Nga gần đây đã rút khỏi Đảo Rắn, một địa điểm chiến lược quan trọng ở Biển Đen. Các quan chức Ukraina hôm 4/7 tiết lộ rằng họ đã gửi cờ Ukraina tới Đảo Rắn, tượng trưng cho việc chính thức phục hồi đất bị mất.
Theo phân tích của chuyên gia, sự cố này có nghĩa là Nga đã thất bại trong việc thiết lập “khu vực cấm tiếp cận/cấm xâm nhập” (A2 / AD) ở Biển Đen. Sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea vào năm 2014, các quốc gia xung quanh Biển Đen đều lo lắng rằng Nga sẽ có năng lực A2/AD. Chiến dịch quân sự lần này của Nga cũng đã chiếm được Đảo Rắn cách bờ biển phía tây nam của Ukraine 35 km vào ngày đầu tiên. Từ căn cứ lập trên Đảo Rắn, quân Nga đã tiến hành một cuộc đổ bộ vào vùng Odessa miền Nam, chỉ cách đó 140 km và có cảng lớn nhất ở Biển Đen.
Tuy nhiên, quân đội Ukraine sau đó tiếp tục tấn công Đảo Rắn, sau khi đánh chìm tàu tuần dương hạm “Moskva” thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, quân đội Nga quyết định rằng việc bảo vệ Đảo Rắn là không thể bền vững và cuối cùng đã ra lệnh rút lui.
Tayfun Ozberk, một cựu quan chức hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, tin rằng trong những ngày đầu của cuộc chiến, quân đội Nga đã có cơ hội, nhưng khi quân đội Ukraine có được các hệ thống phòng thủ bờ biển ở các phạm vi khác nhau và triển khai nhiều lớp bảo vệ, “80% Hải quân Nga sẽ bị đánh chìm trước khi lên bờ”. Sau khi quân đội Nga mất Đảo Rắn, cơ hội tiến hành một cuộc đổ bộ lên Odessa là rất mong manh.
Các chuyên gia như Can Kasapoglu, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế và Đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (EDAM), đã chỉ ra rằng Nga đã phạm phải 3 sai lầm ở Biển Đen: Thứ nhất, tên lửa tấn công tàu chiến Neptune của quân đội Ukraine chưa được đưa vào sử dụng; thứ hai, khả năng tác chiến của UAV của hải quân Ukraine bị đánh giá thấp; thứ ba, việc chuyển giao nhanh chóng các loại vũ khí do phương Tây hỗ trợ là điều không mong đợi.
Nói một cách đơn giản, việc quân đội Nga rút khỏi Đảo Rắn đồng nghĩa với việc nước này đã thất bại trong việc thiết lập A2/AD ở Biển Đen.
Ichiro Shinkai, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quản lý Dữ liệu NTT của Nhật Bản, chỉ ra thêm rằng ĐCSTQ đã nghiên cứu cuộc chiến Nga-Ukraine lần này từ nhiều góc độ khác nhau, và quân đội Nga lúc đầu đã có tiến bộ chậm. Đồng thời việc không ngăn được thế giới bên ngoài tiếp tục viện trợ cho Ukraine là tâm điểm quan sát của Trung Quốc.
Ông cũng đề cập rằng quân đội Hoa Kỳ rất chú ý đến tham vọng của ĐCSTQ trong việc thiết lập năng lực A2 / AD và đã triển khai các khí tài quân sự theo cách phi tập trung, tăng số lượng máy bay không người lái, sử dụng hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) và cải thiện khả năng ẩn nấp. Tuy nhiên quân đội Hoa Kỳ nhận thức được mối đe dọa A2/AD trong mọi việc Trung Quốc làm.
Sự thất bại trong chiến dịch thiết lập A2/AD của Nga ở Biển Đen là một bài học thực tế cho Trung Quốc nếu muốn áp dụng điều này ở Đài Loan và Biển Đông