quy trình hoạt động tiêu chuẩn và quy tắc tham gia thậm chí đã được xây dựng cụ thể như một phần của chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực của ĐCSTQ.

Chúng ta cũng có thể cho rằng đây là một nỗ lực của ĐCSTQ nhằm tái tạo vụ tai nạn máy bay ở đảo Hải Nam năm 2001. Nếu đó là một hoạt động quân sự có chủ ý, như vậy các hoạt động vùng xám ở các khu vực ven biển của Trung Quốc có thể trở thành các hoạt động quân sự chống lại ĐCSTQ của Hoa Kỳ và các đồng minh.

Việc phóng cái bọc gây nhiễu đã tạo ra sự tiếp xúc với máy bay, điều này không thể được hiểu là một loạt các sự trùng hợp. ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng một số trạng thái có tính rủi ro nhất định nhưng không thực sự kích hoạt một cuộc đọ súng, để đạt được mục đích khiến đối thủ phải rút lui bất chấp khó khăn. Loại sự kiện được lên kế hoạch có chủ ý như vậy trông rất giống với hoạt động thông thường của ĐCSTQ, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu ĐCSTQ có thể xử lý những hậu quả do nó gây ra hay không.

Trên thực tế, ĐCSTQ đã hỗn loạn ở cấp độ chính trị. Với sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ, quân đội không thể có không gian để hoạt động, điều đó có nghĩa là các cấp cao nhất của ĐCSTQ đều nhận thức rõ về phương thức hành động lạc lõng này. Nhưng hành động khiêu khích nguy hiểm nhằm vào Úc diễn ra vào thời điểm Trung Quốc đang cố gắng cải thiện quan hệ song phương với Úc.

Việc ĐCSTQ sử dụng một cách nghịch lý các hành động khiêu khích quân sự và các cử chỉ ngoại giao sai lầm đã cho phép phương Tây nhìn thấu được hiệu quả hoạt động của ĐCSTQ và khiến những lời dối trá mà nước này cố gắng ngụy tạo trở nên vô giá trị. Các nước phương Tây hiểu rằng họ có trách nhiệm tăng cường phản ứng đối với Trung Quốc, ít nhất là như Úc và Canada.

ĐCSTQ hy vọng có thể ngăn chặn hoặc gây sốc tạm thời cho đối thủ của mình thông qua một vụ tai nạn được lên kế hoạch cẩn thận khiến sự việc đứng trước bờ vực chiến tranh.Thật bất ngờ vài giờ sau khi sự cố xảy ra, chiếc máy bay tuần tra thứ hai của Úc quay trở lại khu vực hoạt động để tiếp tục nhiệm vụ, cho thấy rằng Úc đã không thực hiện theo kịch bản của ĐCSTQ.

Trên thực tế, các trò chơi được lên kế hoạch rất nguy hiểm và nó có thể dẫn đến các sự kiện thực sự không kịch tính. Phi hành đoàn P-8A của Úc có thể đáp trả các tình huống chiến đấu khi máy bay chiến đấu Trung Quốc kích hoạt hệ thống vũ khí, thậm chí cả hệ thống phòng thủ. Ngoài khả năng trinh sát tình báo, P-8A còn có khả năng tác chiến chống ngầm và tác chiến phòng không nhất định. Giá treo vũ khí của nó có thể mang tên lửa không đối không AIM-9X và AIM-120. Khi phi hành đoàn tin rằng các mảnh vụn kim loại bị hút vào động cơ và có thể khiến chiếc P-8A bị rơi và thương vong, thì khả năng chiến đấu cơ Trung Quốc thoát ra ngoài an toàn là rất thấp. Cho dù những hoạt động này của quân đội Trung Quốc là vô tình hay cố ý, thì căng thẳng sẽ gia tăng tương ứng. Việc máy bay tuần tra của Mỹ bay qua eo biển Đài Loan gần với lục địa Trung Quốc đã tự nói lên điều đó.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới