Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSri Lanka vỡ nợ, TQ có phải chịu một phần trách nhiệm

Sri Lanka vỡ nợ, TQ có phải chịu một phần trách nhiệm

Trong chiến lược vành đai, con đường Trung Quốc ưu tiên cho việc thiết lập con đường trên biển. Trên danh nghĩa hỗ trợ đầu tư kinh tế, nhưng mục tiêu chính là can thiệp an ninh ở các đại dương. Chính vì thế Trung Quốc ưu tiên cấp các khoản vay khổng lồ với điều kiện mập mờ cho các quốc gia ven biển nằm trong vị trí chiến lược và cần vốn phát triển cơ sở hạ tầng. Nếu các nước không thể trả được khoản vay, Bắc Kinh sẽ đưa ra đề nghị giãn nợ hoặc đổi lấy quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng, như cảng biển, từ đó hướng đến lập căn cứ hải quân và mở rộng hiện diện quân sự.

Người dân Sri Lanka xếp hàng mua lương thực.

Sau khi gây hấn ở Biển Đông, bồi đắp các đảo thành căn cứ quân sự, Trung Quốc nhắm tới khu vực Ấn Độ Dương. Ấn Độ Dương trước đây do Ấn Độ có ảnh hưởng lớn nhất và chi phối. Trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ liên tục xảy ra xung đột trên đất liền nên Trung Quốc tìm cách khống chế, bao vây Ấn Độ ở trên biển, đồng thời khống chế con đường hàng hải rất quan trọng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Sri Lanka là quốc gia có vị trí quan trọng ở Ấn Độ Dương, nằm trên con đường hàng hải Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được Trung Quốc nhắm đến đầu tiên. Lợi dụng việc kinh tế Sri Lanka còn rất khó khăn, Trung Quốc dễ dàng thuyết phục để họ đồng ý cho Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng mà trước hết là các cảng biển. Trung Quốc đã đầu tư bằng cách cho chính phủ Sri Lanka vay 1 tỷ USD để xây dựng cảng chiến lược Hambantota và nhiều khoản vay đầu tư hạ tầng khác. Đến năm 2017 vì không thể trả nợ gốc và lãi, chính phủ Sri Lanka đã buộc phải ký hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong 99 năm để trả nợ.

Trong khi đó quan hệ kinh tế của Sri Lanka trước đây chủ yếu với Ấn Độ và được Ấn Độ tạo nhiều điều kiện ưu đãi. Khi Trung Quốc thuê cảng Hambantota đã trực tiếp uy hiếp an ninh của Ấn Độ Dương nói chung và Ấn Độ nói riêng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến Mỹ, Nhật và các nước về an ninh trên con đường hàng hải này. Trước thực tế đó Ấn Độ và Nhật Bản đã sẵn sàng giúp Sri Lanka không để các cảng chiến lược của nước này rơi vào tay Trung Quốc vì không thể trả khoản vay của Bắc Kinh. Tháng 5-2019 Ấn Độ – Nhật Bản quyết định giúp Sri Lanka đầu tư xây dựng cảng Container nước sâu (ECT) ở thủ đô Colombo.

Gần đây không chỉ Ấn Độ, Nhật Bản mà cả “bộ tứ kim cương” (gần Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Úc) đang ngày càng thắt chặt quan hệ và tăng cường hợp tác trên biển để hợp lực đối phó Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Việc Sri Lanka vỡ nợ vừa qua, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có phần do nước này mắc vài bẫy nợ của Bắc Kinh.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới